Financial Times vinh danh CEO của Microsoft là "Nhân vật của năm": Người đàn ông đã đưa gã khổng lồ trì trệ, lỗi thời đang trên bờ vực thẳm trở lại ngoạn mục

20/12/2019 08:56
Những gì Nadella làm được trong hơn 5 năm kể từ khi "thế chỗ" Steve Ballmer thực sự đã làm nên lịch sử cho Microsoft.

Vượt qua rất nhiều nhân vật sáng giá của ngành công nghệ, Satya Nadella - CEO của Microsoft, đã được tạp chí Financial Times vinh danh là nhân vật của năm. Đến cuối tháng 11, tổng lợi nhuận Microsoft mang đến cho các cổ đông trong nhiệm kỳ gần 6 năm của ông Nadella đã vượt qua mốc 1 nghìn tỷ USD. Trái ngược với thời điểm ông mới đảm nhiệm vị trí lãnh đạo, thì công ty sản xuất phần mềm này dường như đang lao dốc.

Trở ngại đối với Nadella đã đến ở một thời điểm mà mục đích và tiềm lực của một công ty lớn được chú trọng nhiều hơn bất kỳ thời gian nào trong cả thế kỷ. Việc theo đuổi mục tiêu duy nhất về giá trị cổ đông đang được đặt câu hỏi và các chính trị gia, cơ quan quản lý đang thể hiện rằng họ muốn thấy những công ty lớn của thời đại này gặp nhiều thách thức hơn - đặc biệt là lĩnh vực công nghệ.

Vì vậy, điều đáng chú ý là Natdella đã đưa Microsoft trở lại vị trí dẫn đầu trong ngành công nghệ mà không hề khiến một số "ông lớn" quá lo ngại hay không bằng lòng. Đó là bởi, trước đây, Microsoft từng bị cáo buộc là chèn ép các doanh nghiệp khác, họ tận dụng sự độc quyền đối với phần mềm cho máy tính để nâng tầm ảnh hưởng trong giới công nghệ.

Thực ra, vẫn còn quá sớm để đánh giá tầm ảnh hưởng của Microsoft dưới sự dẫn dắt của Nadella. Dẫu vậy, khi nắm trong tay công nghệ điện toán đám mây, thì công ty này có thể sẽ mang đến những tác động đáng kể với tương lai của ngành kinh doanh và cả xã hội, dù là tiêu cực hay tích cực.

Financial Times vinh danh CEO của Microsoft là Nhân vật của năm: Người đàn ông đã đưa gã khổng lồ trì trệ, lỗi thời đang trên bờ vực thẳm trở lại ngoạn mục - Ảnh 1.

Bản thân Nadella cũng nhận thức được những rủi ro và cho biết sẽ đưa ra lộ trình cụ thể cho công ty nhằm đảm bảo rằng sẽ mang lại tác động tích cực với thế giới. Ở thời điểm mà danh tiếng của ngành công nghệ đang thay đổi theo tỷ lệ nghịch với tiềm lực của nó, thì ông cũng muốn tránh xa những tai tiếng như vậy.

Nỗ lực vực dậy một công ty sắp rơi vào khủng hoảng

Một dấu ấn trong sự thành công của Nadella trong năm 2019 đó là công ty của ông rất hiếm khi dẫn đầu. Khi tập trung vào việc bán công nghệ cho các công ty hơn là khách hàng, thì họ chủ yếu hoạt động phía sau "cánh gà", dù họ tiếp cận người mua thông qua công cụ tìm kiếm Bing và dịch vụ email, phần mềm hệ thống Xbox, hay phiên bản của phần mềm điều hành máy tính.

Khi Nadella tiếp quản công ty vào năm 2014, Microsoft đang đứng trên vực thẳm, gần như không thể bắt kịp những xu hướng công nghệ quan trọng kể từ đầu thế kỷ. Họ hoàn toàn bị vượt mặt bởi những đối thủ sừng sỏ, như Google phát triển công cụ tìm kiếm hay những mạng xã hội nổi tiếng. Nỗ lực bắt kịp Apple và Goolge trong lĩnh vực smartphone cũng không có thành quả. Theo đó, một trong những động thái đầu tiên của Nadella là đóng cửa Nokia. Hơn nữa, điện toán đám mây cũng bị Amazon "bỏ xa".

