Mới đây, Chính phủ ban hành Nghị quyết về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 có hiệu lực kể từ ngày 28 tháng 7 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022. Theo đó, Chính phủ yêu cầu các địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ phải quán triệt nghiêm "chủ trương 1, tổ chức thực hiện 10", bảo đảm chặt chẽ, thực chất. Trong bối cảnh nhiều biện pháp kiểm soát dịch bệnh toàn diện được Chính phủ triển khai, nhu cầu đặt mọi thứ mua qua mạng của người dân cũng tăng vọt. Điều này kéo theo nhiều áp lực, trọng trách được đặt lên vai những doanh nghiệp logistics trong mùa dịch này.
Chúng tôi đã phỏng vấn ông Lương Duy Hoài - CEO Giao Hàng Nhanh về tình hình xử lý giao nhận ở đơn vị.
Hiện nay, nhiều đơn vị Logistics cũng phải chấp nhận gián đoạn dịch vụ, thời gian giao hàng quá lâu dẫn đến huỷ hàng loạt các đơn hàng, tình trạng om hàng diễn ra liên tục. Thậm chí, một đơn vị Logistics mới đây phải tuyên bố tạm dừng lấy/giao các đơn hàng tại Hà Nội do tình trạng hàng tồn đọng quá nhiều cho đến khi xử lý hết số đơn hàng còn tồn. Theo ông lý do đến từ đâu?
Trong bối cảnh nhiều biện pháp kiểm soát dịch bệnh toàn diện được Chính phủ triển khai, nhu cầu đặt mọi thứ mua qua mạng của người dân cũng tăng vọt. Thời gian giãn cách kéo dài, nhu cầu của cá nhân và các đơn vị, tổ chức không chỉ giới hạn ở các mặt hàng thực phẩm, thuốc men mà sẽ rất đa dạng mới đáp ứng được hoạt động sinh sống, học tập và làm việc tại nhà và trực tuyến. Nhu cầu tăng vọt nhưng nguồn cung hạn chế nên đứt gãy là điều có thể lường trước được.
Chúng tôi may mắn được tham dự và chia sẻ ý kiến quan điểm cùng với lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh nhiều lần, qua đó càng hiểu và trân trọng hơn nỗ lực của các ban ngành. Và kết quả của việc lắng nghe và hỗ trợ doanh nghiệp cấp tập, khi Tp.HCM đã ra thêm rất nhiều các văn bản hướng dẫn chỉ đạo nhanh, cụ thể, rõ ràng giúp doanh nghiệp có thể tổ chức vận hành tốt hơn.
Các chính sách, hướng dẫn ra liên tục và khâu thực thi còn nhiều kiến giải khác nhau, dẫn đến việc áp dụng còn nhiều hạn chế. Tuy vậy, giữ vai trò là huyết mạch lưu thông trong giai đoạn dịch, chủ các DN Logistics đều gần như nỗ lực 200% trong mùa dịch để duy trì vận hành, đặc biệt đảm bảo sức khoẻ của đội ngũ giao nhận.
Giao hàng nhanh đã làm gì để giữ an toàn cho chuỗi cung ứng của mình?
Tôi muốn kể một câu chuyện mà chúng tôi vô cùng tự hào. Trong nhóm Facebook Stay Strong Saigon, anh H.- một tài xế Giao Hàng Nhanh đã một mình chạy xe tải trong đêm 300km từ Lâm Đồng để đưa đồ cứu trợ trước khi Tp.Hồ Chí Minh áp dụng quy định giãn cách xã hội vào 6h sáng hôm sau. "Không góp được của thì anh góp công ha, thấy bà con nhận đồ mừng mừng mà thương quá", anh vừa bốc hàng vừa chia sẻ. Hơn 2 giờ chiều, rau được phát đến tay những cụ già, nhân viên y tế...tại các điểm cứu trợ.
Câu chuyện của anh H và hàng trăm anh em Shipper tôi nhận thông tin hay đọc được mỗi ngày là những liều "doping" tinh thần để anh em chúng tôi phấn đấu. Kho này bị hạn chế, chúng tôi sẽ thay đổi luồng vận hành để kho khác hoạt động. Anh em dù biết rủi ro khi ra đường, nhưng vẫn tin rằng sẽ có ngày dịch sẽ sớm được khống chế, đi phụ đi thay các anh em khác. "Lòng tin", tôi nghĩ đó là yếu tố quan trọng.
Bên cạnh đó là các quyết sách về quản trị, các yêu cầu an toàn trong vận hành và ý thức tuân thủ tuyệt đối 5K của anh em lao động, anh em tài xế.
Cụ thể hơn, các chiến lược triển khai của GHN như thế nào?
