G7 cân nhắc áp giá trần dầu mỏ nhập khẩu từ Nga ở mức 65 - 70 USD/thùng

24/11/2022 06:20
Ngày 23/11, một nhà ngoại giao Liên minh châu Âu (EU) cho biết Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) đang thảo luận việc áp giá trần đối với dầu mỏ nhập khẩu vận chuyển qua đường biển từ Nga ở mức từ 65 - 70 USD/thùng.
G7 cân nhắc áp giá trần dầu mỏ nhập khẩu từ Nga ở mức 65 - 70 USD/thùng - Ảnh 1.

Một cơ sở lọc dầu của Tập đoàn Gazprom, Nga. Ảnh: TASS/TTXVN

Đại sứ của 27 quốc gia thành viên EU đang xem xét đề xuất của G7 nhằm đạt được sự đồng thuận về vấn đề trên, tuy nhiên nhiều nước EU hiện vẫn đang bất đồng quan điểm. Theo nhà ngoại giao EU, các nước Ba Lan, Litva và Estonia cho rằng mức giá đề xuất từ 65 - 70 USD/thùng vẫn là quá cao và muốn giảm xuống bằng mức chi phí sản xuất, trong khi Cyprus, Hy Lạp và Malta cho rằng mức giá này quá thấp.

Tuy nhiên, nhà ngoại giao này cho biết hầu hết các nước còn lại trong EU, trong đó có Pháp và Đức - hai quốc gia thành viên G7, đều ủng hộ áp dụng mức giá trần trên nhưng quan ngại về khả năng thực thi. Chỉ có hai quốc gia Ba Lan và Hungary hoàn toàn phản đối việc áp giá trần dầu mỏ của Nga.

Hồi tháng 9, Bộ trưởng Tài chính các nước G7 đã nhất trí áp giá trần đối với dầu mỏ của Nga và sẽ xem xét thường xuyên để điều chỉnh khi cần thiết, qua đó giúp tăng sự ổn định của thị trường. Theo kế hoạch, giới hạn giá sẽ được áp dụng từ ngày 5/12 tới đối với dầu mỏ và áp dụng từ ngày 5/2/2023 đối với các sản phẩm dầu. Quyết định này là một phần trong các biện pháp trừng phạt nhằm cắt giảm nguồn thu từ dầu mỏ của Nga.

Khoảng 70 - 85% khối lượng dầu mỏ xuất khẩu của Nga được vận chuyển bằng tàu chở dầu. Kế hoạch áp giá trần đối với dầu mỏ của Nga là nhằm ngăn chặn các công ty vận tải, công ty bảo hiểm và công ty tái bảo hiểm vận chuyển dầu mỏ của Nga trên toàn cầu trừ khi mặt hàng này được bán với giá không cao hơn mức trần do G7 và các nước đồng minh đặt ra. Do các công ty vận tải và bảo hiểm hàng đầu thế giới đều có trụ sở ở các quốc gia thành viên G7, nên việc áp giá trần có thể khiến Nga khó có thể bán dầu mỏ với giá cao hơn.

Hiện dầu mỏ là mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất của Nga, đáp ứng khoảng 10% nguồn cung toàn cầu.

Tin mới

Giá vàng thế giới tăng như vũ bão giữa căng thẳng thương mại
7 giờ trước
Giá vàng tăng mạnh và tiệm cận mức cao kỷ lục sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố các mức thuế đối ứng, làm gia tăng căng thẳng thương mại toàn cầu.
Thuế đối ứng thấp hơn gần 1 nửa so với Việt Nam, một quốc gia châu Á vừa tăng mạnh ‘chốt đơn’ dầu thô từ Mỹ trong tháng 3, đặt mục tiêu giảm thặng dư thương mại
7 giờ trước
Quốc gia này đã tăng 67% lượng dầu thô nhập khẩu từ Mỹ vào tháng 3.
Doanh nghiệp rau quả lo vạ lây tại thị trường Mỹ trong đợt đánh thuế đối ứng
5 giờ trước
Mỹ là thị trường nhập khẩu rau quả lớn thứ 2 của Việt Nam nhưng đây là nhóm ngành Việt Nam đang nhập siêu.
Ô tô Honda đồng loạt giảm giá đậm trong tháng 4: Cao nhất 250 triệu đồng, kèm nhiều quà tặng
6 giờ trước
Nhiều mẫu ô tô Honda đang được mạnh tay giảm giá nhằm xả hàng tồn và thu hút người mua.
Chủ xe Mitsubishi Xforce Ultimate: ‘Có lúc ăn xăng 3,8L/100km, có điểm chê nhưng được hãng khắc phục free’
7 giờ trước
Sau nửa năm sử dụng Mitsubishi Xforce Ultimate, anh Bùi Mạnh Hà cảm thấy rất hài lòng với chiếc xe này khi sở hữu một không gian rất rộng rãi và tiết kiệm nhiên liệu.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

40.594.820 VNĐ / tấn

185.50 JPY / kg

3.94 %

- 7.60

Đường

SUGAR

10.952.589 VNĐ / tấn

19.38 UScents / lb

1.07 %

- 0.21

Cacao

COCOA

237.595.492 VNĐ / tấn

9,268.50 USD / mt

3.35 %

+ 300.50

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

216.960.720 VNĐ / tấn

383.90 UScents / lb

0.79 %

- 3.07

Gạo

RICE

15.425 VNĐ / tấn

13.23 USD / CWT

0.56 %

- 0.08

Đậu nành

SOYBEANS

9.516.165 VNĐ / tấn

1,010.30 UScents / bu

1.87 %

- 19.20

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.026.530 VNĐ / tấn

284.05 USD / ust

1.10 %

- 3.15

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Lý do xuất khẩu rau quả Việt Nam vừa hụt thu hơn 2.800 tỷ đồng
8 giờ trước
Xuất khẩu rau quả quý I năm nay chỉ đạt hơn 1,1 tỷ USD, hụt tới hơn 2.800 tỷ đồng so với kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chính dẫn đến sụt giảm xuất khẩu rau quả là do mặt hàng chủ lực là sầu riêng bị ảnh hưởng bởi những thay đổi của thị trường quốc tế.
Việt Nam có loại cây trà quý hiếm: "Thần dược" ra sao mà người Trung Quốc lùng mua cả cây, hoa, lá?
9 giờ trước
Đây là một loại cây đã có lâu đời ở Việt Nam, có tác dụng phòng hộ rừng. Thời gian gần đây, tác dụng của loại cây này mới được biết đến và được “săn lùng”.
Một loại sản vật thế giới lên cơn khát còn Việt Nam trồng hơn 600.000 ha: Giá tăng gần gấp đôi Nhật Bản vẫn mua mạnh, thu hơn 3.300 tỷ từ đầu năm
16 giờ trước
Xuất khẩu mặt hàng này giúp Việt Nam thu về số tiền kỷ lục.
Xuất khẩu nông sản tăng ngay đầu năm, vững tiến tới 65 tỷ USD
1 ngày trước
“Dù còn nhiều thách thức nhưng nhờ kim ngạch xuất khẩu quý I tăng trưởng khá tốt, chúng ta có thể yên tâm về việc quý sau sẽ tăng trưởng hơn quý trước. Hoàn toàn có thể vững tiến đến mục tiêu xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp đạt 64-65 tỷ USD trong năm nay” - ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) - chia sẻ với PV Tiền Phong chiều 1/4.