Gần 750.000 tỷ đồng đầu tư hạ tầng giao thông Đông Nam Bộ

24/10/2022 18:00
Ông Nguyễn Văn Thắng cho biết dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư hạ tầng giao thông vùng Đông Nam Bộ khoảng 738.500 tỷ đồng từ nay đến năm 2030.

Ngày 23/10, tại hội nghị triển khai thực hiện Nghị quyết Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế xã hội bảo đảm quốc phòng vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn 2045, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng trình bày tham luận về "Tháo gỡ điểm nghẽn về kết cấu hạ tầng giao thông đáp ứng nhu cầu phát triển vùng Đông Nam Bộ".

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết, vùng Đông Nam Bộ có vị trí chiến lược về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh và đối ngoại của cả nước. Hệ thống giao thông vùng có đầy đủ 5 phương thức vận tải đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt, hàng hải, hàng không.

Trong đó, về đường bộ, đang khai thác 2 tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận và TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, tiếp tục đầu tư xây dựng một số đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông. Phần lớn tuyến quốc lộ trong vùng từng bước được đầu tư cải tạo, cơ bản khép kín đường Vành đai 2, đang đầu tư đoạn Tân Vạn - Bình Chuẩn thuộc Vành đai 3, TP.HCM.

Về đường sắt, tuyến đường sắt quốc gia Bắc - Nam qua Vùng với tổng chiều dài khoảng 110 km, chất lượng hạ tầng thấp, kết nối với đường bộ chưa đáp ứng yêu cầu.

Đối với đường thủy nội địa, có 4 tuyến hành lang chính đóng vai trò kết nối nội vùng, liên vùng, trong đó có 2 tuyến kết nối TP.HCM với Đồng bằng sông Cửu Long, 1 tuyến kết nối TP.HCM với Đồng Nai, Bình Dương và 1 tuyến kết nối TP.HCM với cảng biển Cái Mép - Thị Vải, cơ bản đáp ứng nhu cầu vận tải.

Hệ thống cảng biển trong vùng được đầu tư theo quy hoạch, trong đó Cảng Cái Mép - Thị Vải hiện thuộc nhóm cảng có tốc độ tăng trưởng nhanh, là một trong 21 cảng có thể tiếp nhận tàu có trọng tải 200.000 DWT.

Về hàng không, có 2 sân bay (Tân Sơn Nhất, Côn Đảo), tiếp tục được đầu tư, mở rộng. Sân bay Long Thành đang đầu tư giai đoạn 1 với công suất khoảng 25 triệu hành khách/năm.

"Nguồn lực được tập trung đầu tư hạ tầng vùng Đông Nam Bộ để cải thiện điều kiện kết nối vùng, liên vùng tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế xã hội, kéo giảm chi phí logistics.

Tuy nhiên, hiện nay hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của vùng vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế và điểm nghẽn cản trợ sự phát triển", Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết.

Ông Nguyễn Văn Thắng cũng chia sẻ về dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư hạ tầng giao thông vùng Đông Nam Bộ khoảng 738.500 tỷ đồng, trong đó, giai đoạn 2021-2025 cần khoảng 342.000 tỷ, giai đoạn 2026-2030 khoảng 396.500 tỷ.

Trong đó, đầu tư các tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam, cao tốc nối TP.HCM với các cửa ngõ, các đầu mối giao thông quan trọng và các đường vành đai thuộc khu vực TP.HCM gồm hoàn thành đường Vành đai 3, Vành đai 4, Bến Lức - Long Thành, TP.HCM - Mộc Bài, TP.HCM - Chơn Thành, Biên Hòa - Vũng Tàu, Dầu Giây - Liên Khương, Gò Dầu - Xa Mát, Chơn Thành - Đức Hòa, Chơn Thành - Gia Nghĩa, tiếp tục đầu tư mở rộng các tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận theo quy hoạch.

Gần 750.000 tỷ đồng đầu tư hạ tầng giao thông Đông Nam Bộ - Ảnh 1.

Hàng loạt dự án đường bộ cần được đầu tư để cải thiện hạ tầng giao thông Đông Nam Bộ

Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM chia thành 8 dự án thành phần thực hiện theo hình thức đầu tư công, đi qua địa bàn 3 tỉnh (Đồng Nai, Bình Dương, Long An) và TP.HCM, tổng mức đầu tư hơn 75.300 tỷ đồng.

Nâng cấp tuyến đường sắt Bắc - Nam và khu đầu mối TP.HCM hiện có để nâng cao hiệu quả khai thác đường sắt. Đầu tư đưa vào khai thác các tuyến đường sắt đô thị TP.HCM, nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành, tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu, tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ.

Cải tạo, nâng cấp và hoàn thành đưa vào cấp kỹ thuật các luồng tuyến vận tải thủy nội địa như các tuyến TP.HCM đi Kiên Lương, TP.HCM đi Cà Mau, TP.HCM đi Bến Kéo, TP.HCM đi Bến Súc...

