Financial Times: Sự bùng nổ của tín dụng tiêu dùng Việt Nam mới chỉ là khởi đầu

12/09/2018 08:52
Cho vay tiêu dùng tại Việt Nam có nhiều tiềm năng nhưng hiện còn yếu hơn nhiều so với các nước trong khối Asean 5.

Sự bùng nổ của tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam có thể mới chỉ là khởi đầu và đang được thúc đẩy nhờ đô thị hóa, thu nhập tăng cao và sự dịch chuyển của ngành tài chính sang khu vực hộ gia đình.  

Vay tiêu dùng ở Việt Nam hiện vẫn còn yếu hơn so với các nước trong khối ASEAN 5 (Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philipinnes, Việt Nam). Trong 2 năm qua, chỉ số vay tiêu dùng của Việt Nam thấp nhất dù có chỉ số thu nhập và chi tiêu cao nhất. 

Financial Times: Sự bùng nổ của tín dụng tiêu dùng Việt Nam mới chỉ là khởi đầu - Ảnh 1.

Không thiếu các ví dụ cho việc tín dụng hộ gia đình trở nên phổ biến ở nhiều nước châu Á, nhưng tại Việt Nam thì lĩnh vực này còn tương đối non trẻ. Theo kết quả cuộc khảo sát của Financial Times tiến hành trong quý II/2018, gần một nửa người thành thị Việt Nam cho biết không có bất kỳ khoản vay nào. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với các nước Đông Nam Á khác, đặc biệt là Thái Lan và Malaysia.

Financial Times: Sự bùng nổ của tín dụng tiêu dùng Việt Nam mới chỉ là khởi đầu - Ảnh 2.

Một thống kê chính thức khác lại cho biết, các khoản vay tín chấp ở Việt Nam chỉ ở mức 23 tỷ USD trong năm 2017, tương đương với khoảng 10% GDP Việt Nam. Trong khi tại Thái Lan, cho vay các hộ gia đình có thế chấp là gần 80% GDP. 

Lý do chính khiến cho vay hộ gia đình ở Việt Nam còn thấp là vì khả năng tiếp cận tín dụng chính thức còn hạn chế. Ngân hàng Nhà nước năm ngoái ước tính có khoảng 41% người trưởng thành ở Việt Nam không giao dịch với ngân hàng, trong khi đó, World Bank ước tính chỉ có 4,1% người trưởng thành sở hữu thẻ tín dụng, thấp hơn một nửa so với tỷ lệ ở Thái Lan và chỉ bằng 1/5 ở Malaysia. 

Dù vậy, dân số Việt Nam trẻ và nền kinh tế phát triển nhanh chóng. Theo World Bank, 3 triệu người Việt đã gia nhập vào tầng lớp trung lưu từ 2014-2016, 900 nghìn người di chuyển từ nông thôn lên thành phố hàng năm. Tiêu dùng cá nhân tại Việt Nam cao thứ 2 trong nhóm Asean 5 với nhiều khoản chi tiêu vào các mặt hàng như ô tô, đồ gia dụng, điện thoại thông minh cũng như các hoạt động giải trí khác như đi du lịch. 

Người Việt Nam khá có uy tín trong vay mượn. Trong số những người tiếp cận tín dụng chính thức, người tiêu dùng Việt Nam có tỷ lệ được phê duyệt khoản vay cao nhất trong khu vực. 65% nói rằng đơn xin vay của họ được phê duyệt trong năm qua, tỷ lệ cao nhất trong nhóm Asean 5.

Financial Times: Sự bùng nổ của tín dụng tiêu dùng Việt Nam mới chỉ là khởi đầu - Ảnh 3.

Dịch vụ tài chính Việt Nam đang phục hồi sau cuộc khủng hoảng ngành ngân hàng năm 2012 và bong bóng bất động sản vỡ ngay năm sau đó. Theo dữ liệu từ StoxPlus, các khoản tín dụng tiêu dùng tín chấp đã tăng trung bình 45% hàng năm từ 2013 đến 2017. Giai đoạn này được đánh dấu bằng sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế, đồng thời là sự chuyển đổi chiến lược từ bán buôn sang bán lẻ của các ngân hàng Việt.

Financial Times: Sự bùng nổ của tín dụng tiêu dùng Việt Nam mới chỉ là khởi đầu - Ảnh 4.

Các công ty tài chính tiêu dùng (nhóm chiếm dưới 10% thị trường), có mức lãi suất từ 20% đến 50% trong khi các ngân hàng thương mại chỉ từ 10% đến 20%. Hai công ty tài chính dẫn đầu thị trường hiện nay là FE Credit và Home Credit, đều có thêm 3 triệu khách hàng mới trong năm 2017, tăng lượng khách hàng của mỗi công ty lên trên 7 triệu người. 

