Financial Times: Thế giới này không phẳng và đang bước vào một cuộc chiến thầm lặng

05/09/2019 13:45
Chúng ta đang bước vào một cuộc "chiến tranh ngầm" mới, nơi những mạng lưới toàn cầu từng được xây dựng nên để gắn kết các nước lại với nhau giờ đây lại trở thành một "chiến trường" phức tạp hơn bao giờ hết.

Sau khi chiến tranh lạnh lùi vào dĩ vãng, có vẻ như toàn cầu hóa đã ở thế thượng phong và tạo ra 1 thế giới yên bình hơn. Mạng lưới kết nối toàn cầu giúp phân phối tiền bạc, thông tin và hoạt động sản xuất thách thức sự kiểm soát của các quốc gia. Xung đột kinh tế trở thành lựa chọn không khôn ngoan bởi nếu tấn công đối thủ thì chính nền kinh tế của nước đi tấn công cũng sẽ bị thiệt hại.

Tuy nhiên, 18 tháng qua những lập luận trên đã tỏ ra lung lay. Dòng tweet mới đây của Tổng thống Donald Trump về việc buộc các công ty Mỹ phải rời khỏi Trung Quốc càng làm rõ hơn ấn tượng này. Chúng ta đang bước vào một cuộc "chiến tranh ngầm" mới, nơi những mạng lưới toàn cầu từng được xây dựng nên để gắn kết các nước lại với nhau giờ đây lại trở thành một "chiến trường" phức tạp hơn bao giờ hết. Mỹ và Trung Quốc đang sử dụng chính các chuỗi cung ứng làm vũ khí, trong khi những nước nhỏ hơn như Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đang áp dụng cách thức tương tự. Các doanh nghiệp như FedEx, Huawei và Samsung bỗng nhiên trở thành vật cầm cố.

Điều gì đã diễn ra? Các quốc gia bừng tỉnh và nhận ra rằng họ hoàn toàn có thể sử dụng mạng lưới toàn cầu làm vũ khí. Thực chất thì thế giới không phẳng và cởi mở, thay vào đó thế giới lại đang bị tập trung vào một số điểm, tạo ra những mối nối mà các nước có thể khai thác. Những điểm mấu chốt, ví dụ như hệ thống thanh toán quốc tế, những công ty thống lĩnh thị trường và các nhà cung ứng những nguyên vật liệu quan trọng trở thành những điểm yếu có thể bị tấn công hoặc sử dụng như thứ vũ khí sắc bén. Hệ điều hành Android của Google, công nghệ 5G của Huawei hay hệ thống thanh toán bù trừ của ngân hàng JPMorgan Chase có thể được sử dụng làm vũ khí.

Mỹ bắt đầu chuyển đổi mạng lưới toàn cầu thành công cụ sau vụ khủng bố 11/9. Với sức mạnh của đồng USD trong hệ thống thanh toán quốc tế, ngân hàng của các nước dễ dàng khuất phục trước các cơ quan quản lý của Mỹ bởi họ phải nhờ cậy đến các định chế tài chính Mỹ để thực hiện các giao dịch bằng USD. Do đó Mỹ, thường là với sự trợ giúp của châu Âu, có thể cô lập Iran hay Triều Tiên ra khỏi hệ thống tài chính quốc tế.

Tuy nhiên cũng chính sự thống trị của Mỹ khiến họ vấp phải sự phản kháng. Trong khi Mỹ ngăn cản Huawei tiếp cận với các linh kiện quan trọng do Mỹ sản xuất, Trung Quốc đang tăng tốc phát triển ngành công nghiệp chip của riêng mình để đảm bảo không thể bị "tống tiền" trong tương lai. Châu Âu cũng tự tạo ra một hệ thống riêng để lách lệnh cấm vận của Mỹ và giao dịch với Iran. Nga và Trung Quốc, bằng những thỏa thuận riêng, đang tìm cách xây dựng những cơ sở hạ tầng tài chính mang tầm cỡ toàn cầu.

