"Gãy" đà tăng trưởng vì dịch Covid-19, 3 "ông lớn" kéo chậm đà tăng của lợi nhuận ngân hàng

04/05/2020 17:49
(Dân Việt) Khảo sát tại 26 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính quý I/2020 chỉ tăng trưởng 7% so với cùng kỳ năm 2019 do sự sụt giảm lợi nhuận của các "ông lớn" quốc doanh. Hiệu quả làm việc của nhân viên tại các nhà băng có sự phân hóa rõ rệt.

Tác động của đại dịch Covid-19, bức tranh lợi nhuận ngân hàng đã có sự phân hóa mạnh trong quý I/2020. Trong đó, cũng có không ít ngân hàng "gãy" đà tăng của cùng kỳ nhiều năm trước nhưng vẫn xuất hiện những ngân hàng báo lãi gấp đôi, thậm chí gấp nhiều lần so với cùng kỳ. 

Tuy nhiên, nhìn vào tổng thể 26 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính tính tới thời điểm hiện tại, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của quý I nay so với cùng kỳ đã chậm lại.

Ngân hàng quốc doanh "gãy" đà tăng, kéo chậm đà tăng của lợi nhuận ngành

Cụ thể, khảo sát tại 26 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính quý I/2020 cho thấy, tổng lợi nhuận sau thuế quý I/2020 chỉ tăng trưởng 7% so với cùng kỳ năm 2019. Con số này chỉ chưa bằng 1/4 mức tăng trưởng lợi nhuận của cùng kỳ năm trước. Quý I/2019, tăng trưởng lợi nhuận đạt trên 30%.

Trong đó, 5/26 ngân hàng khảo sát cho kết quả tăng gấp đôi, gấp 3 cùng kỳ năm ngoài điển hình như VietABank, VietBank, VietCapitalBank, OCB hay SeaBank và mới đây nhất là ABBank với lợi nhuận trước thuế đạt 381 tỷ đồng và lãi sau thuế 377 tỷ đồng, gấp 3,7 lần so với quý I/2019.

"gay" da tang truong vi dich covid-19, 3 "ong lon" keo cham da tang cua loi nhuan ngan hang hinh anh 1

"gay" da tang truong vi dich covid-19, 3 "ong lon" keo cham da tang cua loi nhuan ngan hang hinh anh 2

Tổng hợp báo cáo tài chính quý I/2020 của các ngân hàng

10/26 ngân hàng giảm lãi trong quý I/2020 so với cùng kỳ. Nếu tính theo tỷ lệ phần trăm, mức giảm mạnh nhất thuộc về NamABank với 52,7% lợi nhuận "bốc hơi" so với cùng kỳ. Vị trí tiếp theo là SaigonBank với lợi nhuận quý này chỉ đạt 44 tỷ đồng, giảm 34,3%. Trong khi đó, các ngân hàng TMCP tư nhân "hụt hơi" trên 20% lợi nhuận sau thuế phải kể đến như Bac A Bank, KienlongBank.

Đáng chú ý, trong bức tranh lợi nhuận quý này, cả ba "ông lớn" ngân hàng có vốn Nhà nước gồm VietcomBank, VietinBank và BIDV đều ghi nhận lợi nhuận giảm. Trong đó, lợi nhuận BIDV giảm mạnh nhất gần 29% so với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận Vietcombank giảm 11,2% và VietinBank giảm 5,3%.

Đây cũng là nguyên nhân khiến cho đà tăng trưởng lợi nhuận của 26 ngân hàng kể trên chỉ đạt 7%, mặc dù có tới 16/26 ngân hàng báo có kết quả lợi nhuận khởi sắc hơn so với cùng kỳ năm trước.

"gay" da tang truong vi dich covid-19, 3 "ong lon" keo cham da tang cua loi nhuan ngan hang hinh anh 3

Các ngân hàng "hụt hơi" lợi nhuận trong quý I/2020

Những con số kém khả quan đến từ các ngân hàng thuộc nhóm Big4 cho thấy dịch Covid-19 đã và đang ảnh hưởng không nhỏ tới ngành ngân hàng, những tác động này có thể sẽ còn kéo dài ngay cả khi dịch bệnh kết thúc. 

