GDP bình quân từng xếp thứ 160/195, Việt Nam đang dần trở thành con hổ mới của châu Á như thế nào?

16/05/2022 14:25
Ngân hàng Thế giới mô tả Việt Nam là một trong những quốc gia mới nổi và năng động nhất trong toàn bộ khu vực Đông Á. Cùng với đó, Business Times cũng có nhận định rằng, Việt Nam hoàn toàn xứng đáng với danh hiệu "con hổ mới của châu Á".

Hiện nay, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông và Đài Loan (Trung Quốc) được gọi là bốn con hổ châu Á trong phát triển kinh tế. Việt Nam đang có những dấu hiệu tương tự khi nhìn vào quá trình trở thành con hổ châu Á của các nước này.

Theo Bloomberg, từ năm 1960 đến năm 1990, tăng trưởng trung bình của bốn con hổ châu Á đạt khoảng 6%/năm, duy trì tốc độ tăng trưởng bền vững lâu dài. Tốc độ tăng trưởng này kéo dài là cơ sở để mỗi nền kinh tế phát triển thành các nền kinh tế công nghiệp hóa và trở thành các khu vực phát triển toàn diện.

Kể từ năm 1986 đến nay, tăng trưởng của Việt Nam luôn nằm trong nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng hàng đầu thế giới. Giai đoạn 1986 - 2019, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 6,55%/năm.

Năm 2020 - 2021, bất chấp đại dịch Covid-19, Việt Nam vẫn tăng trưởng dương trong khi nhiều quốc gia trên thế giới tăng trưởng âm. Cụ thể, năm 2020 và 2021, tăng trưởng của Việt Nam lần lượt đạt 2,9%, 2,58%.

Không chỉ có tăng trưởng kinh tế nổi bật, Việt Nam còn thành công trong việc cải thiện GDP bình quân đầu người. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam là một quốc gia thành công trong việc cải cách kinh tế.

Từ năm 2002 - 2021, GDP bình quân đầu người từng xếp thứ 160/195 (547 USD năm 2002), tăng 3,7 lần đạt gần 3.743 USD. Cùng với đó, tỷ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 32% năm 2011 xuống còn dưới 2,23% vào năm 2021.

Dựa trên nỗ lực phục hồi kinh tế sau đại dịch của Việt Nam, tạp chí Business Times từng khẳng định, nhờ tốc độ phục hồi mạnh mẽ sau tác động của đại dịch Covid-19 và tăng tốc trong năm 2022, Việt Nam hoàn toàn xứng đáng với danh hiệu "con hổ mới của châu Á".

Đặc biệt, Business Times nhận định Việt Nam đang dần trở thành con hổ mới của châu Á nhờ sự bùng nổ của tầng lớp giàu có. Mọi thứ, từ khách sạn dát vàng, đến những căn hộ sang trọng hay những chiếc xe thể thao hào nhoáng, điều thể hiện sự gia tăng của giới siêu giàu ở Việt Nam đang mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Khi kinh tế Việt Nam mới phát triển, người ta chuyển từ xe đạp sang đi xe máy. Và những năm gần đây, ô tô đang xuất hiện nhiều hơn trên đường phố Việt Nam. Việt Nam thậm chí đã bắt đầu tự sản xuất xe hơi với thương hiệu VinFast, một công ty con của tập đoàn lớn nhất đất nước Vingroup.

Việt Nam đang tài trợ cho khởi nghiệp ngày càng nhiều. Việt Nam từ lâu đã được biết đến là trung tâm gia công phần mềm của Đông Nam Á, nơi mà lao động trình độ cao và tiền lương đang là điểm hấp dẫn để các công ty công nghệ sử dụng làm nền tảng cho sự phát triển.

Đặc biệt, sự bùng nổ của năng lượng tái tạo cũng là một nhân tố giúp Việt Nam phát triển trên con đường trở thành con hổ mới của châu Á. Việt Nam là quốc gia có công suất điện mặt trời lớn nhất Đông Nam Á với 16,6 gigawatt vào năm 2020.

Hiện nay, chính sách ưu đãi của Chính phủ là động lực chính của quá trình chuyển đổi năng lượng tái tạo này, với biểu giá FIT đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy ngành năng lượng mặt trời tại Việt Nam.

Bên cạnh dấu hiệu về tăng trưởng, bốn con hổ châu Á còn thể hiện rõ quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng trong phát triển kinh tế. Theo Investopedia, công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu là yếu tố ban đầu dẫn đến thành công về kinh tế của bốn con hổ châu Á.

Quá trình công nghiệp hóa diễn ra sau khi bốn nền kinh tế đầu tư rất nhiều vào việc nâng cao năng suất lao động. Từ đó, các nền kinh tế này góp phần xóa đói giảm nghèo và đặt nền tảng cho quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng.

Hiện nay, Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những quốc gia có nền công nghiệp có năng lực cạnh tranh toàn cầu (CIP) ở mức khá cao, thuộc vào nhóm các quốc gia có năng lực cạnh tranh công nghiệp trung bình cao. Năm 2018, Việt Nam xếp vị trí thứ 44 trên thế giới theo đánh giá của UNIDO.

Công nghiệp là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các ngành kinh tế quốc dân với đóng góp khoảng 30% GDP và trở thành ngành xuất khẩu chủ lực của đất nước. Đặc biệt, công nghiệp còn góp phần đưa Việt Nam lên vị trí thứ 22 quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới vào năm 2018.

