Forbes: Vì sao Trung Quốc không còn là động lực chính phục hồi kinh tế của Việt Nam và các nước châu Á?

15/07/2021 15:10
6 tháng trước, giới chuyên gia đánh giá, Trung Quốc sẽ là động lực tăng trưởng giai đoạn hậu Covid-19 của toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Song các chỉ số kinh tế vừa qua của quốc gia này cho thấy, đà phục hồi dường như có dấu hiệu chậm lại.

Forbes đưa tin, trong bối cảnh các nhà đầu tư toàn cầu luôn phải lo ngại về những bất định trong tương lai, Trung Quốc được đánh giá là một "điểm sáng". Các chuyên gia cho rằng, nền kinh tế lớn nhất châu Á này chắc chắn sẽ phục hồi hình chữ V giai đoạn hậu đại dịch Covid-19. Lý do là quốc gia này đã áp dụng các biện pháp chống dịch mạnh mẽ, giúp đạt mức tăng trưởng ấn tượng hồi năm ngoái.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, sự bùng nổ của Trung Quốc đang có dấu hiệu chậm lại. Cụ thể, số liệu về sản xuất công nghiệp, doanh số bán lẻ hay đầu tư của quốc gia này thời gian vừa qua đều giảm đáng kể.

Gần đây nhất, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC - Ngân hàng Trung ương) thông báo sẽ cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) 50 điểm cơ bản với các tổ chức tài chính đủ điều kiện kể từ ngày 15/7, nhằm hỗ trợ nền kinh tế.

Trên thực tế, một nền kinh tế lớn cần đảm bảo tăng trưởng thương mại ngoài biên giới để có thể giữ đà phát triển mạnh. Mặc dù Trung Quốc đã làm rất tốt trong việc giảm lây lan các ca nhiễm Covid-19 và ổn định nền kinh tế nội địa, song liệu đà tăng trưởng này còn có thể được duy trì khi biến thể mới liên tục xuất hiện?

Một số nước có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động thương mại của Trung Quốc có thể kể đến như Hoa Kỳ, Nhật Bản, các quốc gia châu Âu... Đầu tiên, với Hoa Kỳ, trong khi giai đoạn đầu năm tương đối khởi sắc với việc phục hồi nền kinh tế, thì hiện tại cũng đang đối mặt với nhiều thách thức về việc triển khai vaccine. Điều này đồng nghĩa với việc, ngay cả khi nền kinh tế dần phục hồi, nhu cầu vẫn sẽ khó đạt mức như năm 2019.

Hay như các đợt lây nhiễm liên tiếp xảy ra tại châu Âu cũng ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động thương mại của Trung Quốc. Bởi đây được đánh giá là "khách hàng" chủ chốt của quốc gia này.

Nhật Bản, nền kinh tế đứng thứ 2 châu Á, cũng đang có dấu hiệu chậm lại, bất chấp các lô hàng xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn tăng mạnh trong năm nay.

Trung Quốc từng được đánh giá là động lực tăng trưởng giai đoạn hậu Covid-19 của toàn cầu, hay ít nhất là khu vực châu Á, từ Hàn Quốc đến Việt Nam. Mặc dù vậy, giờ đây, sự phục hồi của Trung Quốc lại trở thành một dấu hỏi lớn.

Nhìn chung, nền kinh tế Trung Quốc sẽ đối diện với áp lực suy giảm trong nửa cuối năm nay. Cuối tuần trước, các bộ trường tài chính từ các nước thuộc G20 đã cảnh báo về rủi ro đối với tăng trưởng nền kinh tế toàn cầu, trong đó nhấn mạnh về những điều tiết của nền kinh tế Trung Quốc.

Tuy nhiên, áp lực suy giảm của Trung Quốc có thể phần nào ảnh hưởng đến lạm phát. Thực tế, lạm phát tại Hoa Kỳ tăng trong tháng 6, với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng mức 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái là một "lời cảnh báo" đối với thị trường toàn cầu. Việc Trung Quốc tăng trưởng chậm lại có thể giúp định giá toàn cầu, cũng như cho thấy cơn sốt giá vừa qua chỉ là trong ngắn hạn.

Nhưng nhìn chung, giới chuyên gia nhận định, Trung Quốc có lẽ sẽ không còn là động lực tăng trưởng như từng được đánh giá vào 6 tháng trước. Trong khi đó, động lực tăng trưởng của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, được cho rằng sẽ phụ thuộc đáng kể nhờ sự bùng nổ của nền kinh tế Hoa Kỳ.

Dự báo của hai công ty dịch vụ tài chính Allianz và Euler Hermes cho thấy, chỉ riêng gói kích thích vừa qua của Hoa Kỳ cũng sẽ giúp GDP Việt Nam tăng thêm 1,4% trong 2 năm tới, mức cao thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau Mexico. Điều này giúp Việt Nam bù đắp những thiệt hại ở ngành du lịch do đại dịch gây ra.

Tin mới

Mẫu xe hatchback thiết kế cực đẹp khuấy đảo thị trường, giá quy đổi ngang Hyundai Grand i10
47 phút trước
Với mức giá khởi điểm cực rẻ, mẫu hatchback hứa hẹn sẽ khuấy đảo thị trường xe điện Thái Lan.
Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
3 phút trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.
Thực hư CX-5 giá 694 triệu cùng loạt xe Mazda khác giảm giá sốc: Đại lý nói dọn kho, hãng đưa ra thông tin khác
32 phút trước
Bảng giá xe Mazda được các đại lý thông báo đang gây xôn xao trên mạng xã hội bởi mức giá thấp kỷ lục. Đây là những xe sản xuất 2024, được đại lý giảm giá để bán nốt.
Thuế quan Mỹ giáng xuống, Nvidia "né đòn tài tình": Vì sao chỉ riêng Apple lĩnh trọn tất cả?
38 phút trước
Gần như tất cả các gã khổng lồ công nghệ đều chịu tác động từ thuế quan mới của ông Trump. Trong đó, Nvidia là cái tên may mắn hơn cả và Apple tiếp tục là "gã đen đủi" bất hạnh.
Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
2 giờ trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.

Tin cùng chuyên mục

Ô tô Honda đồng loạt giảm giá đậm trong tháng 4: Cao nhất 250 triệu đồng, kèm nhiều quà tặng
23 giờ trước
Nhiều mẫu ô tô Honda đang được mạnh tay giảm giá nhằm xả hàng tồn và thu hút người mua.
Thế giới sắp đổ 40.000 tỷ USD để "đãi mỏ vàng" khổng lồ mới: Việt Nam không ngoại lệ!
1 ngày trước
Lĩnh vực này đang dần vượt lên khỏi vai trò là một xu hướng, trở thành lộ trình tất yếu của nhiều nước trên thế giới.
Đang có 96 máy bay, Vietnam Airlines muốn mua thêm 50 chiếc
2 ngày trước
Vietnam Airlines, hãng hàng không quốc gia Việt Nam, đang lên kế hoạch đầu tư lớn để mở rộng đội bay, với dự án mua thêm 50 tàu bay thân hẹp trị giá khoảng 92.800 tỷ đồng.
Giá heo hơi giảm sốc, doanh nghiệp ngỡ ngàng
3 ngày trước
Giá heo hơi giảm sốc gây nhiều khó hiểu cho cả người trong ngành và người tiêu dùng phải ăn thịt heo đông lạnh nhiều hơn.