Fed: Người Mỹ ngày càng giàu hơn nhưng bất bình đẳng là điều không thể loại bỏ

01/10/2020 19:35
Theo số liệu của Fed, các gia đình Mỹ đã có khoản tiết kiệm đáng kể từ năm 2016 đến năm 2019, nhưng sự bất bình đẳng giàu – nghèo hiện vẫn ở mức cao và tình trạng này đã diễn ra trước khi đại dịch bùng phát.

Khảo sát về tài chính người tiêu dùng của Fed cho thấy giá trị tài sản ròng trung bình tăng 18% trong 3 năm, thu nhập trung bình hộ gia đình Mỹ tăng 5%. Cuộc khảo sát bắt đầu thực hiện vào năm 1989, được công bố 3 năm 1 lần và "tiêu chuẩn vàng" đối với số liệu về tình hình tài chính của các hộ gia đình Mỹ.

Số liệu này cho biết về sự cải thiện đối với tình hình tài chính được thúc đẩy bởi thu nhập và giá nhà gia tăng, kết quả của quá trình tăng trưởng kéo dài nhất trong lịch sử kinh tế Mỹ. Một trong số yếu tố trên đã đẩy tỷ lệ thất nghiệp xuống mức thấp nhất trong nửa thế kỷ qua và những người có thu nhập thấp nhất đã được tăng lương.

Tuy nhiên, nhiều người Mỹ lại tiết kiệm được ít hơn so với thời điểm trước cuộc suy thoái diễn ra cách đây 1 thập kỷ và sự chênh lệch vẫn còn tiếp diễn. Tại Mỹ, tỷ lệ tài sản của 1% hộ gia đình giàu nhất thế giới vẫn ở mức cao nhất trong gần 3 thập kỷ.

Fed: Người Mỹ ngày càng giàu hơn nhưng bất bình đẳng là điều không thể loại bỏ - Ảnh 1.

Gần như toàn bộ dữ liệu trong cuộc khảo sát năm 2019 được tổng hợp trước khi dịch bệnh bùng phát. Theo đó, các nhà kinh tế học lo ngại rằng sự cải thiện đối với người lao động có hoàn cảnh khó khăn có thể đã không còn trong những tháng gần đây, khi hàng triệu người mất việc vì ảnh hưởng của Covid-19. Tình trạng bất bình đẳng có thể đã chuẩn bị mở rộng hơn khi những người thu nhập thấp chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Số lượng việc làm vẫn sụt giảm mạnh so với thời điểm trước đại dịch khiến nhiều hộ gia đình rơi vào cảnh bấp bênh hơn. Các chỉ số trên TTCK đã tăng trở lại và đây là yếu tố giúp các hộ gia đình trở nên giàu có hơn, nhưng phần lớn lợi ích vẫn dồn cho những người giàu. Cuộc khảo sát của Fed cho thấy, chỉ khoảng 1 nửa người dân Mỹ có nắm giữ cổ phiếu.

Julia Coronado – nhà sáng lập MacroPolicy Perspective và là cựu kinh tế gia của Fed, nhận định về sự bất bình đẳng: "Rõ ràng rằng, tình trạng này sẽ còn tồi tệ hơn. Chúng tôi biết rằng tỷ lệ thất nghiệp nghiêng về phía những người có thu nhập thấp hơn, dễ bị tổn thương hơn về mặt kinh tế."

Trước khi đại dịch bùng phát, Michelle Bernier cuối cùng cũng vực dậy sau thập kỷ mất mát. Không lâu trước cuộc suy thoái kinh tế trước đây, bà bị thương và mất việc tại 1 viện dưỡng lão. Đến khi đủ sức khỏe để đi làm trở lại, thì nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, vợ chồng bà phải sống dựa vào tem phiếu lương thực.

Tuy nhiên, đến năm ngoái, mọi thứ dần khởi sắc hơn. Bernie có được công việc mình mong muốn là 1 y tá, bà kiếm được 20 USD/giờ. Bà chia sẻ: "Mọi việc khá thuận lợi. Chúng tôi có thể mua đồ tạp hóa, có ô tô và nhà. Chúng tôi có những gì mình cần và có một chút tiền dư."

Dịch bệnh đã xóa sạch toàn bộ niềm vui ấy. Khách hàng của bà không muốn người ngoài đến nhà, nghĩa là Bernie cũng mất việc. Khoản tiền trợ cấp thất nghiệp thêm 600 USD/tuần đã giúp bà trụ vững trong 1 thời gian. Nhưng khoản tiền bổ sung đó đã hết vào tháng 7 và bà không biết xoay sở ra sao nếu thiếu nó.

