Gần 900.000 tỷ 'nằm' ở ngân hàng, chậm giải ngân: Trách nhiệm của ai, vì sao?

04/11/2022 09:03
Cả nền kinh tế đang “khát vốn” để phục hồi, trong khi đó khoảng 900.000 tỷ đồng ngân sách bị gửi tại ngân hàng do "khó giải ngân". Chuyên gia kinh tế cho rằng, cơ quan chức năng cần khơi thông nguồn vốn này để tiếp sức cho người dân, doanh nghiệp.

Doanh nghiệp, người dân khát vốn

Những tháng cuối năm, nhu cầu mở rộng sản xuất rất lớn nhưng doanh nghiệp và người dân khó tiếp cận vốn vay do ngân hàng gần như “cạn room” tín dụng. Bà Nguyễn Chi, giám đốc một doanh nghiệp đá mỹ nghệ, đá lát sân vườn tại Thanh Hóa cho biết, nhu cầu về hàng cuối năm tăng cao. Để đáp ứng nhu cầu đơn hàng, công ty bà phải thuê thêm nhân công, mua thêm nguyên vật liệu. Trong khi đó, mỗi công trình phải cần 1-2 tháng mới có thể hoàn thành để thanh toán. Cần vốn để mở rộng sản xuất, nhưng khi mang hồ sơ đến ngân hàng đề nghị được vay vốn, doanh đều gặp khó khăn với lí do “cạn room” tín dụng.

“Sau 2 năm hoạt động kinh doanh gần như đứng im vì dịch bệnh, nửa cuối năm 2022, khách hàng đến với chúng tôi nhộn nhịp trở lại. Đơn hàng nhiều nhưng khó vay vốn, công ty chúng tôi cũng khó mở rộng sản xuất. Cạn room tín dụng nên ngân hàng “kén” khách, nhiều khi để kịp có vốn, chúng tôi chấp nhận vay bên ngoài với lãi suất cao, thời hạn vay một vài tháng”, bà Chi chia sẻ.

Gần 900.000 tỷ nằm ở ngân hàng, chậm giải ngân: Trách nhiệm của ai, vì sao? - Ảnh 1.

Ngân sách không được giải ngân, tồn ở ngân hàng là lãng phí chi phí cơ hội rất lớn Ảnh: minh họa

Không chỉ doanh nghiệp khó vay vốn, nhiều người dân có nhu cầu mua ô tô, mua nhà cũng khó tiếp cận với nguồn vốn. Anh Lê Đức (ở Long Biên, Hà Nội) có kế hoạch mua ô tô phục vụ công việc, đi lại dịp cuối năm. Tuy nhiên, hầu hết đại lý ô tô thông báo, các ngân hàng trong nước cho vay trả góp hết hạn mức tín dụng. Một số ngân hàng còn hạn mức nhưng lãi suất lên tới 13,9%/năm.

“Nhân viên đại lý bán ô tô cho biết, ngân hàng trong nước cạn room và chào mời tôi chuyển sang vay của một số ngân hàng nước ngoài như Public Bank Vietnam (ngân hàng 100% vốn nước ngoài thuộc sở hữu của Public Bank Berhad, Malaysia); Ngân hàng Shinhan của Hàn Quốc. Các ngân hàng nước ngoài cho vay với lãi suất khoảng 10,9%”, anh Đức cho biết.

Tình hình giải ngân rất khó nên còn tồn gần 900.000 tỷ đồng ngân sách gửi tại ngân hàng. Trong số đó, khoản tiền gửi không kỳ hạn là 600.000 tỷ đồng và có kỳ hạn là 290.000 tỷ đồng.

Theo đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội, cuối năm, doanh nghiệp có nhiều đơn hàng. Phản ánh về hiệp hội, đa số doanh nghiệp cho biết, năm nay khó tiếp cận vốn vay. Nguồn vay khó, lãi suất nguy cơ tăng khiến doanh thu của doanh nghiệp chỉ đủ bù chi phí.

