Trong đó, 4.054 người có mức lương hưu từ trên 1 triệu đồng đến dưới 2 triệu đồng/tháng; 15.607 người có mức lương hưu từ trên 2 triệu đến dưới 3 triệu đồng/tháng; hơn 35.000 lương hưu từ trên 3 - 4 triệu đồng; 51.255 người có mức lương từ trên 4 - 5 triệu đồng.
Nguyên nhân là do hầu hết đơn vị, doanh nghiệp nơi các lao động trên từng làm việc chỉ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động bằng tiền lương cơ bản cao hơn so với lương tối thiểu vùng một chút.
Do đó, khi người lao động nghỉ hưu có tiền lương hưu thấp, sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống và có thể trở thành gánh nặng cho xã hội.
"Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành, người tham gia bảo hiểm xã hội theo tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì mức lương hưu được tính bình quân cho cả quá trình đóng bảo hiểm xã hội. Những người nghỉ hưu sớm do suy giảm khả năng lao động bị trừ mỗi năm 2% lương hưu", Luật sư Nguyễn Hữu Học, Đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh, cho biết.
Do đó, luật sư Học kiến nghị: "Nên chăng Nhà nước cần sửa các quy định của pháp luật để người lao động được đóng bảo hiểm xã hội cao hơn, khi nghỉ hưu có được khoản tiền đảm bảo cuộc sống lúc đã hết khả năng lao động".