Đơn cử như tại Vietcombank, sự sụt giảm lợi nhuận của "ông lớn" này đến từ sự đi xuống của cả hoạt động kinh doanh cốt lõi (lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm 0,1% xuống 7.375 tỷ đồng) và áp lực trích lập dự phòng rủi ro (chi phí dự phòng tăng mạnh từ 1.506 tỷ đồng lên 2.152 tỷ đồng). 

"gay" da tang truong vi dich covid-19, 3 "ong lon" keo cham da tang cua loi nhuan ngan hang hinh anh 4

Dự phòng rủi ro "ăn mòn" lợi nhuận của Big4 ngân hàng

Không chỉ riêng Vietcombank, trích lập dự phòng rủi ro tăng cao và "ăn mòn" lợi nhuận là tình trạng chung của nhóm ba "ông lớn" bao gồm cả Vietinbank và BIDV.

Với BIDV, trích lập dự phòng quý này chiếm tới 77% lợi nhuận trước trích lập dự phòng rủi ro của ngân hàng, kéo tăng trưởng lợi nhuận của BIDV xuống mức âm. 

Tương tự, báo cáo tài chính quý I/2020 của Vietinbank cho thấy, lợi nhuận thuần trước trích lập dự phòng rủi ro tín dụng (DPRR) của nhà băng này đạt 7.367 tỷ đồng, ngang ngửa với Vietcombank. Tuy nhiên, Vietinbank đã dành gần 60% lợi nhuận thuần, tương ứng hơn 4.390 tỷ đồng – con số cao nhất từ trước đến nay của nhà băng này để trích lập dự phòng rủi ro cho 3 tháng đầu năm.

Mặc dù "hụt hơi" song các ông lớn quốc doanh này đều nằm trong Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao toàn ngành.

"gay" da tang truong vi dich covid-19, 3 "ong lon" keo cham da tang cua loi nhuan ngan hang hinh anh 5

Tổng hợp báo cáo tài chính quý I/2020 của các ngân hàng

Nhân viên ngân hàng nào làm việc hiệu quả nhất

Những con số trong Báo cáo tài chính quý I/2020 của các ngân hàng cho thấy, hiện nhân viên Vietcombank là những người làm việc hiệu quả nhất, xét về quy mô lợi nhuận trước trích lập dự phòng rủi ro.

"gay" da tang truong vi dich covid-19, 3 "ong lon" keo cham da tang cua loi nhuan ngan hang hinh anh 6

TOP 5 ngân hàng có mức lợi nhuận thuần bình quân đầu người "khủng" nhất hệ thống

Cụ thể, tại thời điểm cuối tháng 3/2020. Vietcombank có 19.319 nhân viên. Trong khi đó, lợi nhuận thuần trước dự phòng rủi ro trong quý của ngân hàng đạt 7.375 tỷ đồng. Tính ra, mỗi nhân viên Vietcombank đã tạo ra 127 triệu đồng lợi nhuận thuần/tháng, thấp hơn so với con số bình quân hơn 131 triệu đồng/tháng của năm 2019.

Trong khi đó, với việc mỗi nhân viên làm ra khoảng 116 triệu đồng lợi nhuận thuần/tháng, Techcombank đã vượt qua hàng loạt "ông lớn" như VietinBank hay BIDV trở thành ngân hàng có nhân viên làm việc hiệu quả thứ hai trong hệ thống. Năm 2019, con số này là 102,74 triệu đồng.

Vietinbank hiện đứng thứ ba với 104 triệu đồng lợi nhuận thuần/người/tháng và BIDV đạt 100 triệu đồng lợi nhuận thuần/người/tháng. So với năm 2019, hiệu quả làm việc của nhân viên BIDV nhích nhẹ từ mức 99,6 triệu đồng/người/tháng ghi nhận trong năm 2019.

