Gặp khó, nhóm doanh nghiệp xây dựng dân dụng - công nghiệp sẽ ra sao?

22/08/2021 20:48
Khó khăn từ dịch bệnh cộng với giá nguyên vật liệu tăng khiến biên lợi nhuận gộp của nhóm doanh nghiệp đều giảm trong nửa đầu năm. Việc tìm kiếm động lực tăng trưởng mới bằng cách tham gia các mảng xây dựng phân khúc khác hay có câu chuyện riêng là cơ hội phát triển của nhóm này trong tương lai.

Biên lợi nhuận gộp giảm

Theo báo cáo từ Tổng cục Thống kê, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng trong quý II gặp nhiều khó khăn. Gần 49% doanh nghiệp nhận định tình hình kinh doanh khó khăn hơn quý I, chỉ có 17% cho rằng thuận lợi hơn.

Các công ty xây dựng dân dụng - khu công nghiệp như Coteccons ( HoSE: CTD ), Tập đoàn Hòa Bình ( HoSE: HBC ), Hưng Thịnh Incons ( HoSE: HTN ) hay Ricons cũng trải qua nửa đầu năm nay với nhiều sóng gió, chịu tác động kép từ Covid-19 và giá nguyên vật liệu. Dịch bệnh Covid-19 bùng phát 2 lần, đặc biệt là lần thứ 2 từ tháng 4 khiến các hoạt động xây dựng gặp trở ngại vì yêu cầu giãn cách xã hội. Giá nguyên vật liệu như sắt, thép, xi măng đều tăng, trung bình tăng khoảng 20 - 30% so với đầu năm khiến các loại chi phí bị đội lên cao.

Điều này được xem là nguyên nhân dẫn tới biên lợi nhuận gộp của cả 4 doanh nghiệp trong nửa đầu năm đều giảm so với cùng kỳ.

Gặp khó, nhóm doanh nghiệp xây dựng dân dụng - công nghiệp sẽ ra sao? - Ảnh 1.

Xét về biên lợi nhuận gộp, Ricons có tỷ suất thấp nhất, chỉ 4,7%, sau đó là Coteccons với 5%. Hưng Thịnh Incons - doanh nghiệp có lợi thế từ hệ sinh thái của tập đoàn Hưng Thịnh, không tham gia đấu thầu dự án mà trực tiếp xây dựng sản phẩm cho Hưng Thịnh Land luôn duy trì mức biên lợi nhuận gộp cao nhất trong các doanh nghiệp so sánh. Nửa đầu năm, tỷ suất này đạt 8,7%, tuy nhiên giảm mạnh so với mức 17,8% cùng kỳ năm trước.

Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm cũng có sự phân hóa rõ rệt. Trong khi Coteccons, Ricons đều có lợi nhuận giảm thì Hòa Bình và Hưng Thịnh Incons đều tăng.

Gặp khó, nhóm doanh nghiệp xây dựng dân dụng - công nghiệp sẽ ra sao? - Ảnh 2.

Đơn vị: tỷ đồng


Với Coteccons, doanh thu đạt 5.119 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 99,4 tỷ đồng, giảm lần lượt 32% và 65% cùng kỳ năm trước. So với kế hoạch năm, công ty đều hoàn thành 29% doanh thu và lợi nhuận.

Một phần nguyên nhân khác ảnh hưởng tới lợi nhuận Coteccons là chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 34% trong kỳ, đạt hơn 242 tỷ đồng. Ngoài chi phí nhân viên tăng 36% thì công ty còn phát sinh chi phí dịch vụ thuê ngoài, khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi.

Gặp khó, nhóm doanh nghiệp xây dựng dân dụng - công nghiệp sẽ ra sao? - Ảnh 3.

Coteccons gia tăng chi phí quản lý doanh nghiệp.


Với Ricons, câu chuyện gia tăng chi phí quản lý cũng khiến doanh nghiệp này có lợi nhuận giảm 38% nửa đầu năm dù doanh thu tăng 11%. So với kế hoạch năm, công ty đều hoàn thành 38% doanh thu và lợi nhuận năm.

