VinFast VF 5 là mẫu xe ô tô chạy động cơ điện phân khúc A được phát triển, giới thiệu năm 2022, phân phối ra thị trường năm 2023 bởi VinFast, thành viên của Tập đoàn Vingroup . Xe có giá 458 triệu đồng đối với hình thức thuê pin và 538 triệu đồng đối với hình thức mua pin.
Khác với nhiều người đã có niềm đam mê xe điện nói chung và VF5 nói riêng từ trước, cơ duyên đưa anh Nghiêm Bá Cường (38 tuổi, sinh sống tại Lạng Sơn) đến với chiếc xe VF5 đến từ một lần book xe dịch vụ, anh có dịp ngồi trên chiếc VinFast Fadil. Ấn tượng của anh là chiếc xe này là hệ thống gầm vô cùng chắc chắn, các chi tiết về phần cứng cũng rất "nồi đồng cối đá" khiến anh ngay lập tức về nhà tìm hiểu những dòng xe của VinFast.
“Khi cân nhắc giữa xe điện và xe xăng, tôi vẫn phân vân khá nhiều. Tôi quan tâm đến những dòng xe xăng như Kia Sonet, Honda BRV, HRV,…nhưng sau khi cân nhắc kỹ lưỡng tôi vẫn chọn xe điện VF 5 . Vẫn xuất phát từ ấn tượng trải nghiệm ban đầu đối với chiếc Fadil, sau đó tôi đã nghe ngóng xem mọi người đánh giá ra sao về xe VinFast thì thấy rằng xe rất chắc chắn, đó là một điểm cộng lớn vì người Việt mình có xu hướng thích những gì ăn chắc mặc bền. Lý do thứ 2 mà tôi chốt mua xe điện là bởi được trang bị nhiều ứng dụng công nghệ và xác định rõ ràng chi phí vận hành sẽ rất rẻ, ngoài ra cũng thân thiện với môi trường.”
Anh Cường cũng chia sẻ thêm rằng khi ngồi những chiếc xe hạng A khác anh đều bị cảm giác khá khó chịu là bị rung ở chân, thứ 2 là ồn trên đầu. Anh đánh giá gần như các xe liên doanh hiện nay đều không có khung gầm giống như của VinFast. Chỉ có những xe nhập khẩu nguyên chiếc mới được như vậy.
Cùng quan điểm với anh Cường, anh Đào Đức Toàn, 42 tuổi, hiện tại đang làm tài xế cho Xanh SM cho biết bên cạnh sự chắc chắn và an toàn, điều mà những người tài xế như anh cảm thấy rất ưng ý bởi khả năng tăng tốc nhanh của xe. “Khi lái chiếc VF5 không có độ trễ như những dòng xe khác. Động cơ xe cũng mang lại cho mình cảm giác thoải mái, đi không bị mệt, cùng quãng đường như vậy nếu so với xe xăng thì xe điện nhàn hơn rất nhiều nhờ khả năng tăng tốc đó”, anh Toàn chia sẻ.
"Nếu đi trên đường cao tốc, một chiếc xe bình thường, thậm chí là xe mới thì chưa chắc lái xe đã dám thử phóng đến 120km/h bởi sẽ gặp tình trạng ồn và rung lắc. Nhưng riêng với chiếc VF5 bản thân mình lại thấy rất bình thường, không có cảm giác đó, cảm giác rất bám đường, không bị nghiêng xe, cảm giác rất nhàn và khách hàng cũng thấy rất là an tâm. Mình nghĩ cái cảm giác chắc chắn và an toàn là điều quan trọng nhất đối với các chủ xe", anh Toàn chia sẻ thêm.
Bên cạnh các yếu tố chắc chắn và an toàn, chi phí vận hành xe mới là điều các chủ xe VF5 hài lòng nhất. Trước khi mua xe, anh Cường xác định rằng chi phí sẽ rẻ hơn nhiều so với xe xăng, nhưng khi đi vào trải nghiệm thực tế, anh mới thấy sự chênh lệch lớn đến thế nào. Ngoài tiền thuê pin cố định hàng tháng, tiền sạc xe của anh ở mức 500 - 600 nghìn đồng cho 1.000 - 1.500 km mỗi tháng, đây hoàn toàn là chi phí anh sạc tại các trụ bên ngoài. Nếu như sạc tại nhà, có tháng anh chỉ mất 200 - 300 nghìn đồng đối với chi phí sạc.
Để so sánh, trước đây khi sử dụng xe xăng, mỗi lộ trình Hà Nội - Lạng Sơn của anh sẽ tiêu tốn khoảng 500.000 tiền xăng, với mức tiêu thụ nhiên liệu 7,2l/100km, đáng nói đây đã là mức tiêu thụ nhiên liệu tiết kiệm so với nhiều dòng xe xăng khác.
Ở góc độ chạy xe dịch vụ, anh Toàn chia sẻ thời điểm điện chưa tăng giá, chi phí sạc ở mức 450 đồng/km, ví dụ đi 300 km thì chi phí sạc của anh là 130.000 - 140.000 đồng. Đối với anh Toàn, xe điện rẻ gấp 4 lần xe xăng, với giá điện mới khi sạc sẽ mất khoảng 40.000 - 45.000 đồng/100 km, chi phí này chỉ bằng khoảng 1/4 so với chi phí đổ xăng của anh trước đây. Khi sạc đầy mất tầm 165.000 đồng, tương đương khoảng 550 - 650 đồng/cây.
Chia sẻ thêm về các vấn đề trạm sạc, hầu hết khách hàng của anh Cường là khách hàng nội thành Hà Nội và khu vực Ocean Park. Đối với những khách hàng đi tỉnh với quãng đường đi lại trên 300 km - tức xấp xỉ với phạm vi hoạt động mỗi lần sạc của xe, anh cũng chưa từng gặp phải khó khăn gì. “Mỗi lần chở khách đi tỉnh, mình sẽ tự cân đối các vấn đề trạm sạc, quãng đường, tính toán các trường hợp,...mình nghĩ chủ xe nào khi đi đường dài cũng sẽ chủ động trong những vấn đề này, bởi vậy vấn đề trạm sạc khi chạy khách tỉnh chưa gây ra rào cản đối với mình”.
Bên cạnh chi phí sạc, anh Cường cho biết trong 1 năm qua anh chỉ tốn 280.000 đồng tiền bảo dưỡng và 650.000 tiền vá lốp, chưa phát sinh thêm một khoản nào bởi mỗi lần đến xưởng của VinFast đều được bảo dưỡng free.
Trong khi đó, với người chạy dịch vụ như anh Toàn chi phí sửa chữa, bảo dưỡng xe đều được đội xe chi trả, anh không phải mất một đồng nào mà chỉ mất 8 triệu tiền đặt cọc ban đầu để nhận xe. Số tiền này sẽ được hoàn trả sau khi kết thúc hợp đồng nên anh cũng hoàn toàn yên tâm.
Các chủ xe cũng cho rằng hi vọng trong tương lai, các trạm sạc tại từng trạm sẽ được chăm chút hơn, đồng thời cũng mong muốn sẽ có sạc nhanh trên các cao tốc, từ đó sẽ giúp người dùng thuận tiện di chuyển hơn và thúc đẩy người tiêu dùng sử dụng các dòng xe xanh, bảo vệ môi trường.