Financial Times vinh danh CEO của Microsoft là Nhân vật của năm: Người đàn ông đã đưa gã khổng lồ trì trệ, lỗi thời đang trên bờ vực thẳm trở lại ngoạn mục - Ảnh 2.

Gốc rễ của vấn đề này Microsoft đã quá quen với việc nhận lợi nhuận từ việc độc quyền hệ điều máy tính mà họ tạo ra. Nỗ lực giữ vị trí "trung tâm của vũ trụ máy tính" cho Windows đã khiến các kỹ sư kiệt sức, không thể nỗ lực để bứt phá trong mảng smartphone và điện toán đám mây. Nadella đã đưa Microsoft trở lại mảng kinh doanh cốt lõi, trở về thời điểm trước khi Windows ra đời, khi các công cụ phần mềm của công ty được các công ty khác sử dụng để xây dựng công nghệ của riêng họ.

Khi "đuổi theo" Amazon trong lĩnh vực điện toán đám mây, Microsoft gần đây đã nhận được một hợp đồng từ Bộ Quốc phòng Mỹ trị giá tới 10 tỷ USD. Amazon sau đó đã đệ đơn kiện Lầu Năm Góc, cho rằng cơ quan này đưa ra quyết định mang khuynh hướng chính trị. Tuy nhiên, việc Microsoft được đánh giá cao hơn là dấu hiệu thể hiện tiềm năng về kỹ thuật và cơ sở hạ tầng công nghệ đám mây của họ.

Sự hồi sinh của Microsoft đã giúp cho giới đầu tư ở Phố Wall tiếp tục đặt niềm tin vào công ty này, khi cổ phiếu tăng tới 50% trong cả năm 2019, gần gấp đôi so với đà tăng của cả thị trường chứng khoán. Yếu tố này đã đưa vốn hoá của công ty lần đầu tiên vượt mốc 1 nghìn tỷ USD và hiện đã được 1/5 chặng đường để đi đến cột mốc 2 nghìn tỷ USD.

Đến giữa tháng 11, vốn hoá của Microsoft tiến đến con số 850 tỷ USD, thêm vào đó là thương vụ mua 150 tỷ USD cổ phiếu quỹ và cổ tức được trả trong cùng kỳ, theo đó lợi nhuận của cổ đông công ty này nhận được trong "nhiệm kỳ" của Nadella đã đạt đến 13 chữ số. Con số này vẫn không quá lớn so với 1,27 nghìn tỷ USD cổ đông của Apple nhận được trong 8 năm. Tuy nhiên, khi Tim Cook chứng tỏ mình là một nhà lãnh đạo thiên tài có thể đáp ứng được tiềm năng toàn diện của một công ty mà Steve Jobs xây dựng, thì thành tích của Nadella lại nghiêng về việc hồi phục một công ty đang đứng trên "vực thẳm".

Michael Cusumano, một tiến sĩ ngành quản lý tại MIT, cho hay: "Ông ấy đã mang đến một nền văn hoá mới, tinh thần hăng hái mới. Microsoft giờ đây đã trở lại là một trong những địa điểm làm việc hấp dẫn nhất trên thế giới."

Nhân vật khác biệt ở một công ty có môi trường làm việc khắc nghiệt, cạnh tranh gay gắt

Dù có thành tích đáng nể như vậy, nhưng trước đó, ông không phải là lựa chọn thay thế cho Steve Ballmer hay từ đầu. Hội đồng quản trị của Microsoft còn lựa chọn một số ứng cử viên khác từ bên ngoài để "lấp đầy chỗ trống" khi Ballmer ra đi. Tuy nhiên, sự nghiệp của ông vẫn tiếp tục thăng tiến kể từ khi được bổ nhiệm vào năm 2014 nhờ tầm nhìn về công nghệ và sự tự tin.

Financial Times vinh danh CEO của Microsoft là Nhân vật của năm: Người đàn ông đã đưa gã khổng lồ trì trệ, lỗi thời đang trên bờ vực thẳm trở lại ngoạn mục - Ảnh 3.

Lớn lên ở Hyderabad, "sếp" tương lai của Microsoft thậm chí còn trượt kỳ thi tuyển sinh vào Học viện Công nghệ Ấn Độ danh tiếng, nhưng lại sở hữu tấm bằng kỹ sư điện tại Đại học Mangalore trước khi đến Mỹ để theo học Đại học Wisconsin. Nadella đã dành hơn 1 nửa cuộc đời mình tại Microsoft nhưng lại chủ yếu tập trung làm việc ở những lĩnh vực không liên quan đến Windows. Công việc đầu tiên của ông tại đây là bán máy tính cho các khách hàng doanh nghiệp. Sau đó, ông là giám sát kỹ thuật cho công cụ tìm kiếm Bing, trước khi tiếp quản dự án Azure.