M&A tiếp tục mang đến nhiều cạnh tranh đồng thời là nguồn tài trợ cho thị trường này. Trong năm ngoái, 3 trong số 16 công ty tài chính được cấp phép đã thay đổi quyền sở hữu, hai trong số họ được về tay các nhà đầu tư nước ngoài. 

Tháng 2/2018, tập đoàn tài chính Shinhan đã mua lại công ty tài chính của Prudential ở Việt nam với giá 151 triệu USD. Trước đó, hồi tháng 9/2017, Lotte Group cũng đã mua lại Techcom Finance của Techcombank với giá 76 triệu USD.

Sự gia nhập của các tập đoàn đa quốc gia lớn sẽ mang đến mức chi phí vốn thấp hơn cho ngành tài chính tiêu dùng. Nhận vốn từ các định chế tài chính là điều quan trọng đối với các công ty tài chính tiêu dùng vì họ không được phép huy động tiền gửi từ dân cư.

"Chúng tôi kỳ vọng sẽ càng có nhiều tổ chức gia nhập vào thị trường", ông Kalidas Shose, Giám đốc điều hành của FE Credit nói. Ông cho rằng, mặc dù sự cạnh tranh trong ngành này rất dữ dội, nhưng cũng lưu ý rằng chỉ có 15-20% dân số Việt Nam đang được phục vụ bởi ngân hàng và các tổ chức phi ngân hàng.

Tin mới

Xe tay ga chỉ 26 triệu của Honda: Đẹp như SH Mode, rẻ hơn Vision
3 giờ trước
Mẫu xe tay ga này của Honda có mức giá rẻ ngang xe số, rẻ hơn cả Honda Vision.
Ứng dụng GapoWork thắng lớn với giải Sao Khuê 2025
2 giờ trước
GapoWork không chỉ được trao Giải thưởng Sao Khuê 2025 mà còn đạt xếp hạng 5 Sao - mức đánh giá cao nhất, khẳng định đẳng cấp trên thị trường chuyển đổi số doanh nghiệp.
Giá vàng 'bốc hơi' đột ngột, điều cần làm ngay lúc này
7 phút trước
Giá vàng hôm nay (19/4) “bốc hơi” 6 triệu đồng/lượng, nhiều nhà đầu tư lỗ “kép” 8 triệu đồng/lượng sau 1 ngày. Chuyên gia khuyên nhà đầu tư không nên bán tháo, mua vàng tích luỹ chứ không chạy theo “lướt sóng”.
Liên tục bị số lạ nháy máy: Làm ngay điều này để tránh bị thu thập thông tin cá nhân, lừa đảo
38 phút trước
Nhiều người liên tục gặp phải trường hợp số lạ gọi điện nháy máy chỉ 1-2 giây rồi tắt. Nếu gặp phải trường hợp này, người dùng cần làm gì?
Robot hút bụi Ecovacs Deebot T80 Omni ra mắt tại Việt Nam, giá bán gây bất ngờ
28 phút trước
Giá bán của Deebot T80 Omni cho thấy thương hiệu muốn đẩy mạnh cạnh về giá so với các đối thủ.

Tin cùng chuyên mục

247BPO & TECHCOMBANK: Hợp tác triển khai dịch vụ đổi ngoại tệ trực tuyến
22 giờ trước
Ngày 16/04/2025, tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Công ty TNHH 247BPO và Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đã chính thức diễn ra, mở ra bước ngoặt quan trọng trong hành trình tích hợp dịch vụ tài chính vào hệ sinh thái công nghệ du lịch.
Từng hạn chế hàng ngoại, người Nhật Bản quay xe dùng một mặt hàng từ Mỹ dù giá đắt đỏ, nguồn cung trong nước liên tục thiếu hụt
2 ngày trước
Dù phải chịu thuế nhập khẩu tuy nhiên mặt hàng này từ Mỹ về Nhật Bản vẫn rẻ hơn mức giá tại thị trường nội địa.
Đặt cược vào Việt Nam, một mặt hàng điện tử cả thế giới khao khát đã "nhảy múa" thoát thuế quan như nào?
2 ngày trước
Trong những ngày đầu tháng 4, 90% số lượng thiết bị xuất sang Mỹ đều đến từ Việt Nam.
Bất chấp Mỹ siết thuế, người tiêu dùng toàn cầu vẫn 'đổ xô' mua xe điện
3 ngày trước
Doanh số xe điện toàn cầu đã tăng 29% trong tháng 3, chủ yếu đến từ Trung Quốc và châu Âu.