Ngày 9/3, Hà Nội chính thức trưng bày công khai mô hình mặt bằng ga ngầm C9, tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long-Trần Hưng Đạo để lấy ý kiến đóng góp của nhân dân nhằm tiếp tục hoàn thiện
Theo phương án quy hoạch, Ga C9 được bố trí ngầm dưới phố Đinh Tiên Hoàng và phần dưới vườn hoa hồ Hoàn Kiếm. Nhà ga dài 150m, rộng 21,4m, sâu 17,45m, có 3 tầng. Theo đó, khoảng cách ngắn nhất từ thân Ga C9 tới hồ Hoàn Kiếm khoảng 10m, tới tượng đài Cảm tử 81m, đến đền Bà Kiệu 83m, đến Tháp Bút 36m, tới vườn hoa tượng đài Lý Thái Tổ 120m.
Ga có bốn cửa lên xuống, gồm cửa số 1 được bố trí cùng cụm công trình phụ trợ trong khuôn viên Tổng công ty Điện lực Hà Nội; cửa số 2 có một phần nằm trên vỉa hè đường Trần Nguyên Hãn và trên một phần đất của Tổng công ty Điện lực miền Bắc; cửa số 3 đặt bên cạnh thân ga trên vườn hoa bờ hồ Hoàn Kiếm; cửa số 4 bố trí phía sau tượng đài Cảm tử, phố Hàng Dầu.
Hệ thống đường sắt đô thị trong cấu trúc đô thị tương lai.
Vị trí ga C9 ngay cạnh Tổng công ty Điện lực miền Bắc.
Quy hoạch mặt bằng ga ngầm C9, tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo.
Khu vực ga C9 sau khi đã hoàn thiện.
Phối cảnh cửa lên xuống số 1 nhà ga tàu điện ngầm C9.
Phối cảnh kiến trúc lối lên xuống số 3 (nằm trong khu vực vườn hoa hồ Gươm)
Phối cảnh kiến trúc lối lên xuống số 4, khu vực phía sau tượng đài Cảm tử và đền Bà Kiệu
Hầm ngầm thi công bằng máy khoan (TBM).
Mức lún xung quanh ga C9 dự đoán sau khi thi công nhà ga.
Phân luồng giao thông cho thi công ga C9 giai đoạn một.
Người dân đến tham gia đóng góp ý kiến cho dự án ga ngầm C9 khá đông đảo.