Forbes: Loạt 'ông lớn' năng lượng Đông Nam Á mạnh tay đầu tư vào Việt Nam và Indonesia

28/07/2021 14:20
Các tập đoàn năng lượng lớn trong khu vực Đông Nam Á đang mạnh tay đầu tư tiền tỷ vào Indonesia và Việt Nam qua các dự án năng lượng tái tạo.

AC Energy, được dẫn dắt bởi Tập đoàn Ayala của tỷ phú Philippines Jaime Zobel de Ayala và Tập đoàn Sunseap có trụ sở tại Singapore đang mạnh tay đầu tư hơn 2,4 tỷ USD vào các dự án năng lượng tái tạo trên khắp Đông Nam Á, bao gồm cả Việt Nam.

Sunseap, được hỗ trợ bởi công ty năng lượng Banpu PCL và chi nhánh đầu tư nhà nước Temasek của Singapore, vào ngày 20/7/2021 đưa ra thông báo rằng họ đã ký kết một biên bản ghi nhớ với tổ chức Badan Pengusahaan Batam (Indonesia) để xây dựng một trang trại điện mặt trời nổi và cơ sở lưu trữ năng lượng trị giá 2 tỷ USD trên đảo Batam thuộc Indonesia.

Theo Forbes, Sunseap cho biết, trang trại điện mặt trời nổi này có thể tạo ra lượng điện tối đa lên tới 2,2 GW và rộng khoảng 1.600 ha trên hồ chứa Duriangkang ở phía nam của đảo Batam. Đây là lý do khiến trang trại sẽ trở thành hệ thống quang điện nổi lớn nhất thế giới.

Ngoài ra, cơ sở lưu trữ năng lượng cùng dự án với trang trại điện nổi này cũng sẽ là cơ sở lưu trữ điện lớn nhất thế giới với công suất hơn 4.000 MW mỗi giờ. Sunseap hy vọng trang trại điện nổi ở Batam có thể tạo ra khoảng 2.600 GW giờ điện và giảm tải hơn 1,8 triệu tấn carbon mỗi năm.

Các công ty trong khu vực Đông Nam Á bắt đầu tập trung đẩy mạnh đầu tư vào năng lượng tái tạo. Đặc biệt là trong thời điểm chính phủ các quốc gia trong khu vực đang tìm phương án loại bỏ dần các nhà máy điện chạy bằng than và các nhiên liệu hóa thạch khác.

Còn ở Việt Nam, AC Energy và các đối tác đã và đang vận hành các trang trại điện mặt trời và điện gió, tạo ra 525 MW mỗi năm. Tập đoàn đặt mục tiêu đưa 5.000 MW năng lượng tái tạo phủ rộng toàn Đông Nam Á vào năm 2025.

Theo dự thảo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII), tới năm 2030, tổng công suất nguồn điện của Việt Nam sẽ đạt 137,2 GW. Trong đó, nhiệt điện than 27%; nhiệt điện khí 21%; thủy điện 18%; điện gió, mặt trời và năng lượng tái tạo khác 29%, còn lại là các nguồn năng lượng khác.

Đến năm 2045, tổng công suất đặt của nguồn điện đạt gần 276,7 GW. Trong đó, nhiệt điện than 18%; nhiệt điện khí 24%; thủy điện 9%; điện gió, mặt trời và năng lượng tái tạo khác trên 44%.

Theo Viện Năng lượng, Quy hoạch điện VIII sẽ thúc đẩy phát triển năng lượng sạch từ khoảng 13% năm 2020 lên tới gần 30% năm 2030 và 44% năm 2045. Điều này cho thấy Việt Nam đang đi đúng với xu hướng phát triển của thế giới.

Forbes: Loạt ông lớn năng lượng Đông Nam Á mạnh tay đầu tư vào Việt Nam và Indonesia - Ảnh 1.

Mục tiêu quy hoạch điện Việt Nam năm 2030. Nguồn: Báo cáo QHĐ8

Forbes: Loạt ông lớn năng lượng Đông Nam Á mạnh tay đầu tư vào Việt Nam và Indonesia - Ảnh 2.

Mục tiêu quy hoạch điện Việt Nam năm 2045. Nguồn: Báo cáo QHĐ8

Chính vì xu hướng này, AC Energy đưa ra thông báo vào ngày 20/7 rằng họ đang đầu tư 445 triệu USD để xây dựng 5 trang trại điện gió tại Việt Nam với tổng công suất hàng năm là 440 MW điện. Địa điểm 5 trang trại điện gió được xây dựng bao gồm Mũi Né với 170 MW, trang trại Lạc Hòa, Hòa Đông với tổng công suất 60 MW, trang trại điện gió Quảng Bình 252 MW; và trang trại gió Ninh Thuận 88 MW.

