Gấp rút phát triển các đô thị vệ tinh

09/11/2021 08:11
Trước những biến đổi khó lường của khí hậu, dịch bệnh, ngoài những chiến lược riêng của từng địa phương, những đô thị lớn ở Việt Nam đang nhanh chóng phát triển đô thị vệ tinh

Sáng 8-11, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng phối hợp với các đơn vị tổ chức hội thảo trực tuyến chào mừng Ngày Đô thị Việt Nam với chủ đề "Đô thị hóa Việt Nam trước những thách thức mới của biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh".

Quan tâm hơn đến chất lượng

Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho biết từ năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 8-11 hằng năm là "Ngày Đô thị Việt Nam" nhằm tôn vinh các đô thị và nhấn mạnh vai trò trung tâm tạo động lực tăng trưởng kinh tế của các đô thị.

Gấp rút phát triển các đô thị vệ tinh - Ảnh 1.

Phát triển đô thị vệ tinh là việc đang được các đô thị lớn ở Việt Nam như TP HCM và Hà Nội đặc biệt quan tâm .Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Theo thứ trưởng Lê Quang Hùng, quá trình đô thị hóa của Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tỉ lệ đô thị hóa tăng nhanh, đến nay đã đạt khoảng 40% với 870 đô thị phân bố tương đối đều trên cả nước. Khu vực đô thị không chỉ tạo ra tăng trưởng GDP mà còn góp phần tích cực vào chuyển dịch mô hình tăng trưởng trong dài hạn, đóng vai trò trung tâm thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo... từng bước tạo nên sự phát triển hài hòa giữa các khu vực, góp phần giải quyết các vấn đề về nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận số lượng đô thị tăng lên nhưng chất lượng chưa được quan tâm đúng mức. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội không đồng bộ và quá tải. Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Bên cạnh đó, hệ thống đô thị Việt Nam cũng đang phải đối diện với những thách thức mới nảy sinh do tác động của biến đổi khí hậu và đại dịch Covid-19. Trong bối cảnh đó, Chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến công tác quy hoạch và phát triển đô thị, đã phê duyệt và triển khai nhiều đề án, chương trình cho giai đoạn 2021-2030 về phát triển đô thị.

Tại hội thảo, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam Trần Ngọc Chính cho rằng muốn phát triển bền vững, giảm thiểu thảm họa thiên tai, dịch bệnh, công tác quy hoạch, tổ chức không gian đô thị đòi hỏi phải có cái nhìn tổng thể, lồng ghép được các yêu cầu mới trong quy hoạch và phát triển đô thị trên cả 3 khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. Để tăng sức đề kháng cho hệ thống đô thị, các đô thị nhỏ, cần xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phát triển theo hướng văn minh, hiện đại. Đối với các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM, chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam nói rằng ngoài những chiến lược riêng cần nhanh chóng thúc đẩy các khu đô thị vệ tinh, nơi có điều kiện phát triển mới theo hướng xanh hơn, bền vững hơn, mang lại nhiều giá trị sống tốt hơn cho con người và tạo cơ hội giãn dân ra khỏi khu vực nội đô.

Nhiều chiến lược mới

Là một trong hai đô thị đặc biệt của cả nước, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn nhìn nhận dịch bệnh đã làm thay đổi cách nhìn về quy hoạch đô thị. Qua dịch mới thấy cơ sở vật chất cũng như quy hoạch mạng lưới y tế và đa ngành khu vực đô thị và ngoài đô thị vô cùng yếu kém, đặt ra những vấn đề hết sức mới về kiểm soát và phát triển đô thị để đáp ứng biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh. Ông Dương Đức Tuấn cho biết TP Hà Nội đang thực hiện những công cuộc lớn liên quan đến quy hoạch, phát triển đô thị, kể cả định hình phát triển thủ đô, điều chỉnh sửa đổi và bổ sung Luật Thủ đô. TP Hà Nội đang thiết lập quy hoạch thành phố mới thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Công tác cải tạo, tái thiết đô thị cũng sẽ được Hà Nội ưu tiên thực hiện để tương thích, đồng bộ với quá trình đô thị hóa; thiết lập không gian công cộng đa năng; cải tạo lại chung cư cũ toàn diện, giãn dân khu phố cổ.

Cũng như Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Lê Hòa Bình nói trong quá trình thực hiện các giải pháp phòng chống dịch Covid-19, thành phố đã nhận ra một số mặt hạn chế trong việc quy hoạch đô thị, quản lý quy hoạch đô thị. Hiện nay, TP HCM đang triển khai lập Đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung thành phố đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060. Phát triển và hoàn thiện quy hoạch không gian đô thị, hướng tới sự phát triển bền vững cần bổ sung yêu cầu nghiên cứu về khả năng chống chịu và thích ứng trước biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai và dịch bệnh vào yêu cầu đối với điều chỉnh quy hoạch chung TP HCM đang triển khai. TP HCM xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch cụ thể, có phân kỳ hợp lý, gắn với nguồn lực thực hiện; thể hiện được phạm vi về không gian - đất đai; lựa chọn những vấn đề bất cập ưu tiên giải quyết như liên kết vùng, phân bố dân cư, nhà ở, chất lượng sống, giao thông đô thị, quản lý ngập, sử dụng tài nguyên...

