Gần 4 năm bỏ thuế nhập linh kiện, ngành ô tô Việt vẫn phụ thuộc nước ngoàiicon

Báo cáo 4 năm thực hiện chính sách ưu đãi thuế nhập linh kiện ô tô, Bộ Tài chính cho rằng các doanh nghiệp ô tô phụ thuộc lớn vào sự phân công của các tập đoàn ô tô toàn cầu.

Báo cáo 4 năm thực hiện chính sách ưu đãi thuế nhập linh kiện ô tô, Bộ Tài chính cho rằng các doanh nghiệp ô tô phụ thuộc lớn vào sự phân công của các tập đoàn ô tô toàn cầu.

 

Đã nhen nhóm xuất khẩu sang Lào, Campuchia

Theo Bộ Tài chính, tổng kết trong 4 năm từ năm 2016 đến 2020, xe nhập khẩu vào Việt Nam ước đạt 557.000 chiếc. Trong khi đó, xe lắp ráp trong nước ước đạt 1,34 triệu chiếc. Điều đáng mừng là một số sản phẩm xe ô tô tại Việt Nam đã xuất khẩu sang các nước trong khu vực như Lào, Campuchia, Myanmar, Trung Mỹ…

Về quy mô, hiện Việt Nam có hơn 173 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô. Trong đó, 56 doanh nghiệp sản xuất xe từ linh kiện rời, 117 doanh nghiệp sản xuất xe từ cơ sở.

Gần 4 năm bỏ thuế nhập linh kiện, ngành ô tô Việt vẫn phụ thuộc nước ngoài - 1

Sau gần 4 năm được bỏ thuế, bắt đầu từ tháng 11/2017, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn rất khó khăn (Ảnh minh họa).

Nhiều doanh nghiệp xe lớn như Toyota, Hyundai, Kia, Mazda, Honda, GM, Chevrolet, Ford, Mitsubishi, Nissan, Suzuki, Isuzu, Mercedes - Benz, Hino đã đáp ứng khoảng 70% nhu cầu xe dưới 9 chỗ ngồi của người dân.

Theo Bộ Tài chính, tổng công suất lắp ráp xe thiết kế đến nay khoảng 755.000 chiếc mỗi năm, trong đó khu vực đầu tư nước ngoài là 35%, trong nước là 65%.

Tổng kết thực hiện Chương trình ưu đãi thuế 0% đối với linh kiện mà doanh nghiệp trong nước chưa sản xuất được, buộc phải nhập khẩu khi đủ điều kiện (từ tháng 11 năm 2017 đến hết tháng 12/2022), Bộ Tài chính cho biết hiện cả nước có 9 doanh nghiệp đáp ứng được các tiêu chí về quy mô, năng lực để tham gia chương trình.

Kể từ khi thực hiện Chương trình, số lượng xe sản xuất, lắp ráp trong nước năm 2018 đạt gần 287.600 chiếc, năm 2019 là hơn 339.150 chiếc và năm 2020 là gần 323.900 chiếc, tăng không đáng kể.

Về vốn đầu tư, quá trình thực hiện với lợi thế so sánh Việt Nam đã kéo được một số liên doanh quay trở lại lắp ráp các mẫu có hiệu suất cao, doanh số tốt. Đồng thời, ngành này cũng thu hút được số lượng doanh nghiệp lớn mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, trong đó đơn cử như Ford tăng vốn đầu tư từ 102 triệu USD lên 184 triệu USD để mở rộng quy mô sản xuất, lắp ráp; Trường Hải - Thaco mở rộng đầu tư nhà máy mới với 4.000 tỷ đồng.

Gần 4 năm bỏ thuế nhập linh kiện, ngành ô tô Việt vẫn phụ thuộc nước ngoài - 2

Cơ hội nhen nhóm xuất hiện khi Trường Hải xuất khẩu được một số mẫu xe ra nước ngoài (Ảnh: Thaco).

