Fed có thể đã 'chiến thắng' lạm phát, nhưng tại sao vẫn chưa ngừng tăng lãi suất?

04/03/2023 19:53
2 thước đo lạm phát của Mỹ đang kể “câu chuyện” giống nhau. Tuy nhiên, diễn biến của 2 chỉ báo đó có thể sẽ khác nhau trong năm nay, khi 1 bên cho thấy nhiệm vụ của Fed đã gần hoàn thành và bên còn lại thể hiện điều đối nghịch.

Điều này có thể khiến Fed gặp khó khăn trong việc giải thích tại sao họ lại phải giữ lãi suất ở mức cao.

Thị trường hiện đang đặt cược rằng lạm phát, được thể hiện qua CPI, sẽ giảm xuống khoảng 2,8% vào tháng 10 từ mức 6,4% của tháng 1. Thông thường, tỷ lệ lạm phát được đo bằng CPI sẽ cao hơn 1 chút so với PCE của Bộ Thương mại Mỹ.

Michael Pond, nhà phân tích hàng đầu nghiên cứu về lạm phát tại Barclays, cho biết nếu sự khác biệt đó vẫn diễn ra, thì PCE được dự đoán sẽ giảm xuống khoảng 2,5% vào thời điểm đó.

Theo đó, nhiệm vụ của Fed gần như đã “tròn trịa” vì NHTW thường ưu tiên theo dõi PCE hơn là CPI và sử dụng PCE để làm cơ sở cho mục tiêu lạm phát 2%.

Tuy nhiên, sự khác biệt của các yếu tố cấu thành nên 2 chỉ số này có thể cho thấy xu hướng cơ bản sẽ bị thu hẹp hoặc thậm chí là đảo ngược, khi CPI giảm nhanh hơn nhiều so với PCE, theo Pond. Barclays dự báo rằng PCE sẽ tăng khoảng 2,8% trong tháng 10 so với 1 năm trước đó, trong khi CPI trong 12 tháng sẽ giảm xuống dưới 2,6%.

Fed có thể đã chiến thắng lạm phát, nhưng tại sao vẫn chưa ngừng tăng lãi suất? - Ảnh 1.

Diễn biến của CPI, CPI lõi và PCE, PCE lõi trong 12 tháng.

Pond cho hay: “Điều này sẽ khiến thị trường chú ý đến mức lạm phát thấp trong khi Fed lại xem xét một chỉ báo khác để đưa ra những quyết định ‘diều hâu’ hơn. Do đó, Fed sẽ gặp nhiều khó khăn khi đối diện với những câu hỏi từ giới truyền thông.”

Sự chênh lệch giữa 2 chỉ báo thậm chí còn lớn hơn bình thường, với CPI trung bình cao hơn khoảng 1,7 điểm phần trăm so với PCE vào năm ngoái. Vào tháng 1, khoảng cách được thu hẹp xuống còn 1 điểm phần trăm. Nguyên nhân là do tỷ trọng của lĩnh vực bất động sản ở 2 chỉ số là khác nhau

Chi phí nhà ở đang tăng khoảng 8% trong 1 năm ở cả 2 chỉ số, mức cao nhất trong 4 thập kỷ do tác động của nhu cầu bùng nổ và lãi suất đi vay thấp, xu hướng làm việc từ xa “lên ngôi”.

Cụ thể, chi phí nhà ở chiếm khoảng 33% CPI, hơn gấp đôi tỷ trọng trong PCE. Điều này có nghĩa là mức tăng của yếu tố trên đang đẩy CPI tăng cao hơn, đóng góp 2,5 điểm phần trăm vào mức tăng 6,4% của CPI trong tháng 1 và 1,2 điểm phần trăm vào mức tăng 5,4% của PCE trong tháng 1.

Tuy nhiên, “động lực” này có thể sắp đảo ngược. Jake Obina, nhà kinh tế cấp cao của Mỹ tại Piper Sandler, dự báo lạm phát chi phí nhà ở trong CPI sẽ giảm từ 8,1% trong tháng 3 xuống 5,5% vào tháng 12. Do sự khác biệt về tỷ trọng, nên diễn biến trên có khả năng sẽ khiến CPI giảm nhiều hơn so với PCE.

Fed có thể đã chiến thắng lạm phát, nhưng tại sao vẫn chưa ngừng tăng lãi suất? - Ảnh 2.

Chênh lệch trong 12 tháng của CPI và PCE.

Trong khi đó, chi phí chăm sóc y tế cũng là một nguyên nhân khác. Không như nhà ở, yếu tố này dự kiến sẽ tăng nhanh trong năm nay vì các dịch vụ chăm sóc y tế chiếm 16% trong PCE, còn ở CPI thì chỉ dưới 7%. Điều này sẽ gây áp lực lên PCE nhiều hơn so với CPI.

