“Gáo nước lạnh” dội vào tham vọng của hai tỷ phú lão làng Bill Gates và Warren Buffett

14/11/2021 19:22
Hai công ty thuộc sở hữu của Bill Gates và Warren Buffett đang có kế hoạch khởi động dự án lò phản ứng hạt nhân Natrium đầu tiên. Nhiều chuyên gia coi dự án này là một nỗ lực sai lầm khi hướng đến các muc tiêu cắt giảm CO2.

Dự án lò phản ứng hạt nhân Natrium

Tháng 9/2020, công ty năng lượng hạt nhân TerraPower của Bill Gates và công ty điện lực PacifiCorp, thuộc sở hữu của Berkshire Hathaway của Warren Buffett, đã hợp tác để khởi động dự án Natrium. Đây là dự án lò phản ứng hạt nhân mô-đun mà các tỷ phú cho rằng sẽ thành công về mặt thương mại vào năm 2030.

Nhiều quốc gia đang cân nhắc xây dựng các lò phản ứng hạt nhân nhỏ hơn, được gọi là mô-đun, như một cách hỗ trợ sản xuất năng lượng phát thải thấp. Đây được coi như một giải pháp trong quá trình chuyển đổi từ sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng tái tạo.

Bill Gates cho biết lò phản ứng do Bechtel xây dựng sẽ được đặt ở Wyoming, bang sản xuất than hàng đầu của Mỹ. Ông hy vọng rằng Natrium sẽ là yếu tố thay đổi cuộc chơi của ngành năng lượng.

Bộ Năng lượng Mỹ (DOE) đã trao cho TerraPower 80 triệu USD để phát triển các ý tưởng của mình. TerraPower cho biết nhà máy này sẽ tiêu tốn 1 tỷ USD, bao gồm chi phí kỹ thuật, mua sắm và xây dựng, đồng thời dự kiến ​​thời gian xây dựng kéo dài 7 năm. Ở Mỹ, chi phí xây dựng một nhà máy điện hạt nhân thông thường vào khoảng 25 tỷ USD và có thể mất nhiều thời gian xây dựng hơn.

Brett Rampal, giám đốc sáng kiến hạt nhân tại tổ chức phi lợi nhuận Clean Air Task Force, nói rằng những lò phản ứng nhỏ và hiện đại đang được phát triển sẽ là cơ hội mới cho năng lượng hạt nhân, một nguồn năng lượng phi carbon lớn nhất thế giới.

Antony Froggatt, một nhà nghiên cứu tại Chatham House, cho biết các lò phản ứng không hề nhỏ khi công suất của chúng là 345 MW. "Mặc dù nhỏ hơn nhiều so với các lò phản ứng hạt nhân hiện nay (1.000 MW), chúng vẫn có công suất lớn và có thể không theo mô-đun như dự định". Điều này làm lung lay lập luận rằng chúng có thể được tạo ra trong các nhà máy và sau đó được xuất xưởng, đó là cách được cho là giúp chúng rẻ hơn", ông cảnh báo.

Các lò phản ứng Natrium sẽ hoạt động như một máy phát điện dự phòng, bổ sung cho sản lượng điện gió và năng lượng mặt trời bị thiếu hụt. Dự án bao gồm một lò phản ứng nhanh làm mát bằng natri công suất 345 MW, với khả năng lưu trữ năng lượng dựa trên muối nóng chảy để tăng sản lượng điện lên 500 MW trong lúc nhu cầu cao. Công nghệ Natrium có khả năng lưu trữ nhiệt trong bể chứa muối nóng chảy để sử dụng trong tương lai, giống như pin nhưng rẻ hơn gấp 10 lần.

"Gáo nước lạnh" từ các nhà khoa học

Michael E. Mann, giáo sư khoa học khí quyển tại Đại học Penn State cho rằng Bill Gates đã liên tục hạ thấp vai trò của công nghệ năng lượng tái tạo an toàn và đã được chứng minh trong việc khử carbon nền kinh tế. Thay vào đó, vị tỷ phú sử dụng công nghệ nguy hiểm và rủi ro hơn như kỹ thuật geoengineering và hạt nhân.

Giáo sư Mann, một người đã ký vào tuyên bố gần đây kêu gọi khử carbon 100% thông qua năng lượng tái tạo, nói rằng ông cảm thấy lo lắng khi Bill Gates đang cố gắng thu lợi từ sự "chuyển hướng sai lầm".

"Dự án của Bill Gates sai lầm và nguy hiểm, bởi vì nó dẫn chúng ta đi sai đường. Công nghệ không phải trở ngại đối với các hành động bảo vệ khí hậu ở thời điểm hiện tại. Chúng mang tính chính trị", giáo sư Man lập luận.

Các nhà khoa học khác bày tỏ sự đồng tình. Jan Haverkamp của Greenpeace nói: "Năng lượng hạt nhân là một sự trệch hướng khỏi hành động khí hậu khẩn cấp".

Haverkamp cho biết rằng việc tăng gấp đôi năng suất của các lò phản ứng mới sẽ chỉ giảm phát thải ít hơn 4% so với thông thường. Theo ông, các lò phản ứng hạt nhân mới hoặc các thiết kể nhỏ hơn mang lại hiệu quả giảm phát thải khí nhà kính không đáng kể. Việc triển khi từ bây giờ cũng là quá muộn và quá tốn kém.

Những lò phản ứng hạt nhân nay được chuyển giao cùng công nghệ tái xử lý để cô lập các vật liệu chế tạo bom hạt nhân. Haverkamp cho rằng ý tưởng về lò phản ứng Natrium như vậy rất nguy hiểm.

Các nhà phê bình cho rằng việc sản xuất các lò phản ứng này sẽ tiêu tốn một khoản tiền lớn của các doanh nghiệp. "Vì vậy, câu trả lời ngắn gọn của tôi là: Không. Những lò phản ứng này có thể sẽ không đóng bất kỳ vai trò quan trọng nào trong hành động khí hậu", Haverkamp nói.

Robert Howarth, giáo sư tại Đại học Cornell, nói với DW: "Ngày nay, năng lượng gió và năng lượng mặt trời rẻ hơn rất nhiều, triển khai nhanh hơn và an toàn hơn so với các nhà máy điện hạt nhân truyền thống".

Howarth kết luận: "Liệu những nhà máy mà Bill Gates và Warren Buffett hình dung có thể tốt hơn những nhà máy hạt nhân truyền thống không? Có thể, nhưng đây vẫn chỉ là một thử nghiệm. Và tôi nghi ngờ những tuyên bố được đưa ra. Trong mọi trường hợp, chúng là một trở ngại, và chúng ta tốt nhất nên từ bỏ năng lượng hạt nhân và chuyển 100% sang năng lượng tái tạo càng nhanh càng tốt".

Tham khảo DW


Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
3 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
2 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
38 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
50 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
3 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
2 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
5 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
19 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.