FED: Chính phủ cứu trợ quá tốt khiến người lao động không chịu quay lại làm việc sau dịch Covid-19

29/05/2020 16:10
Nghiên cứu của Viện kinh tế Becker Friedman Institute cho thấy nhiều lao động còn đòi nghỉ việc vì họ nhận thấy ngồi nhà nhận trợ cấp có lợi hơn so với đi làm vất vả nhưng thu nhập lại chẳng bằng.

Báo cáo mới đây của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) cho thấy tỷ lệ thất nghiệp cao tại Mỹ thời gian qua không chỉ vì doanh nghiệp sa thải bớt lao động do ít việc làm mà còn do nhiều người không chịu quay lại làm việc sau dịch Covid-19.

Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ trong tháng 4/2020 đã lên mức cao kỷ lục 14,7% kể từ Thế chiến II trở lại đây, tương đương với 20,5 triệu người Mỹ mất việc làm. Điều trớ trêu là một bộ phận rất lớn người thất nghiệp là do chính phủ trợ cấp quá tốt khiến họ chẳng muốn quay lại làm việc sau dịch Covid-19.

FED: Chính phủ cứu trợ quá tốt khiến người lao động không chịu quay lại làm việc sau dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Bên cạnh đó, mối lo ngại về khả năng lây nhiễm dịch bệnh, không có người chăm sóc cho con cái khi trường học chưa mở cửa trở lại cùng nhiều nỗi lo khác cũng khiến rất nhiều lao động không thể quay trở lại văn phòng và mất việc.

Số liệu của Bộ lao động Mỹ cho thấy kể từ giữa tháng 3 trở lại đây, khoảng 40 triệu người Mỹ đã nộp đơn trợ cấp thất nghiệp và hơn 25 triệu người đã nhận được các khoản trợ cấp này trong ít nhất 2 tuần trở lên.

Với sự bùng phát của dịch Covid-19, chính quyền Washington đã tăng mạnh trợ cấp thất nghiệp cùng nhiều khoản hỗ trợ để cứu nền kinh tế khỏi rủi ro suy thoái. Diện xét duyệt cũng như lượng tiền cho trợ cấp thất nghiệp ở Mỹ cũng cao hơn so với thông thường nhờ khoản ngân sách cứu trợ hơn 1 nghìn tỷ USD đã được Nghị viện thông qua.

Thậm chí, nhiều chương trình vay ưu đãi còn ép buộc các công ty phải duy trì việc làm cho lao động nếu muốn được trừ nợ, khiến nhiều người nghiễm nhiên vẫn được trả lương dù chẳng có mấy việc để làm.

Mục đích ban đầu của các gói cho vay ưu đãi là hạn chế việc sa thải lao động của doanh nghiệp do tác động của dịch Covid-19, tuy nhiên động thái này dường như đang đi kèm những hệ quả không mong muốn.

Với ảnh hưởng sâu rộng của dịch Covid-19, chính phủ Mỹ lo ngại một cuộc khủng hoảng diện rộng có thể diễn ra khi người dân hạn chế chi tiêu còn doanh nghiệp thua lỗ do phải tạm đóng cửa dài ngày. Theo lý thuyết, chính phủ nên tung lượng lớn tiền cứu trợ cho nền kinh tế và đây là nguyên nhân khiến lượng lớn lao động Mỹ có thu nhập mà chẳng phải làm gì nhiều.

FED: Chính phủ cứu trợ quá tốt khiến người lao động không chịu quay lại làm việc sau dịch Covid-19 - Ảnh 2.

Mặc dù vậy, chính quyền Washington không thể không cung tiền ra thị trường khi số liệu cho thấy sự suy giảm của mọi ngành kinh tế sau dịch Covid-19. Từ doanh số bán ô tô, ngành du lịch, nông nghiệp, năng lượng cho đến thị trường bất động sản của Mỹ đều ảnh hưởng nặng. Báo cáo mới đây cho thấy lượng lớn người thuê nhà tại Mỹ đã lỡ thời hạn thanh toán sau dịch Covid-19 do thu nhập bị ảnh hưởng.

