Cập nhật một số nội dung thảo luận tại tại ĐHĐCĐ thường niên GELEX 2021:
- Cập nhật KQKD 6 tháng?
Doanh thu 6 tháng đầu năm dự kiến khoảng 12.230 tỷ đồng, thực hiện 42% kế hoạch. Mảng Electrics đạt 9.092 tỷ đồng, đạt 53% kế hoạch; Mảng hạ tầng 456 tỷ đồng, đạt 41% kế hoạch. Ban lãnh đạo kỳ vọng kết thúc năm 2021 đạt chỉ tiêu doanh thu đề ra. Về lợi nhuận, nửa đầu năm công ty ước đạt 891 tỷ đồng, có phần hợp nhất với Viglacera.
Kế hoạch doanh thu hợp nhất năm 2021: 28.540 tỷ đồng.
Kế hoạch lợi nhuận trước thuế hợp nhất: 1.285 tỷ đồng.
- Giá nguyên vật liệu và logistics tăng cao ảnh hưởng gì đến hoạt động công ty?
Trong 6 tháng đầu năm, không chỉ riêng GELEX mà cá doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tại Việt Nam ảnh hưởng nặng do điều kiện thị trường.
Giá nguyên vật liệu tăng gồm cả giá logistics và ảnh hưởng của COVID-19. Tuy nhiên, ban lãnh đạo cho biết đã có sự nhìn nhận từ cuối năm 2020. Năm 2021 công ty đã có các hợp đồng dài hơi, việc đứt gãy nguyên vật liệu không xảy ra với GELEX.
Đối với việc tăng giá bán sản phẩm, trong 6 tháng đầu năm nay công ty chưa thực hiện. Nhưng với tốc độ tăng giá đầu vào như hiện nay, 6 tháng cuối năm GELEX có thể điều chỉnh tăng giá sản phẩm. Việc điều chỉnh cân đối mức tăng giá để đảm bảo giữ được thị trường, người lao động và lợi nhuận hợp lý.
Cho biết thêm, đại diện GELEX nói giá đồng đã tăng 89%, cùng với đó là giá thép dùng cho thiết bị điện. Ảnh hưởng đến công ty là điều chắc chắn, giá nguyên liệu trong nửa cuối năm còn biến động phức tạp, nhưng GELEX sẽ có giải pháp linh hoạt.
- GELEX có ý định tham gia đầu tư vào Nam Long?
Ông Nguyễn Văn Tuấn - Tổng giám đốc cho biết mảng bất động sản là định hướng chiến lược đầu tư dài hạn của GELEX, trong đó có bất động sản thương mại.
Công ty đang tìm kiếm các khoản đầu tư, Nam Long cũng là một đối tác, hai bên đang trao đổi ban đầu để tìm hiểu dự án của nhau. Ông cho biết GELEX chưa có quyết định đầu tư vào Nam Long.
- Kế hoạch lợi nhuận giảm mạnh so với dự thảo cuối năm 2020, vì sao?
Kế hoạch lợi nhuận sơ bộ tính đến đánh giá lại khoản hợp nhất Viglacera. Trên cơ sở tư vấn của kiếm toán, công ty đã điều chỉnh lại lợi nhuận đánh giá từ việc hợp nhất công ty này, để đảm bảo không quá đột biến và giữ tốc độ tăng trưởng trong thời gian tới.
- Kế hoạch IPO các công ty sub-holding của GELEX?
Công ty đang lên phương án định giá GELEX Electrics; đang làm việc với GELEX Hạ tầng lên phương án hoạt động 2021 - 2025. Sẽ lựa chọn phương án IPO hiệu quả nhất.
- Việc quá tải công suất truyền tải điện có ảnh hưởng đến các dự án điện của GELEX không?
GELEX khi đầu tư đầu tư năng lượng tái tạo đã nghiên cứu kỹ về truyền tải, phụ tải khu vực.
Cập nhật dự án tại Ninh Thuận trong 6 tháng đầu năm đã vượt 57% doanh thu. Các dự án điện tái tạo không ảnh hưởng.
Dự án điện gió tại Quảng Trị cũng đã nghiên cứu kỹ truyền tải, kế hoạch hoàn thành trong năm 2021 đủ điều kiện hưởng giá FIT.
Đại diện GELEX cho biết công suất đầu tư điện tái tạo trong năm 2021 khá lớn, khoảng 5,5 GW, việc quá tải về lưới không vấn đề nhưng việc giảm phát tiêu dùng điện đáng lo ngại hơn.
Cập nhật cho biết, một số nhà đầu tư quan tâm đến các dự án của GELEX, công ty đang xem xét giảm 50 MW trong năm nay, còn 90 MW.
- Kế hoạch mua tăng sở hữu tại Viglacera và tái cấu trúc công ty này?
Việc thoái vốn Nhà nước thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, dự kiến triển khai thoái trong năm 2022.
Tuy nhiên với những điều kiện hiên tại, việc thoái vốn có thể phải chờ, Bộ Xây dựng đang trình phương án thoái.
Mảng vật liệu xây dựng (kính xây dựng và gạch ốp lát) sẽ được đầu tư thông qua M&A, đồng thời phát triển các khu công nghiệp mới.
Nhưng việc cấu trúc Viglacera chỉ có thể làm triệt để khi cổ phần Nhà nước được thoái hết tại công ty này.
- Tại sao Tổng giám đốc xin mua vượt quá 35% mà không phải chào mua công khai?
Ông Nguyễn Văn Tuấn cho biết rất muốn nâng sở hữu tại GELEX để đầu tư dài hạn. Thủ tục chào mua công khai phức tạp nên xin không phải chào mua công khai. Việc mua bán thông qua hai công ty là Chứng khoán Everest và Chứng khoán SHS, thực hiện sẽ tuân thủ quy định pháp luật.
Đang cập nhật...