Vào hôm thứ Hai, chủ sở hữu của Old Navy, Banana Republic và GAP nói rằng các cửa hàng ở những thị trường đó sẽ đóng cửa sau ngày 1/4, thời điểm mà trước đây công ty từng hy vọng cho các cửa hàng mở cửa lại. Trước đó vào hôm thứ Hai, Macy tuyên bố họ đang cho phần lớn trong số 130.000 công nhân của mình tạm nghỉ.
Trong những tuần gần đây, GAP đã thực hiện nhiều biện pháp để ngăn chặn dòng tiền bị "bốc hơi" trong khi phần lớn hoạt động kinh doanh của họ bị đình trệ, chẳng hạn như rút khoản tín dụng 500 triệu USD, ngưng chi cổ tức và cắt giảm chi tiêu vốn. Tuy nhiên, mối đe dọa đối với GAP chỉ trở nên tồi tệ kể từ khi các cửa hàng đóng cửa vào ngày 18/03.
"Hiện tại, chúng tôi đang ở một vị trí mà buộc phải có những hành động mang tính chiều sâu hơn", Giám đốc điều hành của GAP, Sonia Syngal, người lên nắm quyền vào đầu tháng này sau nhiều năm làm người đứng đầu Old Navy, cho biết. Ngoài việc cho nhân viên tạm nghỉ ngắn hạn, GAP cũng đang sa thải một số nhân viên tại trụ sở của họ ở San Francisco.
Trước khi dịch bệnh bùng phát, làm ít nhất 150.000 người Mỹ cho đến nay và giảm doanh số của công ty vào tháng 3, GAP đã phải đối phó với những thách thức to lớn. Thương hiệu của họ đã suy giảm trong nhiều năm, bị ảnh hưởng nặng nề do hàng hóa không có gì nổi bật so với các thương hiệu khác. Chẳng hạn như Banana Republic đã bị ảnh hưởng trong những năm gần đây bởi sự phát triển của các trang phục thường ngày. Còn Old Navy, vốn là "thế lực" lâu nay của họ, đã thể hiện một "phong độ" không ổn định trong năm qua. Việc đóng cửa kéo dài sẽ chỉ khiến GAP khó thực hiện kế hoạch giành lại người mua hàng của mình.
Những vấn đề của GAP cũng minh chứng rằng ngay cả các nhà bán lẻ trực tiếp giỏi về thương mại điện tử cũng không thể tránh khỏi sự tổn thất về mặt kinh tế do đại dịch gây ra. Công ty này hiện thu về khoảng 20% doanh số bán hàng trực tuyến, lên tới hơn 3 tỷ USD. Tuy vậy, trong cuộc khủng hoảng, chi tiêu của người dân đã chuyển sang các nhu yếu phẩm thay vì quần áo, thậm chí là còn nhiều hơn trước đây, kể từ khi hàng chục triệu người Mỹ bắt đầu làm việc tại nhà và không thể đi ra ngoài.
Bên cạnh việc cho nhân viên tạm nghỉ, GAP cho biết các giám đốc và quản lý hàng đầu của họ cũng sẽ bị cắt giảm lương.
Với ước tính của GlobalData Retail rằng khoảng 40% các cửa hàng ở Mỹ đã bị đóng cửa, ngành công nghiệp này, đặc biệt là chuỗi cửa hàng may mặc, đang chuẩn bị cho nhiều đợt cho nhân viên tạm nghỉ hơn, với quy mô sẽ làm rung chuyển toàn bộ nền kinh tế khi có đến 52 triệu người Mỹ đang làm việc trong lĩnh vực bán lẻ tại đất nước này. Bộ Lao động Mỹ cho biết, một số lượng người Mỹ kỷ lục - 3,3 triệu - đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp vào tuần trước.
Các nhà bán lẻ khác như Ascena Retail (công ty sở hữu thương hiệu Ann Taylor và Lane Bryant), Tailored Brands (chủ sở hữu của Men’s Wearhouse) và L Brands (công ty mẹ của Bath & Body Works) gần đây cũng đã công bố hàng loạt trường hợp nhân viên cửa hàng bị buộc phải tạm nghỉ.
Tham khảo: Fortune