Honda và Mitsubishi cũng đưa dây chuyền sản xuất mới vào vận hành từ quý II năm 2020. Tập đoàn Thành Công cũng đầu tư thêm một nhà máy tại Ninh Bình, công suất hơn 100.000 xe/năm vào hoạt động.

Đặc biệt, VinFast đầu tư hơn 3,5 tỷ USD để xây dựng nhà máy, sản xuất lắp ráp xe rộng hơn 335 ha tại Hải Phòng để sản xuất mẫu xe mang thương hiệu Việt.

Về tỷ lệ nội địa hóa, Bộ Tài chính đánh giá các doanh nghiệp Việt gia tăng tỷ lệ nội địa hóa với hàm lượng sản xuất trong nước tăng lên nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Đơn cử như mẫu xe buýt của Trường Hải - Thaco có tỷ lệ nội địa hóa 60%, xe tải có tỷ lệ nội địa hóa 35-40%; xe con có tỷ lệ nội địa hóa bình quân 25% và một số mẫu đạt hơn 40%.

Doanh nghiệp ô tô Việt Nam còn tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, xuất khẩu xe sang ASEAN và ra thế giới. Đơn cử như năm 2020 Thaco xuất khẩu hơn 1.400 xe các loại ra các nước, Công ty TMT nâng tỷ lệ nội địa hóa xe của hãng này lên từ 18,25% năm 2020 lên 22,6% năm 2021 và năm 2022 có thể tăng nội địa hóa lên hơn 40%.

Tuy nhiên, Bộ Tài chính khẳng định: Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hiện chỉ mới tham gia vào phân khúc thấp của chuỗi giá trị ngành ô tô, còn phụ thuộc lớn vào sự phân công của các tập đoàn ô tô toàn cầu.

Vẫn là một ngành công nghiệp ô tô phụ thuộc

"Doanh nghiệp trong ngành ô tô Việt Nam vẫn chưa làm chủ được công nghệ cốt lõi như động cơ, hệ thống điều khiển, hệ thống truyền động", Bộ Tài chính cho biết.

"Ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước vẫn chưa đạt được các tiêu chí của ngành sản xuất ô tô thực sự; chưa tạo được sự hợp tác, liên kết và chuyên môn hóa giữa các doanh nghiệp trong sản xuất - lắp ráp ô tô và sản xuất phụ tùng, linh kiện", báo cáo của Bộ Tài chính nêu.

Gần 4 năm bỏ thuế nhập linh kiện, ngành ô tô Việt vẫn phụ thuộc nước ngoài - 3

Tuy nhiên, hiện các doanh nghiệp xe hơi có liên doanh hoặc mua linh phụ kiện lắp ráp xe từ nước ngoài vẫn phụ thuộc phần lớn vào kế hoạch của các tập đoàn cả về giá cả và thiết kế (Ảnh minh họa).

Theo Bộ Tài chính, hiện tại ngành ô tô Việt Nam chưa hình thành được hệ thống các nhà cung cấp nguyên vật liệu và sản xuất linh kiện quy mô lớn; giá xe bán ra trong nước vẫn ở mức cao hơn so với các nước trong khu vực.

Tỷ lệ nội địa hóa đối với xe cá nhân dưới 9 chỗ ngồi thấp hơn mục tiêu đề ra và thấp hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực, các sản phẩm được nội địa hóa có hàm lượng giá trị gia tăng và công nghệ ở mức thấp.

Đặc biệt, các doanh nghiệp ô tô trong nước đang đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ xe nhập khẩu, trong đó có Thái Lan, Indonesia. Từ 7-10 năm tới là xe từ các nước trong CPTPP và EVFTA, đây là thách thực lớn cho ngành ô tô tại Việt Nam.

Theo Bộ Tài chính, năm 2020 do tác động của đại dịch Covid-19 nên đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhiều địa phương ban hành chính sách hạn chế đi lại để phòng chống sự lây lan của dịch bệnh. Nhiều nhà máy phải dừng sản xuất để phòng chống dịch. Bước sang đầu năm 2021, dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, sức mua của người dân giảm đã làm thu hẹp đáng kể quy mô thị trường xe trong nước.