Gặp khó, nhóm doanh nghiệp xây dựng dân dụng - công nghiệp sẽ ra sao? - Ảnh 4.

Ngược lại, Tập đoàn Hòa Bình nhờ tiết giảm chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp mà lợi nhuận được cải thiện. Nửa đầu năm, doanh thu đạt 5.442,6 tỷ đồng, đi ngang. Lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ 73,2 tỷ đồng, gấp 5,6 lần cùng kỳ. Công ty hoàn thành 40% kế hoạch doanh thu và 29% kế hoạch lợi nhuận năm.

Hưng Thịnh Incons có chi phí bán hàng giảm 96% trong nửa đầu năm, chi phí quản lý và tài chính tăng nhẹ. Doanh thu đạt 2.855 tỷ đồng còn lợi nhuận sau thuế hơn 120,3 tỷ đồng, tăng lần lượt 66% và 7,5% cùng kỳ năm trước.

Động lực tăng trưởng tương lai

Việc áp dụng Chỉ thị 16 ở các tỉnh phía Nam thời gian dài trong quý III được cho sẽ ảnh hưởng tới quá trình thi công, thực hiện dự án của các doanh nghiệp. Nhất là với quy định công trường phải đảm bảo "3 tại chỗ", "1 cung đường - 2 điểm đến" ở một vài địa phương như TP HCM, Long An khiến nhiều dự án không thể tiếp tục thực hiện.

VDSC cho rằng các hoạt động xây dựng sẽ bị hạn chế khi thị trường bất động sản trầm lắng trong bối cảnh các dự án chậm triển khai. Số liệu của CBRE cho thấy nửa đầu năm nay, số lượng căn hộ mở bán mới tại TP HCM giảm 9% cùng kỳ năm trước còn Hà Nội giảm 10%, vẫn ở mức thấp so với năm 2019. Trong tháng 7 và 8, VDSC cho rằng các hoạt động xây dựng bị hạn chế hơn nữa do yêu cầu phong tỏa Chỉ thị 16 của Chính phủ.

Trong bối cảnh khó giành được hợp đồng từ quá trình đấu thầu gay gắt, việc tìm kiếm động lực tăng trưởng mới bằng cách tham gia các mảng xây dựng phân khúc khác đáng được cân nhắc, báo cáo cho biết. Cơ hội đầu tư cũng tập trung ở những doanh nghiệp có câu chuyện tăng trưởng riêng.

Hưng Thịnh Incons đã thực hiện một số dự án tiêu biểu bao gồm Golden Bay(NhaTrang), Florita (TP HCM), Saigon Mia (TP HCM), Vũng Tàu Melody (VũngTàu). Công ty có thể duy trì tăng trưởng nhờ vào các hợp đồng xây dựng tại các dự án BĐS của Hưng Thịnh Land. Mức backlog (giá trị hợp đồng chuyển tiếp) vào khoảng 37.030 tỷ đồng cuối năm 2020, gấp gần 3 lần năm 2019 mà không cần phải cạnh tranh với các công ty xây dựng khác để ký thêm những hợp đồng mới.

Trong năm nay, VDSC kỳ vọng lợi nhuận từ mảng xây dựng sẽ phục hồi mạnh mẽ so với mức nền thấp năm 2020 khi các dự án tại Quy Nhơn vẫn tiếp tục được thực hiện. Đồng thời, việc mở rộng sang lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng thông qua quan hệ đối tác chiến lược với Đèo Cả sẽ cho phép Hưng Thịnh Incons đa dạng hóa nguồn thu và giảm rủi ro tập trung (đa phần nguồn thu đến từ các dự án khu dân cư của Hưng Thịnh Land).

Coteccons cũng chọn đa dạng hóa các mảng hoạt động thay vì tập trung vào xây dựng hạ tầng. Công ty định hướng trong 5 năm tiếp theo sẽ chuyển đổi mô hình hoạt động, mở rộng ra nhiều mảng kinh doanh khác như hạ tầng, năng lượng, tổng thầu (EPC), thiết kế thi công.... Hiện, 99% công việc của Coteccons liên quan xây dựng nhà ở nhưng chỉ chiếm 7% thị phần.