"gay" da tang truong vi dich covid-19, 3 "ong lon" keo cham da tang cua loi nhuan ngan hang hinh anh 7

TOP 5 ngân hàng có mức lãi sau thuế bình quân đầu người "khủng" nhất hệ thống

Tuy nhiên, nếu tính trên lợi nhuận sau thuế, mỗi nhân viên TechcomBank làm ra 75 triệu đồng tiền lãi sau thuế mỗi tháng, vượt qua mức 72 triệu đồng của nhân viên tại VietcomBank. Trong khi đó, bỏ xa BIDV và VietinBank cộng lại. Mỗi nhân viên BIDV làm ra 18 triệu đồng lãi sau thuế/tháng và VietinBank là 34 triệu đồng/người/tháng.

Ở chiều ngược lại, KienlongBank đang là ngân hàng đứng cuối trong nhóm khảo sát khi mỗi nhân viên chỉ tạo được 13 triệu đồng lợi nhuận thuần/tháng và 5 triệu đồng lợi nhuận sau thuế/tháng.

Tin mới

Hàng chục nghìn tấn 'hạt vàng' của Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá cực đắt, thuế nhập khẩu 0%
8 giờ trước
Giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ đã tăng hơn 73% so với cùng kỳ.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ tung ưu đãi lớn cho loạt ô tô VinFast: Cao nhất 70 triệu, chỉ 1 TP được hưởng
8 giờ trước
Chính sách này sẽ bắt đầu từ ngày 18/4/2025 và áp dụng tại TP.HCM.
Loạt cà phê xem diễu binh dịp 30.4 “nét căng” tại TP.HCM đang khiến dân tình tranh nhau xí chỗ
5 giờ trước
Nhiều người dân đổ xô đi xem diễu binh 10 năm mới có 1 lần, lưu ngay những hàng quán có view diễu binh đẹp.
Bán thứ không 'sờ nắm' được cho các hãng xe lớn, đơn vị này thu về 5,4 nghìn tỷ: 100% kỹ sư Việt góp công
6 giờ trước
Doanh thu của công ty này khi bán thứ sản phẩm không thể "sờ nắm" được lên tới hơn 5,4 nghìn tỷ đồng.
Vào ngày này năm 2007, Nokia ra mắt chiếc điện thoại khiến cả thế giới công nghệ thốt lên: Không thể cần gì hơn thế nữa
6 giờ trước
Đây là một trong những thiết bị đầu tiên định hình khái niệm "điện thoại có thể làm được nhiều hơn nghe gọi".

Tin cùng chuyên mục

247BPO & TECHCOMBANK: Hợp tác triển khai dịch vụ đổi ngoại tệ trực tuyến
9 giờ trước
Ngày 16/04/2025, tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Công ty TNHH 247BPO và Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đã chính thức diễn ra, mở ra bước ngoặt quan trọng trong hành trình tích hợp dịch vụ tài chính vào hệ sinh thái công nghệ du lịch.
Từng hạn chế hàng ngoại, người Nhật Bản quay xe dùng một mặt hàng từ Mỹ dù giá đắt đỏ, nguồn cung trong nước liên tục thiếu hụt
1 ngày trước
Dù phải chịu thuế nhập khẩu tuy nhiên mặt hàng này từ Mỹ về Nhật Bản vẫn rẻ hơn mức giá tại thị trường nội địa.
Đặt cược vào Việt Nam, một mặt hàng điện tử cả thế giới khao khát đã "nhảy múa" thoát thuế quan như nào?
1 ngày trước
Trong những ngày đầu tháng 4, 90% số lượng thiết bị xuất sang Mỹ đều đến từ Việt Nam.
Bất chấp Mỹ siết thuế, người tiêu dùng toàn cầu vẫn 'đổ xô' mua xe điện
2 ngày trước
Doanh số xe điện toàn cầu đã tăng 29% trong tháng 3, chủ yếu đến từ Trung Quốc và châu Âu.