Và ngay cả ở thời điểm thị trường lao động gặp khó khăn hơn chuyển thành sự giàu có được phân bổ rộng rãi hơn, thì tiền tiết kiệm tích lũy theo thời gian vẫn ở mức cao. Năm 1989, 1% nhóm người giàu nhất nắm giữ khoảng 30% tài sản ròng ở Mỹ. Con số này đã tăng lên gần 40% vào năm 2016 và ít thay đổi trong cuộc khảo sát mới nhất.

Theo Fed, trong khi sự giàu có tăng nhẹ đối với nhóm thu nhập thấp nhất thì 1 nửa số gia đình nghèo ở Mỹ chỉ nắm giữ khoảng 1% khoản tiền tiết kiệm của cả nước vào năm 2019. Chỉ có khối tài sản của 10% người giàu nhất thế giới tăng lên vào năm 2019 so với trước cuộc suy thoái 2007-2009.

Ernie Tedeschi – nhà kinh tế chính sách tại Evercore ISI, cho biết: "Sự hồi phục muộn sau cuộc Đại suy thoái cuối cùng đã giúp đỡ những người nghèo nhất một chút. Và cuộc suy thoái do đại dịch thực sự là một bước lùi."

Từ lâu, khối tài sản đã đặc biệt tập trung vào tay những người giàu và xu hướng đó vẫn kéo dài đến năm 2019. Một hộ gia đình trung bình trong nhóm 10% giàu nhất nắm giữ khoảng 780.000 USD giá trị cổ phiếu vào năm ngoái. Trong. Khi đó, các gia đình trung bình trong quý cuối nắm giữ hơn 2.000 USD.

Tỷ lệ nắm giữ của hộ "ít giàu" đã tăng lên, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với những hộ giàu. Khoảng 94% gia đình giàu có đều nắm giữ cổ phiếu, trong khi nhóm thấp hơn là chỉ 1 trong 5 hộ nắm giữ 25%. Điều này cho thấy khi các gia đình có mức tài sản thấp hơn có thể ít chịu ảnh hưởng bởi đà sụt giảm của TTCK vào mùa xuân, thì họ cũng không được hưởng lợi nhiều khi thị trường tăng giá vào mùa hè vừa rồi.

Mối quan tâm hiện nay là tình trạng bất bình đẳng có thể trở nên sâu sắc hơn khi người lao động ở tầng lớp thấp nhất mất đi việc làm và thu nhập. Theo Bộ Lao động Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp là 8,4% trong tháng 8, nhưng đối với người da đen là 13%.

Ngoài ra, cuộc khảo sát cũng cho thấy mức độ tập trung của cải được duy trì qua các thế hệ. Vào năm 2019, 1% gia đình giàu nhất dự kiến sẽ nhận được 1,6 triệu USD tiền thừa kế, trong khi nhóm thấp hơn chỉ nhận được khoảng 39.000 USD.

Tham khảo New York Times

Tin mới

Trà sữa được đồn “đẹp nhất Hà Nội” khiến khách đợi gần 2 tiếng nhưng chất lượng liệu có xứng đáng?
2 giờ trước
Liệu Bông Biêng nổi bật với trà sữa hương hoa này có đủ đô để chinh chiến cùng các thương hiệu đồ uống theo đuổi dòng trà đậm vị?
Giá cà phê lại tăng dựng đứng
2 giờ trước
Giá cà phê Robusta trên sàn London đang lên sát mốc 5.000 USD/tấn khi Việt Nam bước vào vụ thu hoạch nhưng nguồn cung vẫn cầm chừng
"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
3 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Vì sao các chuỗi cà phê - trà sữa, thời trang đóng cửa lại khiến thị trường “dậy sóng”?
3 giờ trước
Không chỉ tưng bừng khai trương, nhiều thương hiệu gần đây rời thị trường cũng “ồn ào” không kém
Linh vật Rắn Minh Long: Mở đầu vận trình thịnh vượng
3 giờ trước
Đều đặn mỗi dịp Xuân về, giới mộ điệu lại háo hức chờ đón từng tượng linh vật sứ từ Minh Long, như một phần không thể thiếu trong không khí Tết. Thương hiệu này không chỉ thành công trong việc chế tác dáng hình linh vật độc đáo, mà còn khéo léo truyền tải các lời chúc ý nghĩa đầu năm qua từng câu chuyện ý nghĩa.

Tin cùng chuyên mục

Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
6 giờ trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
6 giờ trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
9 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
12 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.