Hậu quả của gã nhà giàu

Việc những nước giàu tung nhiều tiền cứu nền kinh tế không sai, nhưng chi tiền không hợp lý sẽ kéo theo vô vàn hệ lụy đi kèm.

Cô Cassie Selders, chủ 2 cửa hàng đồ lưu niệm tại Heavenly Village-Mỹ cho biết mình đã rất vui mừng khi được mở cửa trở lại sau lệnh giãn cách vì dịch Covid-19. Vì lượng du khách còn ít nên cô chỉ mở lại 1 cửa hàng và không thể thuê hết trở lại 8 nhân viên cũ. Thế nhưng trớ trêu thay, khi được hỏi có ai muốn quay trở lại làm việc không thì chẳng ai đồng ý và nguyên nhân chính là do trợ cấp chính phủ hiện nay quá tốt.

"Là một người chủ, chúng tôi cho rằng khoản trợ cấp cho người thất nghiệp hiện nay khiến doanh nghiệp nhỏ rất khó gọi lao động trở lại bởi họ đang nhận được mức lợi ích nhiều hơn chúng tôi có thể trả", Cô Cassie phàn nàn về gói cứu trợ mà Nghị viện thông qua tháng trước.

Nghiên cứu của Viện kinh tế Becker Friedman Institute cho thấy khoảng 64% số người thất nghiệp hiện nay tại Mỹ sẽ nhận được nhiều tiền trợ cấp hơn so với thông thường nếu họ duy trì trạng thái "không có việc làm" cho đến hết tháng 7/2020, thời hạn gói cứu trợ chấm dứt. Thậm chí nhiều lao động còn đòi nghỉ việc vì họ nhận thấy ngồi nhà nhận trợ cấp có lợi hơn so với đi làm vất vả nhưng thu nhập lại chẳng bằng.

FED: Chính phủ cứu trợ quá tốt khiến người lao động không chịu quay lại làm việc sau dịch Covid-19 - Ảnh 3.

Tại bang California, một người thất nghiệp sẽ nhận được tới 1.050 USD trợ cấp mỗi tuần. Nghe có vẻ hữu ích nhưng Chủ tịch Steve Teshara của phòng thương mại Tahoe cho rằng điều này sẽ gây ảnh hưởng dài hạn đến khả năng quay lại làm việc của lao động cũng như tạo nên sự ỷ lại.

Mục đích của hệ thống trợ cấp thất nghiệp là giúp đỡ những người mất việc làm trong khoảng thời gian họ tìm công việc mới. Tuy nhiên với sự ảnh hưởng của dịch Covid-19 khi nhiều doanh nghiệp giảm doanh thu, việc tìm được việc làm mới hiện nay cũng vô cùng khó khăn. Thậm chí nhiều vị trí buộc phải giảm lương và khiến việc ngồi nhà hưởng trợ cấp nghe có vẻ thu hút hơn đối với nhiều lao động Mỹ.

Về dài hạn, việc khó tìm lao động khi doanh nghiệp mở cửa trở lại sẽ ảnh hưởng đến sự hồi phục của nền kinh tế Mỹ sau dịch Covid-19.

Nếu Nghị viện Mỹ không thông qua các gói cứu trợ, thông thường mỗi lao động thất nghiệp chỉ nhận được khoảng 50-450 USD/tuần tùy vào tình trạng của từng người.

Mặc dù nhiều lao động đã chấp nhận quay trở lại làm việc dù thu nhập không bằng trợ cấp nhưng nếu tình trạng này kéo dài, nền kinh tế Mỹ sẽ chịu ảnh hưởng nặng bởi những nhân viên ỷ lại. Thông thường do ít việc nên phần lớn lao động hiện nay đều chỉ làm việc bán thời gian vài tiếng mỗi ngày khi quay lại các công việc trình độ kỹ thuật thấp. Hiển nhiên, mức lương họ nhận được sẽ ít hơn khoản trợ cấp thất nghiệp 1.050 USD/tuần rất nhiều.