Theo ông Lê Hòa Bình, TP HCM sẽ bố trí các khu dân cư xây dựng mới đáp ứng nhu cầu ở của người dân thành phố và lao động nhập cư. Qua rà soát, hiện TP HCM có khoảng 700.000 căn nhà trọ cho người lao động thuê. Do đó, TP HCM sẽ có các biện pháp hỗ trợ để người dân cải tạo nhà trọ của mình. Cùng với đó là có chính sách tháo gỡ về thủ tục đầu tư để thu hút các nhà đầu tư xây dựng các dự án nhà ở xã hội, nhà phục vụ lưu trú công nhân mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn, đáp ứng điều kiện ở và phòng chống dịch Covid-19 trong tình hình mới. Đồng thời quy hoạch, định hướng hệ thống giao thông, chuỗi công trình công cộng - dịch vụ trong đô thị thích ứng trong giai đoạn bình thường mới.

Trong khi đó, lãnh đạo UBND TP Cần Thơ cho biết địa phương này đã và đang thực hiện nhiều giải pháp để ứng phó, cũng như thích ứng trước các tác động lớn. Trong đó, Cần Thơ sẽ quan tâm, chú trọng thực hiện từ khâu quy hoạch cho đến dành nguồn lực đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng, bảo đảm sự phát triển ổn định cho thành phố và tạo sự kết nối giữa các tỉnh, thành trong vùng. Chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển từng ngành, lĩnh vực, trong đó lồng ghép triển khai các giải pháp ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu…

Đề xuất mô hình thành phố bọt biển

TS Tim McGrath - chuyên gia dự án Thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL, cho biết dự án đang hỗ trợ Việt Nam hoàn thiện khung pháp lý và chính sách về đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu. Ngoài ra, dự án cũng đề xuất áp dụng mô hình thành phố bọt biển (là thành phố mà khi nâng cấp hệ thống thoát nước cần ưu tiên giữ lại lượng nước mưa có hạn, tận dụng thoát nước một cách tự nhiên, nhằm xây dựng thành phố tích trữ, thoát và làm sạch nước mưa một cách tự nhiên) và nghiên cứu khả thi công trình hạ tầng chống ngập úng...

Tin mới

Một mặt hàng của Việt Nam "đại thắng", Trung Quốc, EU, Nhật Bản đua nhau mua
2 phút trước
Trong 2 tháng đầu năm, một sản phẩm trong nhóm hàng này có mức tăng trưởng lên đến gần 700%.
Quả mọc đầy đường ở Việt Nam, sang nước ngoài đắt phát sốc
49 phút trước
Tại Việt Nam, bạn có thể hái quả này ngoài đường mà không tốn tiền.
Đây là hãng xe điện nhiều người mua nhất thế giới: Việt Nam còn bán mà tại sao ở Mỹ lại "mất tích" kỳ lạ?
55 phút trước
Không giống như Tesla, vốn định vị là thương hiệu cao cấp, công ty này xây dựng thành công dựa trên khả năng tiếp cận giá cả và đang trở thành thế lực không thể ngăn cản.
Thức ăn cho lợn bỗng hóa “vàng xanh”, giá gần 1 triệu/kg vẫn bán “cháy hàng”
2 giờ trước
Loại rau đắt đỏ ở nước ngoài này không ngờ ở Việt Nam lại là thực phẩm bình dân và vô cùng quen thuộc.
Giá iPhone có thể tăng thêm 18 triệu vì thuế, nếu đưa về Mỹ sản xuất thì chi phí "khổng lồ" tới mức nào?
2 giờ trước
Nếu sản xuất mọi thành phần riêng lẻ của iPhone, từ màn hình cảm ứng đến bộ nhớ trong ở Mỹ thì sẽ mất... một số tiền khổng lồ, WSJ nhận định.

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Bộ Công thương: Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng các nội dung sẽ trao đổi với phía Mỹ
2 ngày trước
Chiều 4/4, Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ. Lãnh đạo Bộ Công thương đã trả lời về vấn đề Mỹ áp thuế đối ứng lên hàng hoá Việt Nam với mức thuế 46%.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
2 ngày trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.
Tác giả ‘Cha giàu, cha nghèo’ cảnh báo: Hãy mua vàng hay bất cứ thứ gì không in thêm được, hãy chuẩn bị tinh thần
2 ngày trước
"Tôi không muốn điều này xảy ra nhưng tốt hơn nên chuẩn bị cho những điều tồi tệ nhất thay vì ngồi đó mơ mộng, điều mà phần lớn nhà đầu tư hiện nay đang làm", tác giả Robert Kiyosaki lo ngại.
Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
3 ngày trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.