Theo đó, doanh nghiệp (DN) muốn được cơ cấu thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay phải đáp ứng điều kiện như: Phát sinh từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính; Phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/1/2020 đến ngày liền sau 3 tháng kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch Covid-19. Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc, lãi do sụt giảm doanh thu, thu nhập bởi dịch Covid-19. Việc xem xét cơ cấu thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay sẽ do tổ chức tín dụng quyết định.
Doanh nghiệp vận tải ế ẩm vì dịch Covid-19. Ảnh minh họa
Theo đánh giá của NHNN, dịch Covid -19 ảnh hưởng nhiều ngành kinh tế như xuất nhập khẩu, du lịch, nông nghiệp… Dịch bệnh khiến nhiều khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn. Theo tính toán sơ bộ của ngành Ngân hàng, dịch bệnh khiến khoản vay 926.000 tỷ đồng của nhiều khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn, chiếm hơn 11% tổng dư nợ.
Nhiều hiệp hội ngành nghề như như vận tải, da giày, cà phê… gửi văn bản kiến nghị NHNN tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Bước đầu, ngành ngân hàng miễn giảm lãi cho 80 khách hàng với tổng số tiền khoảng 350 tỷ đồng; đang xem xét miễn giảm lãi cho khách hàng với số tiền 185.000 tỷ đồng; tiếp tục hoàn thiện hồ sơ mới cho khách hàng với dự kiến khoản vay 24.000 tỷ đồng; xem xét miễn giảm lãi và cho vay mới với một số DN.
“Sau khi dịch bệnh chấm dứt, ngành ngân hàng đủ vốn đáp ứng cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế vay vốn tiếp tục sản xuất kinh doanh. Trong khi dịch bệnh tiếp diễn, nếu doanh nghiệp chứng minh được nguồn nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm, ngân hàng sẵn sàng cho vay”, đại diện NHNN khẳng định.
Theo tính toán sơ bộ của ngành ngân hàng, dịch bệnh khiến khoản vay 926.000 tỷ đồng của nhiều khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn, chiếm hơn 11% tổng dư nợ. Nhiều hiệp hội ngành nghề như vận tải, da giày, cà phê… gửi văn bản kiến nghị Ngân hàng Nhà nước tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.