Nhìn chung, cách các chỉ số đo lường chi phí dịch vụ y tế cũng có sự khác nhau. CPI đo lường cả chi phí bảo hiểm y tế sẽ hạ nhiệt trong tháng 9 đến tháng 10. Không bao gồm yếu tố trên, chỉ số CPI theo dõi giá dịch vụ y tế lại tăng 3,2% trong tháng 1 so với 1 năm trước. Trong khi đó, chi phí y tế trong PCE (không bao gồm bảo hiểm) tăng 2,1%.

Omair Sharif - nhà sáng lập và chủ tịch của công ty tư vấn Inflation Insights, dự đoán lạm phát chi phí y tế trong PCE sẽ tăng tốc do có các thành phần không bao gồm trong CPI, ngay cả khi CPI sẽ chậm lại và chuyển sang mức âm vào thời điểm nào đó trong năm nay.

Ngoài ra, theo Pond, lĩnh vực năng lượng cũng có vai trò quan trọng. Yếu tố này chiếm khoảng 6,9% CPI so với với khoảng 4% trong PCE. Và khi sụt giảm thì giá năng lượng cũng sẽ ảnh hưởng đến CPI nhiều hơn là PCE.

Veronica Clark, chuyên gia kinh tế tại Citi, cho biết, 2 yếu tố trên có thể đưa CPI cơ bản trong 12 tháng lên gần 3,2% vào tháng 6, trong khi PCE là khoảng 3,6%. Bà dự đoán mức chênh lệch còn lớn hơn với CPI lõi. CPI lõi đang trên đà đạt mức 3,8% vào tháng 12 so với 4,3% của PCE lõi.

Bà nói: “Đối với Fed, việc đưa ra một thông báo có thể khá phức tạp. Họ chú ý nhiều hơn đến PCE nên khi chỉ báo này vẫn ở mức cao thì NHTW chưa thể tuyên bố ‘giành chiến thắng’.”

Tham khảo WSJ 

Tin mới

Khởi tố 2 công ty sữa giả: Lộ diện nhãn sữa phổ biến thị trường
9 giờ trước
Các công ty kinh doanh sữa giả này đã đưa ra thị trường hàng chục triệu sản phẩm sữa bột cho người tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, phụ nữ có thai
Fujifilm tăng giá loạt máy ảnh và ống kính tại Việt Nam, người dùng "kêu trời" vì giá cao nhưng cũng chẳng có hàng mà mua
9 giờ trước
Trước đó, Fujifilm đã đưa ra khuyến cáo về tình trạng đầu cơ X100VI trên thị trường chợ đen.
Xe Honda dáng đẹp vừa về nước đã hạ giá: Ăn xăng 1,9L/100km, trang bị xịn hơn hẳn xe đối thủ
9 giờ trước
Mẫu xe Honda này vừa chính thức được bán ra một thời gian ngắn.
Hoãn áp thuế đối ứng, Tây Ban Nha lập tức đẩy mạnh xuất khẩu một mặt hàng sang Mỹ: Sản lượng chiếm 40% của thế giới, Mỹ chốt đơn đều đặn 180.000 tấn mỗi năm
6 giờ trước
Các nhà sản xuất tại Tây Ban Nha đang đẩy nhanh xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ để tránh thuế quan.
Giăng lưới săn loài 'lộc trời' sống chỉ vài giờ, giá đắt đỏ ở Hà Nội
5 giờ trước
"‘Vờ’ là đặc sản hiếm có của sông Hồng, xuất hiện từ tháng 2 đến 4 âm lịch hằng năm, có giá đắt đỏ nhưng vẫn rất hút khách.

Tin cùng chuyên mục

Mang iPhone về Mỹ sản xuất, "nhiệm vụ bất khả thi"
4 giờ trước
Liệu Apple có thể đưa dây chuyền sản xuất iPhone về Mỹ như mong muốn của một số chính trị gia? Một phân tích mới từ ngân hàng đầu tư Bank of America (BofA) vừa đưa ra con số đáng báo động.
Page có tick xanh giả mạo Phú Quý lừa người mua bạc thỏi tại VN
15 giờ trước
Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý mới đây đã phát đi cảnh báo về thủ đoạn mạo danh, yêu cầu khách hàng chuyển tiền vào một tài khoản mang tên công ty nào đó, nhằm chiếm đoạt tiền của Khách hàng.
Livestream Commerce: Giải pháp tăng trưởng doanh nghiệp Việt trong thời đại số
18 giờ trước
Theo NielsenIQ, thương mại điện tử Việt Nam dự kiến đạt quy mô 45 tỷ USD trong 2025, chiếm 10% tổng doanh thu bán lẻ toàn quốc. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này đi kèm với áp lực lớn: doanh nghiệp vừa phải tối ưu chi phí, vừa cần xây dựng thương hiệu và thúc đẩy doanh số trong thị trường cạnh tranh. Vậy đâu là lời giải?
Tiến thần tốc vào quốc gia 119 triệu dân, đây là những gì hãng xe tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang "phủ sóng"
20 giờ trước
Philippines hiện là thị trường quốc tế sở hữu gần như hoàn chỉnh dải sản phẩm của VinFast.