Để so sánh, mức lương tối thiểu tại bang California vào khoảng 13 USD/giờ và một lao động có thể kiếm 520 USD/tuần cho 40 giờ lao động. Tuy nhiên nếu thất nghiệp ngồi nhà, họ sẽ được hưởng tối thiểu 650 USD/tuần và chẳng phải làm gì.

Theo quy định, những người quay trở lại làm việc bán thời gian vẫn sẽ nhận được trợ cấp nhưng sẽ bị trừ đi tùy thuộc vào mức lương họ nhận được. Tuy nhiên, không phải lao động Mỹ nào cũng từ bỏ được cuộc sống thoải mái khi ở nhà nhận trợ cấp để đi làm trở lại.

Theo CNBC

Tin mới

Mercedes-Benz S 450 rao bán 1,8 tỷ đồng: Người bán nói 'tội gì mua C 300', đẳng cấp S-Class 'vẫn khác lắm'
8 giờ trước
Chiếc Mercedes-Benz S 450 Luxury có mức giá chỉ ngang ngửa C-Class đời mới, nhưng lại sở hữu nhiều tiện nghi và thiết kế sang trọng vượt bậc.
Loài cây mọc dại, cực dễ sống, giờ thành “vàng trong đất”: Vừa giữ rừng, vừa kiếm hàng trăm triệu
8 giờ trước
Từng bị coi là cây dại, chỉ dùng để lấy củi, nay cát sâm được săn đón nhờ giá trị kinh tế cao và khả năng giữ đất, giữ rừng. Nhiều nơi ví loài cây này như “mỏ vàng” dưới lòng đất.
Người phụ nữ ở Hà Nội mang 300 chỉ đi bán vào ngày giá vàng vượt 115 triệu, nghe số lãi mà choáng
7 giờ trước
Bà Kim Anh cho biết, nếu không phải thiếu tiền xây nhà mới, bà sẽ không bán số vàng này.
Người dân nền kinh tế số 1 Đông Nam Á sẽ thích mê mẫu xe VinFast này: Không phải vua doanh số ở Việt Nam
7 giờ trước
CEO VinFast châu Á cho rằng mẫu xe này sẽ chiếm được cảm tình người dân Indonesia.
Yêu cầu xử lý nghiêm quảng cáo 'nổ' Nutri Brain IQ chữa tự kỷ
7 giờ trước
Bộ Y tế yêu cầu Hà Nội kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi quảng cáo sai sự thật liên quan sản phẩm Nutri Brain IQ.

Tin cùng chuyên mục

Bất chấp Mỹ siết thuế, người tiêu dùng toàn cầu vẫn 'đổ xô' mua xe điện
4 giờ trước
Doanh số xe điện toàn cầu đã tăng 29% trong tháng 3, chủ yếu đến từ Trung Quốc và châu Âu.
Sau Hàn Quốc, Việt Nam là quốc gia thứ 2 được Apple "ưu ái" làm điều này, ngay cả Mỹ hay Nhật cũng chưa từng có!
38 phút trước
Việt Nam là quốc gia thứ hai trên toàn cầu được Apple ưu ái tính năng này.
Doanh số xe máy tăng cao trong những tháng đầu năm 2025
14 giờ trước
Các con số thống kê cho thấy thị trường xe máy Việt Nam đang trên đà hồi phục khi vừa đạt doanh số quý I tốt nhất trong 3 năm trở lại.
Xe số độc lạ của Honda chốt giá 70 triệu đồng: Khỏe hơn Future, ăn xăng 1,8 lít/100km
21 giờ trước
Không chỉ sở hữu thiết kế thể thao cùng động cơ mạnh mẽ, "tân binh" xe số nhà Honda còn có giá bán hấp dẫn hơn so với Wave 125i 2025 nhập khẩu Thái Lan.