Với Xây dựng Hòa Bình, trong nửa đầu năm giá trị trúng thầu hơn 9.400 tỷ đồng, đạt 67% kế hoạch cả năm. Công ty định hướng 71% giá trị trúng thầu năm nay đến từ các dự án công nghiệp (10.000 tỷ đồng), còn lại là các dự án dân dụng. Ngoài ra, Hòa Bình cũng có kế hoạch thoái vốn các dự án bất động sản, có thể thu về 500 - 800 tỷ đồng năm nay.

Tin mới

Apple ấp ủ thiết kế "táo bạo" mừng 20 năm iPhone?
8 giờ trước
Apple đang chuẩn bị một cuộc "đại tu" lớn và đầy tham vọng cho iPhone vào năm tới, đúng dịp kỷ niệm 20 năm ra mắt chiếc điện thoại đã thay đổi thế giới.
Động thái 'lạ' của nhà vàng khi giá liên tiếp giảm
9 giờ trước
Sáng nay (8/4), nhiều doanh nghiệp kinh doanh nâng giá mua vào trong bối cảnh giá bán ra tiếp tục giảm. Giá vàng nhẫn cao hơn vàng SJC 300.000 - 400.000 đồng/lượng.
Thị trường ngày 8/4: Giá hàng hoá đồng loạt lao dốc, dầu thấp nhất gần 4 năm, vàng xuống mức trên 2.900 USD
9 giờ trước
Giá hàng hóa đồng loạt giảm mạnh trong phiên thứ Hai theo xu hướng chung của các thị trường rộng lớn do các nhà đầu tư tiếp tục lo lắng về rủi ro suy thoái kinh tế toàn cầu do cuộc chiến thương mại.
Máy rửa bát tốn nhiều điện nước hay không?
10 giờ trước
Chọn mua máy rửa bát là vấn đề được nhiều người quan tâm, cùng với đó, chi phí vận hành cho thiết bị này, đặc biệt là chi phí điện nước cũng là thắc mắc của rất nhiều người.
Sóng gió lại đến với dầu Nga: Giá bất ngờ lao xuống 50 USD/thùng, một động thái của OPEC khiến thị trường 'hỗn loạn'
10 giờ trước
Giá dầu Urals của Nga giảm mạnh xuống mức 50 USD/thùng trong thị trường dầu thô được đánh giá đang “cực kỳ hỗn loạn”.

Tin cùng chuyên mục

Cổ phiếu ORS chịu áp lực bán mạnh, thanh khoản tăng đột biến
20/03/2025 15:44
Kết phiên hôm nay (20/3), VN-Index giảm 0,7 điểm xuống 1.323,93 điểm. Thanh khoản giảm so với phiên hôm qua, giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt khoảng 17.843,41 tỷ đồng.
Chân dung tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Top 500 người giàu nhất thế giới
12/03/2025 16:18
Theo cập nhật mới nhất của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup lọt top 500 người giàu nhất thế giới và giữ vững vị trí giàu nhất Việt Nam.
"Pháp sư Trung Quốc" lại gây sốc thế giới với sản phẩm AI mới, lần này cái tên là Manus
12/03/2025 03:40
Sau khi DeepSeek khuấy đảo cộng đồng công nghệ thế giới, Trung Quốc tiếp tục khiến dư luận quốc tế ngỡ ngàng với sự xuất hiện của Manus, một trí tuệ nhân tạo (AI) do startup Monica phát triển.
Sự sụp đổ của 1 startup xe điện Mỹ: Từng trị giá 30 tỷ USD, 'cháy' tiền mặt nên phải bán toàn bộ tài sản, founder tù tội
21/02/2025 03:06
Startup này bắt đầu rơi vào khủng hoảng sau khi người sáng lập Trevor Milton bị cáo buộc lừa dối các nhà đầu tư về hoạt động kinh doanh.