Nâng cấp luồng hàng hải vào cụm cảng Cái Mép - Thị Vải, luồng Xoài Rạp, kêu gọi đầu tư các cảng biển, trung tâm logistic Cái Mép Hạ, các cảng cạn trong vùng để hình thành các trung tâm logistic lớn, hoàn thành di dời các cảng trên sông Sài Gòn, xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.

Đầu tư đưa vào khai thác nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay Long Thành giai đoạn 1 và tiếp tục đầu tư giai đoạn 2 để nâng công suất lên 50 triệu hành khách/năm, nâng cấp sân bay Côn Đảo, khôi phục sân bay Biên Hòa - Vũng Tàu.

Phát triển đồng bộ hệ thống logistics cấp quốc gia, khu vực và quốc tế gắn với cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế, các hành lang kinh tế trọng điểm, xây dựng trung tâm logistic hàng không gắn với sân bay Long Thành, đầu tư phát triển hệ thống logistics gắn với cảng biển tại Bà Rịa - Vũng Tàu và TP.HCM.

Vùng Đông Nam Bộ bao gồm 6 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước và Tây Ninh.

Nhiều năm qua vùng vẫn luôn giữ vững vị trí đứng đầu cả nước về quy mô GRDP và thu ngân sách nhà nước. Năm 2020, GRDP của Đông Nam Bộ chiếm khoảng 33% GDP, tổng thu ngân sách chiếm khoảng 36% cả nước.

Tin mới

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thu hồi sữa Hofumil Gold Plus nằm trong đường dây sữa giả
9 giờ trước
Ngày 17/4, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết đã rà soát và phát hiện sản phẩm sữa Hofumil Gold Plus được cung ứng trong bệnh viện thuộc danh mục các sản phẩm sữa do một trong các công ty thuộc đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận vừa được cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an triệt phá.
THACO AUTO tri ân khách hàng dịp lễ 30/4 và 01/5
9 giờ trước
Chào mừng đại lễ 30/4 và 01/5, THACO AUTO triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt cùng nhiều quà tặng hấp dẫn cho khách hàng mua xe thương hiệu Kia và Mazda trên toàn quốc.
Vé máy bay dịp 30/4 tăng chóng mặt: Một địa điểm có giá vé tăng gần gấp đôi dù đi bất kì đâu
9 giờ trước
Mặc dù giá vé máy bay dịp lễ 30/4 năm nay đều có xu hướng tăng so với ngày thường, nhưng riêng các chặng bay xuất phát từ nơi này lại tăng gần gấp đôi, có hành trình thậm chí ngang ngửa với cao điểm Tết Nguyên đán.
Ra mắt Rolls-Royce Ghost Series II giá từ 34,9 tỷ đồng: ‘Thảm bay’ của giới đại gia Việt
10 giờ trước
Rolls-Royce Ghost Series II là phiên bản nâng cấp giữa vòng đời của thế hệ thứ 2 ra mắt vào năm 2020.
Vụ gần 600 loại sữa giả tung hoành suốt 4 năm: Doanh nghiệp chiết khấu 60% chưa kể quà cáp lễ Tết; bác sĩ chỉ định mua uống
11 giờ trước
Theo chia sẻ của một chủ cửa hàng sữa thì sở dĩ các shop nhiệt tình tư vấn bán hàng cho những doanh nghiệp này bởi chính sách chiết khấu được hưởng rất cao, dao động từ 40 - 60%, chưa bao gồm các chương trình tặng quà tri ân khách hàng vào dịp cuối năm, lễ tết.

Tin cùng chuyên mục

Đây là những mẫu mới ra mắt đã nhận ngay 5 sao an toàn từ Euro NCAP phiên bản khắt khe hơn
16 giờ trước
Kể từ khi Euro NCAP thay đổi tiêu chí, việc đạt được 5 sao an toàn tối đa trở nên thách thức hơn.
Tấm xi măng Thái Lan SCG Smartboard Ultra - Sản phẩm xanh cho công trình bền vững
16 giờ trước
Cùng với mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050, SCG, Tập đoàn hàng đầu ASEAN, chính thức công bố Tấm xi măng SCG Smartboard Ultra tại Việt Nam. Đây là sản phẩm tấm xi măng thân thiện với môi trường nhờ áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, giảm lượng carbon trong quá trình sản xuất, đáp ứng tiêu chuẩn xanh bền vững.
Đường dây sản xuất tân dược giả 'khủng' tồn tại nhiều năm trách nhiệm thuộc về ai?
1 ngày trước
Công an tỉnh Thanh Hóa vừa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả hoạt động trên phạm vi toàn quốc, thu giữ gần 10 tấn thuốc và nguyên liệu giả thu lời bất chính lên tới 200 tỷ đồng, đồng thời khởi tố 14 đối tượng. Chuyên gia luật đã lên tiếng, cảnh báo về lỗ hổng trong quản lý dược phẩm và vai trò giám sát thị trường của cơ quan chức năng.
Việt Nam trồng được một loại ‘sản vật’ đắt đỏ thứ 3 thế giới: Mỹ, Hà Lan liên tục săn lùng, chỉ có rất ít quốc gia sở hữu
1 ngày trước
Loại cây này chỉ mọc tại số ít quốc gia và phải ít nhất trên 3 năm mới có thể thu hoạch.