Tập hợp các báo cáo của các bộ ngành liên quan, Bộ Tài chính cho rằng, Chương trình ưu đãi thuế quan đã nhận được sự ủng hộ, đồng tình của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước, hỗ trợ cho thị trường ổn định và duy trì được sản xuất trước sức cạnh tranh về giá của xe nhập khẩu, góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa. Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện Chương trình những năm qua đã bộc lộ một số vấn đề cần được điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh mới.

(Theo Dân Trí)

Tin mới

Khởi tố 2 công ty sữa giả: Lộ diện nhãn sữa phổ biến thị trường
9 giờ trước
Các công ty kinh doanh sữa giả này đã đưa ra thị trường hàng chục triệu sản phẩm sữa bột cho người tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, phụ nữ có thai
Fujifilm tăng giá loạt máy ảnh và ống kính tại Việt Nam, người dùng "kêu trời" vì giá cao nhưng cũng chẳng có hàng mà mua
9 giờ trước
Trước đó, Fujifilm đã đưa ra khuyến cáo về tình trạng đầu cơ X100VI trên thị trường chợ đen.
Xe Honda dáng đẹp vừa về nước đã hạ giá: Ăn xăng 1,9L/100km, trang bị xịn hơn hẳn xe đối thủ
9 giờ trước
Mẫu xe Honda này vừa chính thức được bán ra một thời gian ngắn.
Hoãn áp thuế đối ứng, Tây Ban Nha lập tức đẩy mạnh xuất khẩu một mặt hàng sang Mỹ: Sản lượng chiếm 40% của thế giới, Mỹ chốt đơn đều đặn 180.000 tấn mỗi năm
6 giờ trước
Các nhà sản xuất tại Tây Ban Nha đang đẩy nhanh xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ để tránh thuế quan.
Giăng lưới săn loài 'lộc trời' sống chỉ vài giờ, giá đắt đỏ ở Hà Nội
5 giờ trước
"‘Vờ’ là đặc sản hiếm có của sông Hồng, xuất hiện từ tháng 2 đến 4 âm lịch hằng năm, có giá đắt đỏ nhưng vẫn rất hút khách.

Tin cùng chuyên mục

Mang iPhone về Mỹ sản xuất, "nhiệm vụ bất khả thi"
4 giờ trước
Liệu Apple có thể đưa dây chuyền sản xuất iPhone về Mỹ như mong muốn của một số chính trị gia? Một phân tích mới từ ngân hàng đầu tư Bank of America (BofA) vừa đưa ra con số đáng báo động.
Page có tick xanh giả mạo Phú Quý lừa người mua bạc thỏi tại VN
15 giờ trước
Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý mới đây đã phát đi cảnh báo về thủ đoạn mạo danh, yêu cầu khách hàng chuyển tiền vào một tài khoản mang tên công ty nào đó, nhằm chiếm đoạt tiền của Khách hàng.
Livestream Commerce: Giải pháp tăng trưởng doanh nghiệp Việt trong thời đại số
18 giờ trước
Theo NielsenIQ, thương mại điện tử Việt Nam dự kiến đạt quy mô 45 tỷ USD trong 2025, chiếm 10% tổng doanh thu bán lẻ toàn quốc. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này đi kèm với áp lực lớn: doanh nghiệp vừa phải tối ưu chi phí, vừa cần xây dựng thương hiệu và thúc đẩy doanh số trong thị trường cạnh tranh. Vậy đâu là lời giải?
Tiến thần tốc vào quốc gia 119 triệu dân, đây là những gì hãng xe tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang "phủ sóng"
20 giờ trước
Philippines hiện là thị trường quốc tế sở hữu gần như hoàn chỉnh dải sản phẩm của VinFast.