Ngoài ra, trong khu vực Đông Nam Á, Philippines là một trong những quốc gia phụ thuộc nhiều nhất vào nhiên liệu hóa thạch. Năm 2020, hơn một nửa tổng sản lượng điện của quốc gia này đến từ các nhà máy điện than đốt.

Tỷ phú Ramon Ang của Tập đoàn San Miguel đang nỗ lực thay đổi điều này bằng cách ngưng đầu tư vào các dự án năng lượng than, thay vào đó đầu tư 1 tỷ USD để xây dựng 31 cơ sở lưu trữ năng lượng pin mới, với công suất được đánh giá là 1.000 MW, trên khắp đất nước.

Tin mới

Bên trong cơ sở sản xuất nước hoa giả ‘Made in Dubai’
4 giờ trước
Nước hoa được pha chế từ các loại hóa chất, theo cách thủ công bằng cách cho vào 1 nồi lớn, sau đó dùng máy đánh trứng đánh lên cho các dung dịch hòa quyện vào nhau. Sau đó bơm vào các chai nhỏ có dung tích từ 10-50 ml. Các chai, lọ nước hoa sẽ được dán nhãn mác, vỏ hộp có in giả xuất xứ “Made in Dubai (UAE)”, mã vạch… và bán ra thị trường.
1 công ty làm món bánh dân dã của Việt Nam, xuất khẩu thu về hàng trăm tỷ đồng: Chinh phục cả Mỹ, Nhật
4 giờ trước
Loại bánh bình dị của người Việt Nam đã chinh phục được nhiều thị trường khó tính, mang về doanh thu hàng trăm tỷ đồng.
Giá điện 2.204 đồng 1 kWh, mỗi nhà tốn thêm bao nhiêu?
3 giờ trước
Bên cạnh giá điện tăng, có một chính sách này nhằm giảm bớt gánh nặng chi phí điện cho các hộ khó khăn.
Vừa mới ra mắt, iPhone mới nhất của Apple đã giảm giá tiền triệu
3 giờ trước
Dù mới vừa ra mắt tại thị trường Việt Nam, mẫu iPhone mới nhất hiện nay của Apple là iPhone 16e đã có mức giảm đáng kể.
Thế giới nhiếu biến động, giá vàng tuần tới sẽ thế nào?
3 giờ trước
Theo dự báo của các chuyên gia, giá vàng tuần tới sẽ có những diễn biến khó lường khi phụ thuộc vào tình hình bất ổn định trên thế giới.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.660.043 VNĐ / thùng

63.91 USD / bbl

1.70 %

+ 1.07

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.584.976 VNĐ / thùng

61.02 USD / bbl

1.85 %

+ 1.11

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.670.961 VNĐ / m3

3.80 USD / mmbtu

5.65 %

+ 0.20

Than đá

COAL

2.568.898 VNĐ / tấn

98.90 USD / mt

0.41 %

+ 0.40

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Tăng giá điện: Người dân lo áp lực, doanh nghiệp sợ ‘đu’ thêm phí
2 giờ trước
Từ ngày 10/5, giá bán lẻ điện bình quân tăng thêm 4,8%. Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, nhiều doanh nghiệp  cho rằng việc giá điện tăng như một “cú bồi” khiến sức chống chịu của doanh nghiệp càng thêm chật vật; người dân lo lắng giá các mặt hàng tăng theo, phải hạn chế chi tiêu.
Người thuê trọ lo lắng khi nghe tin tăng giá điện, vì đã phải trả tới 5.000 đồng/kWh
16 giờ trước
Giá điện tăng thêm 4,8% từ hôm nay 10-5, nhiều người dùng lo lắng vì tiền điện "đội thêm".
Chuyên gia: Cần lộ trình phù hợp và minh bạch khi tăng giá điện
21 giờ trước
Các chuyên gia, doanh nghiệp đồng tình với việc tăng giá điện của EVN nhưng cho rằng cần minh bạch và nên kéo dài lộ trình thay vì 3 tháng tăng một lần.
Giá điện tăng 4,8% lên hơn 2.200 đồng/kWh từ 10/5
1 ngày trước
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) công bố tăng giá bán lẻ điện bình quân lên hơn 2.204 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng VAT) kể từ ngày mai 10/5.