Mục tiêu của chúng tôi là đảm bảo hoạt động liên tục và bảo vệ sức khỏe của nhân viên lên làm mục tiêu hàng đầu. Tuân thủ 5K tuyệt đối, Bảo vệ an toàn kho trung chuyển và tiêm vắc-xin cho shipper.
Chúng tôi này đã phối hợp cùng cơ quan chức năng để tiêm phòng vắc-xin cho các nhân viên giao nhận nhanh nhất có thể, hiện đã có 50% tài xế của Giao Hàng Nhanh được tiêm vắc-xin Covid-19.
Công ty tiến hành xét nghiệm tầm soát các đối tượng có nguy cơ và rủi ro cao như tài xế xe tải và nhân viên giao hàng. Tại các bưu cục, kho hàng luôn trang bị một bộ "combo chống dịch tiêu chuẩn" theo hướng dẫn của Bộ Y tế như: Nước rửa tay - bình xịt khử khuẩn, nhiệt kế đo nhiệt độ, mã QR code khai báo y tế hằng ngày, kế hoạch ứng phó dịch bệnh, chuẩn bị khu vực cách ly riêng người F0... đồng thời luôn đảm bảo không tập trung đông người và giãn cách 2m bên trong.
"Chỉ cần kho hàng ở trong khu phong tỏa là coi như toàn bộ hàng hoá trong kho không thể lấy ra ngoài, hoặc chỉ cần 1 ca F0 ở trong khu vực kho là toàn bộ chuỗi giao nhận sẽ đứt mạch vì khan hiếm kho thay thế hoặc nhân lực. Thật may mắn vì đến giờ các kho trung chuyển vẫn còn an toàn."
Một công ty công nghệ như giao hàng nhanh thì có khó khăn gì trong vận hành?
Giao hàng nhanh cũng áp dụng công nghệ khi đã triển khai việc xác thực shipper với QR code, phân bổ mỗi shipper trong 1 khu vực giao hàng có thông tin rõ ràng trên QR Code. Đồng thời điều chỉnh lại lịch làm việc và vận chuyển hàng hoá trong khung giờ 6am-6pm mỗi ngày.
Với những thay đổi liên tục như hiện tại, đội ngũ công nghệ của GHN gần như phải làm việc 24/7 để điều chỉnh các module, cách đặt hàng và vận hành, giải các bài toán chỉ trong vòng 2-3 ngày, điều thông thường phải mất gần 2-3 tuần.
GHN có phương án hỗ trợ các shop trong mùa dịch không?
Hiện tại, chúng tôi đang ưu tiên các nguồn lực để cùng chính phủ xử lý các tắc nghẽn trong chuỗi cung hàng hoá thiết yếu. Đặc biệt là các mặt hàng y tế đến các khu phong toả, bệnh viện dã chiến.
Chúng tôi cũng có triển khai dự án cung ứng rau củ quả cho người dân thành phố HCM, phối hợp cùng Sở Công Thương. Chỉ trong vòng 4 ngày từ lúc lên ý tưởng, sở công thương cùng các doanh nghiệp giao nhận như GHN và 1000 điểm bán lẻ/trang TMĐT đã nhanh chóng triển khai thành công và đến thời điểm hiện tại đã cung ứng 3000 tấn rau củ giá bình ổn cho người dân thành phố.
Bên cạnh việc nỗ lực hết sức, trong giai đoạn này các đơn hàng sẽ gặp nhiều trở ngại. Bản thân 1 đơn vị lớn như GHN cũng nhận hàng ngàn cuộc gọi phản ánh hoặc các ý kiến từ nhà bán mỗi ngày. Công ty sẽ thông báo sớm đến các khách hàng và có các biện pháp hỗ trợ huỷ, hoàn đơn hoặc hoãn ngày giao hàng phù hợp và cũng mong mỏi các nhà bán thông cảm vì trong tình trạng khó khăn như hiện giờ, việc duy trì cung ứng không đứt gãy đã là một việc rất khó khăn.
Tình hình sắp tới, GHN sẽ xử lý như thế nào với tình trạng cung vượt cầu, dễ dẫn đến rủi ro "gãy khâu vận hành" như hiện tại?
GHN quyết tâm và làm mọi cái để tiếp tục giữ việc vận hành liên tục được hoạt động giao hàng tại Tp.HCM và Hà Nội, vì đây là 2 trung tâm lớn nhất cả nước và người dân thực sự cần các đơn vị vận chuyển như GHN tiếp sức. Cho tới thời điểm hiện tại, ngoài 1 số khu vực phong toả phải đóng cửa ,GHN vẫn tiếp tục duy trì hoạt động bình thường.