Geleximco trước khi làm ô tô: Hệ sinh thái đồ sộ từ BĐS, tài chính, Điện, giấy... đến nuôi lợn và trồng vải thiều

22/09/2022 06:49
Năm 2020, doanh thu Tập đoàn Geleximco (mẹ) giảm năm thứ 2 liên tiếp, chỉ còn 7.930 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế cũng giảm mạnh xuống còn 300 tỷ đồng, chưa bằng 1/3 so với năm 2019.

Tháng 7/2022, một sự kiện quảng bá gây tiếng vang tại miền Bắc là sự kiện 1.700 chiếc xe hơi tham gia "Xếp xe kỷ lục hình bản đồ Việt Nam" tại Khu du lịch Quốc tế Đồi Rồng (Đồ Sơn, Hải Phòng).

Để chuẩn bị cho chương trình, hơn 700.000 khối cát đã được bơm cấp tốc trong vòng một tháng để lấp đầy hồ sâu 3,5m, tạo một mặt bằng bằng phẳng rộng 16ha, phục vụ cho việc đi lại, xếp hình của hàng nghìn chiếc xe.

Khu du lịch Quốc tế Đồi Rồng rộng 480ha, vốn đầu tư hơn 25.000 tỷ đồng, được cho biết là dự án trọng điểm được Tập đoàn Geleximco tập trung nguồn lực để triển khai.

Tháng 9/2022, Geleximco lại gây xôn xao với việc xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô có tổng vốn đầu tư 18.800 tỷ đồng tại khu công nghiệp Tiền Hải.

Thực tế, doanh nghiệp này đã tham gia vào mảng sản xuất linh kiện ô tô, xe máy từ lâu với việc liên doanh cùng Honda Motor đầu tư Nhà máy Sản xuất Phụ tùng Ô tô Xe máy Việt Nam (VAP) tại Hưng Yên.

Geleximco của "đại gia" Vũ Văn Tiền kinh doanh ra sao?

Gắn liền với tên tuổi của Chủ tịch, người sáng lập Vũ Văn Tiền, Tập đoàn Geleximco, tiền thân là Công ty TNHH Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội – Geleximco ra đời năm 1993 với vốn điều lệ ban đầu chỉ 3 tỷ đồng. Đến năm 2019, Geleximco đã tăng vốn điều lệ lên 9.600 tỷ đồng. Trên website của mình, Geleximco giới thiệu, hiện nay, vốn chủ sở hữu của Tập đoàn là 14.500 tỷ đồng; tổng tài sản 52.000 tỷ đồng, với hơn 10.000 nhân viên.

Tập đoàn này hiện hoạt động với 5 lĩnh vực chính gồm: Sản xuất công nghiệp, bất động sản, tài chính - ngân hàng, thương mại - dịch vụ, và nông nghiệp công nghệ cao.

Báo cáo tài chính công ty mẹ của Tập đoàn Geleximco năm 2020 cho thấy doanh thu công ty giảm hơn 14% chỉ còn 7.930 tỷ đồng so với mức hơn 9.000 tỷ đồng năm 2019. Đây là năm thứ 2 liên tiếp doanh thu công ty mẹ Geleximco sụt giảm. Lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ Geleximco trong năm 2020 cũng giảm mạnh xuống còn 300 tỷ đồng, chưa bằng 1/3 so với mức 916 tỷ đồng năm 2019.

Theo thông tin trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, trong quý 4 năm 2021, Geleximco đã phát hành gần 3.000 tỷ đồng trái phiếu, thời gian đáo hạn sẽ từ quý 4/2023 - quý 4/2024.

Lĩnh vực công nghiệp: Điện - Giấy và Phụ tùng ô tô xe máy

3 dự án nổi bật của Geleximco là Nhiệt điện Thăng Long (tổng vốn đầu tư 900 triệu USD), Nhà máy sản xuất bột giấy An Hòa và Nhà máy Giấy An Hòa (tổng vốn đầu tư 450 triệu USD) và VAP - dự án liên doanh cùng Honda Motor (tổng vốn đầu tư 90 triệu USD).

Với vốn đầu tư lớn, Nhiệt điện Thăng Long đang là dự án công nghiệp có doanh thu và lợi nhuận cao nhất của Geleximco. Năm 2019 ghi nhận bước ngoặt của Nhiệt điện Thăng Long khi doanh thu tăng gấp 3 lên hơn 6.000 tỷ đồng và lợi nhuận chuyển từ lỗ sang lãi 409 tỷ đồng. Năm 2020, doanh thu của Nhiệt điện Thăng Long là 5.343 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 524 tỷ đồng.

Một doanh nghiệp thành viên khác - Giấy An Hòa lại xuống dốc trong năm 2019 và lỗ 149 tỷ đồng trong năm 2020.

Dự án Nhà máy Sản xuất Phụ tùng Ô tô Xe máy Việt Nam (VAP) có doanh thu và lợi nhuận khá ổn định với doanh thu trong 3 năm 2017 - 2019 là từ 4.100 tỷ đồng - 4.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế từ 400 - 470 tỷ đồng.