Để tiền đọng ở ngân hàng là lãng phí, có tội

Trong khi người dân, doanh nghiệp khát vốn, thì Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, hiện tình hình giải ngân rất khó nên còn gần 900.000 tỷ đồng ngân sách đang được gửi tại ngân hàng. Trong đó, khoản tiền gửi không kỳ hạn là 600.000 tỷ đồng và có kỳ hạn 290.000 tỷ đồng. Số tiền ngân sách gửi tại ngân hàng trên do nhiều khoản dự toán chi chưa đạt kế hoạch.

Theo dự thảo báo cáo ngân sách năm 2022, dự toán chi cân đối ngân sách nhà nước năm 2022 ở mức 1,78 triệu tỷ đồng. Trong 9 tháng đầu năm 2022, tổng số chi ngân sách đạt 60,9% dự toán. Trong đó, chi đầu tư phát triển, tổng số vốn năm 2022 Thủ tướng Chính phủ đã giao 542,1 nghìn tỷ đồng. Tiến độ giải ngân vốn 9 tháng đầu năm 2022 vẫn chậm so với yêu cầu và cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 46,7% kế hoạch.

“Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã họp với các bộ, địa phương để chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đề cao hơn nữa trách nhiệm của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch UBND tỉnh, thành phố; nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2022”, Bộ Tài chính cho biết.

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho rằng, để nền kinh tế phát triển, cần tập trung vào chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Trong bối cảnh hiện nay, huy động vốn trên thị trường trái phiếu, chứng khoán gặp khó khăn, nguồn vốn giải ngân đầu tư công cần được khơi thông để tiếp sức cho nền kinh tế.

“Với những khoản đầu tư công giải ngân chậm cần truy trách nhiệm người đứng đầu đơn vị chậm trễ. Cơ quan chức năng làm rõ trách nhiệm của việc tiền đầu tư công ách lại, gây lãng phí. Nguồn vốn đầu tư công vận hành tốt sẽ tạo động lực cho nền kinh tế. Không giải ngân vốn đầu tư công, để ở ngân hàng là có tội, gây lãng phí, gây khó khăn cho nền kinh tế. Người nào không thực hiện được cần nghỉ việc để người khác thực hiện”, ông Hùng kiến nghị.

TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương đánh giá, nền kinh tế hồi phục, tăng trưởng trở lại, nhu cầu vốn lớn nhưng một nguồn vốn đầu tư công lớn như vậy lại chậm được giải ngân. Vậy cần có giải pháp cho vấn đề này. Cơ quan chức năng nên xem xét bãi bỏ quy định chi tiết không cần thiết. Bộ Tài chính và Bộ KH&ĐT nên có tờ trình Thủ tướng, hoặc Phó Thủ tướng chuyên trách chủ trì, xem xét, quyết định.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
5 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
6 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
7 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
7 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
8 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 19/9: Tỷ giá "chợ đen" lao dốc, bán ra dưới 25.000 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 19/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND niêm yết tại thị trường tự do bất ngờ "rơi" 50 đồng ở cả 2 chiều khiến chiều bán chính thức về dưới mốc 25.000 đồng. Hiện thị trường này đang niêm yết ở mức 24.850 - 24.950 VND/USD.
6 phút “chạm” may mắn trên điện thoại với Bingo18
2 ngày trước
“Vừa sáng mua vé dự thưởng, chỉ 6 phút sau đã biết mình trúng thưởng rồi thấy tiền về ngay, tinh thần của tôi rất phấn khởi”, chị Ngọc Bích - một người chơi xổ số Bingo18 chia sẻ.
Giá USD hôm nay 18/9: Tỷ giá "chợ đen" giảm, ngân hàng phục hồi
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 18/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do giảm 30 đồng ở cả 2 chiều, xuống mức 24.900 - 25.000 VND/USD. Ngược lại, tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá niêm yết bắt đầu hồi phục khi đồng loạt tăng từ 50 đồng đến hơn 80 đồng so với ngày hôm qua.
Khủng hoảng Volkswagen: Nếu đóng cửa nhà máy sẽ khiến cả 1 thị trấn điêu đứng, 60.000 cư dân lo mất kế sinh nhai, chính Bộ trưởng phải vào cuộc
2 ngày trước
“Sẽ không có Wolfsburg nếu thiếu Volkswagen”, một nhân viên Volkswagen nói.