Trong một công ty với đầy sự cạnh tranh khốc liệt, tham vọng, "đấu đá" gay gắt và hơn hết là có lối tư duy thoả mãn với thành tích hiện tại, thì Nadella lại là một nhân vật nổi bật. Ông từng chia sẻ với Bloomberg rằng: "Ở Microsoft, chúng tôi có thói quen rất xấu là không thể tự thúc đẩy bản thân mình, bởi chúng tôi cảm thấy tự hài lòng với thành công của mình. Chúng tôi đang học cách không nhìn về quá khứ."

Bởi vậy, đồng lòng là một phẩm chất mà ông luôn đánh giá cao và nỗ lực giúp các nhân viên Microsoft thấm nhuần tư tưởng đó. Ông đã thúc đẩy một lối suy nghĩ mới cho các nhân viên của công ty, dựa trên "tư duy tăng trưởng" - là không ngừng học hỏi những ý tưởng mới, chứ không áp dụng lối "tư duy cố định" như quá khứ.

Margaret Hefferman, một doanh nhân ngành phần mềm từng làm việc về các vấn đề quản lý tại Microsoft, cho hay: "Trước đây, đây là nơi làm việc có văn hoá cạnh tranh nội bộ gay gắt nhất mà tôi từng chứng kiến. Nhưng giờ đây, mọi thứ đã thay đổi hoàn toàn."

Tin mới

Cận cảnh siêu phẩm sedan cỡ nhỏ: Trang bị cửa sổ trời cùng loạt tính năng hiện đại, ăn 3,88 lít xăng/100 km
10 giờ trước
Chiếc sedan đến từ thương hiệu Nhật Bản có khả năng tiết kiệm nhiên liệu ấn tượng khi chỉ hết 3,88 lít/100 km.
Xuất khẩu thủy sản trên đà phục hồi hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
2 giờ trước
10 tháng qua, xuất khẩu thủy sản của nước ta tăng 28% so với cùng kỳ năm ngóai, khả năng cao sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD trong năm nay.
Thái Lan có động thái mới vụ 7 tấn nho Shine Muscat nghi nhiễm độc
3 giờ trước
Nước này triển khai quy trình nghiêm ngặt trước thông tin trên.
Một mẫu iPhone đang giảm hơn 13 triệu, giá bán chỉ từ 8 triệu đồng
4 giờ trước
Hiện tại, mẫu iPhone này đang được bán tại nhiều đại lý với mức giá cực rẻ.
"Vua doanh số" của Xiaomi, bán chạy hơn S24 Ultra: Màn hình mượt hơn iPhone 16, giá chưa đến 3 triệu
4 giờ trước
Đâu là lý do khiến mẫu điện thoại giá rẻ này có sức hút lớn như vậy?

Tin cùng chuyên mục

Sếp Tổng cục Thuế: Sàn Temu đã kê khai thuế nhưng “ghi doanh thu bằng 0”, cơ quan thuế đang giám sát
22 giờ trước
Đây là thông tin mới nhất được lãnh đạo Tổng cục Thuế đưa ra khi trả lời báo chí về xử lý các vấn đề liên quan đến đăng ký mã số thuế và báo cáo doanh thu tự nộp của sàn này ở Việt Nam.
Chiếc iPhone này đang bán chạy nhất thế giới, không phải iPhone 16!
1 ngày trước
Theo Counterpoint Research, trong quý 3/2024, mẫu iPhone này đang có doanh số bán ra cao nhất thế giới.
Sàn thương mại điện tử nộp thuế thay người bán hàng: Có dễ thực hiện?
1 ngày trước
Dự thảo Luật Quản lý thuế sửa đổi lần này nêu rõ trách nhiệm cho các sàn TMĐT phải kê khai thay, nộp thuế thay cho các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên sàn TMĐT.
6 tháng, Ngân hàng Nhà nước bán ra hơn 13 tấn vàng: Vì sao người Việt vẫn "mê" vàng đến thế?
1 ngày trước
Ngân hàng Nhà nước đã cung ứng ra thị trường hơn 13 tấn vàng trong vòng 6 tháng để "hạ nhiệt" giá vàng.