Geleximco trước khi làm ô tô: Hệ sinh thái đồ sộ từ BĐS, tài chính, Điện, giấy... đến nuôi lợn và trồng vải thiều - Ảnh 1.

Kết quả kinh doanh các công ty liên quan tập đoàn Geleximco hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp

Bất động sản và những dự án dấu ấn của Geleximco

Bất động sản là mảng mang lại nguồn thu lớn nhất cho công ty mẹ Geleximco và cũng là một trong những mảng hoạt động quan trọng nhất của Tập đoàn.

Ngoài Khu du lịch quốc tế Dragon Ocean Do Son (Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng) tại Đồ Sơn - Hải Phòng nói trên, những dự án bất động sản mang thương hiệu của Geleximco gây được tiếng vang trên thị trường như: Khu đô thị thành phố giao lưu trên đường Phạm Văn Đồng, Khu đô thị Gelexia Riverside, Khu đô thị Lê Trọng Tấn (Hà Nội), Khu đô thị Cái Dăm (Quảng Ninh), An Bình Plaza, khu đô thị An Bình City...

Geleximco trước khi làm ô tô: Hệ sinh thái đồ sộ từ BĐS, tài chính, Điện, giấy... đến nuôi lợn và trồng vải thiều - Ảnh 2.

Kết quả kinh doanh các công ty liên quan tập đoàn Geleximco hoạt động trong lĩnh vực bất động sản

Trong số các công ty liên quan hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, Hanic đang là công ty mang về doanh thu lớn nhất. Năm 2021, doanh thu của Hanic là 3.746 tỷ đồng, trong khi Glexhomes chỉ thu về 1.081 tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của Hanic chỉ là 47 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận sau thuế của Glexhomes là 158 tỷ đồng.

Được biết, Hanic đầu tư vào các dự án bất động sản Khu nhà ở cao tầng CT2 -An Bình City, Hà Nội; Chung cư New Life Tower, Hạ Long, và làm Tổng thầu xây lắp dự án khu chức năng hỗn hợp Trung tâm thương mại kết hợp nhà ở tại Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Còn Glexhomes là chủ đầu tư Hà Sơn Tower, An Bình Plaza, cũng là đơn vị quản lý kinh doanh và marketing cho các dự án Picenza Riverside, An Bình City, Khu Du lịch Quốc tế Đồi Rồng, ...

Còn doanh thu lợi nhuận HTL Việt Nam - chủ dự án Gelexia Riverside lại đang giảm mạnh trong giai đoạn 2018 - 2020, doanh thu từ 2.400 tỷ đồng năm 2020 còn 233 tỷ đồng, lợi nhuận chỉ 14 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Geleximco đã đưa vào hoạt động sân golf Geleximco Hòa Bình – Hilltop Valley Golf Club, được khách hàng đánh giá là một trong những sân golf có cảnh quan, địa hình đẹp nhất cả nước và có độ chinh phục cao. Geleximco tiếp tục đầu tư những dự án sân golf kết hợp biệt thự nghỉ dưỡng quy mô lớn ở Lào Cai, Hải Phòng…

Hệ sinh thái tài chính mang thương hiệu An Bình

Ở lĩnh vực tài chính - ngân hàng, Geleximco là cổ đông sáng lập và đồng sở hữu các đơn vị như: Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (ABBank), Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình, Công ty cổ phần Quản lý quỹ Đầu tư chứng khoán An Bình, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư tài chính An Bình...

Trong đó, Geleximco đang nắm 12,8% cổ phần của ABBank, là cổ đông lớn thứ hai sau Malayan Banking Berhad (Maybank). ABBank thuộc nhóm ngân hàng tư nhân cỡ nhỏ trong hệ thống, tổng tài sản thời điểm kết thúc quý 2/2022 là 131.321 tỷ đồng, dư nợ cho vay 76.771 tỷ đồng, huy động vốn 73.707 tỷ đồng, vốn điều lệ 9.409 tỷ đồng. Thu nhập lãi thuần của ABBank trong 6 tháng đầu năm 2022 là 1.804 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 1.329 tỷ đồng.

Trong ban lãnh đạo ABBank, hiện ông Vũ Văn Tiền nắm giữ vai trò Phó chủ tịch HĐQT, trước năm 2018, ông là chủ tịch hội đồng quản trị của ngân hàng. Tháng 4/2018, ông rời vị trí này sau gần 15 năm.

Nông trường vải thiều và nuôi lợn

Trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, CTCP Nông trường Đông Triều - công ty con thuộc Tập đoàn Geleximco đang tập trung vào 2 ngành nghề chính: Trồng trọt và Chăn nuôi. Công ty chủ yếu trồng cây ăn quả là vải thiều trên diện tích 380ha, một số diện tích trồng khảo nghiệp cây Dược liệu, cây ngắn ngày và trồng rừng.

Về chăn nuôi, công ty chuyên chăn nuôi lợn giống Móng Cái. Trại lợn giống Móng Cái của công ty là trung tâm nuôi giữ, bảo tồn nguồn gen lợn Móng Cái có quy mô lớn nhất tại Việt Nam, nơi bảo tồn, lưu giữ nguồn gen thuần chủng liên tục từ năm 1990 đến nay.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
10 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
9 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
9 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
8 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
8 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.