Một số ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn theo định hướng chiến lược với sự dẫn dắt của một số doanh nghiệp công nghiệp lớn đó là điện tử, dệt may, da giày,…

Cùng với đó, theo Investopedia, những con hổ châu Á từng tạo ra thị trường với nhiều điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu và chủ yếu là thương mại tự do. Đây được gọi là công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu. Nhờ đó, nền kinh tế của 4 con hổ châu Á có được sự phát triển vượt bậc như hiện nay.

Trên thực tế, Việt Nam cũng đang rất chú trọng vào xuất khẩu. Cụ thể, năm 2021, Việt Nam đã vượt qua khó khăn và về đích ngoạn mục trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, đạt con số kỷ lục 668,54 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm 2020.

Theo báo cáo mới nhất của Công ty nghiên cứu thị trường IHS Markit (Anh), tháng 1/2022, ngành sản xuất của Việt Nam ghi nhận sản lượng và đơn đặt hàng tăng mạnh trên toàn cầu.

Bên cạnh đó, tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Fitch Ratings dự báo lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng vượt trội trong khu vực, nhờ hưởng lợi từ khả năng cạnh tranh về chi phí và một số hiệp định thương mại lớn.

https://cafef.vn/gdp-binh-quan-tung-xep-thu-160-195-viet-nam-dang-dan-tro-thanh-con-ho-moi-cua-chau-a-nhu-the-nao-20220516134726951.chn

Tin mới

Mẫu SUV nhận hơn 3.000 đơn/ngày: Thiết kế thể thao, hỗ trợ lái thông minh, giá quy đổi gần 400 triệu
2 giờ trước
Với hàng loạt công nghệ đỉnh cao được "bình dân hóa", mẫu xe được kỳ vọng sẽ tạo nên cơn sốt trong phân khúc xe gầm cao giá rẻ và định hình lại cuộc chơi trên thị trường xe điện.
Việt Nam có loại cây trà quý hiếm: "Thần dược" ra sao mà người Trung Quốc lùng mua cả cây, hoa, lá?
2 giờ trước
Đây là một loại cây đã có lâu đời ở Việt Nam, có tác dụng phòng hộ rừng. Thời gian gần đây, tác dụng của loại cây này mới được biết đến và được “săn lùng”.
Super Cub Lite liệu có thể 'gây sốt' tại thị trường Việt Nam khi Honda chính thức khai tử xe 50cc từ tháng 5/2025?
13 phút trước
Hiện tại, Honda vẫn chưa công bố giá bán, công suất động cơ hay ngày ra mắt chính thức của Super Cub Lite. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia dự đoán mẫu xe này sẽ là sự thay thế hợp lý cho dòng xe 50cc, không chỉ tại Nhật Bản mà còn có thể mở rộng ra thị trường toàn cầu.
Mỏ vàng Trung Quốc vừa phát hiện có thể lớn nhất thế giới
28 phút trước
Việc phát hiện ra 2 mỏ vàng lớn có thể giúp Trung Quốc duy trì tốc độ sản xuất vàng và ngăn chặn sự suy giảm sản lượng.
Hai nhà sản xuất ô tô lớn bậc nhất Trung Quốc đang thảo luận sáp nhập
46 phút trước
Kế hoạch sáp nhập cho thấy mong muốn hợp nhất đáng kể của thị trường ô tô Trung Quốc - thị trường lớn nhất thế giới.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.921.323 VNĐ / thùng

74.95 USD / bbl

0.62 %

+ 0.46

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.789.560 VNĐ / thùng

69.81 USD / bbl

1.29 %

- 0.91

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.775.338 VNĐ / m3

4.00 USD / mmbtu

1.13 %

+ 0.04

Than đá

COAL

2.631.405 VNĐ / tấn

102.65 USD / mt

0.34 %

- 0.35

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Samsung ra mắt thế hệ AI TV 2025: Điều khiển không cần remote, thiết kế hình nền bằng AI
19 giờ trước
Samsung tiếp tục nâng cấp mạnh mẽ các tính năng về AI với mục tiêu biến TV thành trung tâm điều khiển ngôi nhà trong thế hệ AI TV 2025.
Giá bán lẻ điện bình quân tối đa là 2.444,09 đồng/kWh
22 giờ trước
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã ký ban hành Quyết định số 07 quy định về khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân.
Rời xa khí đốt Nga, châu Âu gặp bão tố: Cần lượng LNG khổng lồ để ‘chạy KPI’, phải mua với giá 'cắt cổ' để tranh giành với châu Á
23 giờ trước
Các địa điểm lưu trữ khí đốt trên khắp EU phải đạt tỷ lệ lấp đầy 90% vào ngày 1/11 khiến châu Âu đang rơi vào tình trạng ‘mất ăn mất ngủ’.
Nhờ 1 mũi khoan 5.000m xuống đáy biển, quốc gia nhỏ bé chưa đến 1 triệu dân đổi đời - sắp thành 'petrostate' bình quân đầu người cao nhất thế giới
1 ngày trước
Chỉ trong 6 năm, một trong những quốc gia nghèo nhất Nam Mỹ, Guyana, đã nổi lên như một một petrostate (quốc gia dầu mỏ) mới của thế giới. Thậm chí, quốc gia với dân số chưa đến 1 triệu người này còn sắp trở thành nhà sản xuất dầu lớn thứ 2 của Nam Mỹ.