Từ nhiều thập kỷ trở lại đây, Trung Quốc vẫn thường xuyên dùng lệnh hạn chế xâm nhập thị trường để trừng phạt các nước khác nếu họ đưa ra những chính sách mà nước này cho là không hợp lý. Hiện nay Trung Quốc đang đe dọa sẽ trả đũa bằng cách tấn công các công ty Mỹ như FedEx và HSBC.

Kể cả đồng minh thân cận của Mỹ là châu Âu cũng đang có thái độ cứng rắn hơn, khi mà một số nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn đã nhắc đến chuyện châu Âu hãy xây dựng khả năng trả đũa các lệnh cấm vận của Mỹ một cách đa phương.

Ngày càng khó để xác định ai là kẻ thắng trong cuộc chiến thầm lặng này, nhưng có thể dễ dàng chỉ ra bên thua cuộc đầu tiên. Nhiều thập kỷ toàn cầu hóa mạnh mẽ đã tạo ra 1 thế giới mà trong đó các quốc gia phải lệ thuộc vào nhau. Bị xé toạc, kinh tế thế giới đang rơi vào trận chiến trả đũa, với những điểm yếu của các quốc gia đều bị phơi bày và bị tấn công trực diện.

Tin mới

'Cháy khét' vé máy bay dịp 30/4-1/5
7 giờ trước
Giá vé máy bay dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 cao ngang dịp Tết Nguyên đán vừa qua và hiện vé nhiều chặng bay như Hà Nội - Đồng Hới, TPHCM - Tuy Hòa đã "cháy khét' với tỷ lệ đặt chỗ đạt 100%.
Bị tố bán hàng gian dối, Vườn Chung lên tiếng, tạm ngừng nhận đơn mới
5 giờ trước
Đại diện Vườn Chung khẳng định không lừa đảo và không có chiêu trò, đồng thời đưa ra lời giải thích
Công ty sản xuất kẹo Kera vội vã tìm "vùng nguyên liệu" sau khi bại lộ
6 giờ trước
Sau khi bị chỉ ra quảng cáo thổi phồng về công dụng, công ty sản xuất kẹo Kera cho Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục mới đi tìm "vùng nguyên liệu".
Không xuất sang Mỹ, 'siêu thực phẩm' của Việt Nam vẫn thu nghìn tỷ nhờ Trung Quốc: Thuế nhập khẩu 0%, bầu Đức trúng đậm khi giá tăng dựng đứng
7 giờ trước
Việt Nam là nhà cung cấp số 1 mặt hàng này cho Trung Quốc.
VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng mở bán VF 6 tại Philippines, 'chơi siêu lớn' miễn phí sạc pin 2 năm
7 giờ trước
VinFast chính thức mở bán mẫu ô tô điện VF 6, dự kiến giao xe từ tháng 5/2025.

Tin cùng chuyên mục

Giám đốc Công ty Vàng Phú Cường chuyển trái phép hơn 9.492 tỉ đồng qua biên giới
1 ngày trước
Nguyễn Ngọc Phương, Giám đốc Công ty Vàng Phú Cường, bị cáo buộc đã chuyển tiền trái phép qua biên giới là 426 triệu USD, tương đương hơn 9.492 tỉ đồng
"Giá iPhone tại Việt Nam sẽ có xu hướng tăng trong thời gian tới"
1 ngày trước
Đây là nhận định từ đại diện chuỗi bán lẻ ủy quyền có thị phần lớn của Apple tại Việt Nam.
Hình thức “sở hữu xe linh hoạt” của Green Future mang tới lợi ích như thế nào?
1 ngày trước
Chỉ cần bỏ ra từ 36 triệu đồng chi phí ban đầu có thể “rinh” ngay xe điện cao cấp VF 8, thủ tục nhanh gọn, đơn giản, hoàn toàn không có rủi ro tài chính, dịch vụ mới của Green Future mở ra xu hướng sở hữu mới trên thị trường xe cũ.
Bầu Đức gửi thư trấn an cổ đông: Chuối của chúng tôi không xuất sang Mỹ, chỉ bán cho Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản
2 ngày trước
Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai cho biết công ty vừa chốt đơn 12 USD/thùng chuối xuất khẩu, cao hơn tuần trước 10%, cho thấy chính sách thuế của Mỹ không ảnh hưởng đến giá xuất khẩu hàng hóa của công ty.