Gemadept: 2018 kế hoạch lãi trước thuế 2.130 tỷ đồng, hơn 73% đến từ chuyển nhượng

16/05/2018 18:13
Lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 2.130 tỷ đồng, tăng 227%; bao gồm phần chuyển nhượng vốn 2 công ty con và Hoa Sen Gemadept đạt 1.560 tỷ đồng. Nếu tính phần lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh thông thường, Gemadept ước lãi trước thuế 570 tỷ đồng, chỉ tăng 6% so với năm trước.

Tại buổi họp mặt nhà đầu tư và giới phân tích chiều 15/5, ông Đỗ Văn Minh, Tổng Giám đốc CTCP Gemadept (HOSE: GMD) cho biết kế hoạch năm 2018 với doanh thu 2.405 tỷ đồng, giảm 40% so với năm trước. Trong đó, doanh thu khai thác cảng chiếm tỷ trọng 91% và tăng 19% so với năm trước; doanh thu logistics giảm 90%. Nguyên nhân doanh thu cả năm giảm do chỉ hợp nhất 2 công ty con Gemadept Shipping và Gemadept Logistics trong tháng 1, từ tháng 2 trở đi, các công ty này trở thành công ty liên kết.

Lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 2.130 tỷ đồng, tăng 227%; bao gồm phần chuyển nhượng vốn 2 công ty con và Hoa Sen Gemadept đạt 1.560 tỷ đồng. Nếu tính phần lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh thông thường, Gemadept ước lãi trước thuế 570 tỷ đồng, chỉ tăng 6% so với năm trước.

Giá cổ phiếu vẫn rớt đều đặn!

Riêng quý 1/2018, Công ty đạt doanh thu 689 tỷ đồng (giảm 20%) và lợi nhuận trước thuế 1.507 tỷ đồng do ghi nhận bất thường từ việc bán vốn công ty con. Nếu tính riêng phần sản xuất kinh doanh thông thường, Gemadept chỉ đạt lợi nhuận trước thuế 130 tỷ đồng, tăng nhẹ 10% so với cùng kỳ nhờ tăng trưởng của hoạt động khai thác cảng và các công ty logistics còn lại. Như vậy, 3 tháng đầu năm Công ty đã lần lượt thực hiện được 29% kế hoạch doanh thu, con số tại chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế tương ứng đạt 71%. Nếu không tính lãi chuyển nhượng, quý đầu năm Gemadept thực hiện được 23% kế hoạch cả năm.

Mặc dù ghi nhận lãi đột biến, song trên thị trường cổ phiếu GMD của Công ty cứ giảm liên tục, hiện chỉ còn loanh quanh tại mức 28.100 đồng/cp, giảm hơn 16% so với đầu năm 2018.

Gemadept: 2018 kế hoạch lãi trước thuế 2.130 tỷ đồng, hơn 73% đến từ chuyển nhượng - Ảnh 1.

Biến động cổ phiếu GMD 1 năm qua.

Hầu hết các cảng đang vượt công suất

Là một trong những công ty khai thác cảng lớn trong nước, hiện các cảng của Gemadept đang vượt công suất, thực tế còn vượt nhiều năm qua theo ban lãnh đạo chia sẻ.

Cụ thể, cảng Nam Hải mặc dù bị ảnh hưởng bởi xu hướng di chuyển từ thượng nguồn về hạ nguồn cũng như cản trở từ cầu Bạch Đằng, song nguồn hàng tại đây vẫn được hỗ trợ bởi nội bộ Công ty, công suất năm 2017 theo đó giảm mạnh chỉ còn 168 Teus. Kế hoạch cho năm 2018 vẫn đi ngang tại mức 168 Teus, hiện cũng đang vượt công suất hoạt động.

Còn tại cảng Nam Hải Đình Vũ, công suất 2017 cũng giảm còn 635 Teus, năm 2018 dự kiến duy trì tại mức này. Hay cảng GMD Dung Quất cũng không ngoài tình trạng vượt công suất… Theo đó bên cạnh việc tái khởi động dự án Gemalink, Gemadept cũng đã đầu tư cảng mới như Cảng Nam Đình Vũ, cảnh HITC Lạch Huyện nhằm đáp ứng nhu cầu quá tải hiện nay.

Tháng 2 vừa qua, Gemadept đã đưa vào khai thác giai đoạn 1 cảng Nam Đình Vũ (Hải Phòng) với tổng đầu tư 75 triệu USD và công suất 600.000 Teus. Đây là cảng thứ 3 của Gemadept tại khu vực miền Bắc với tổng vốn đầu tư cho cả 3 giai đoạn là 265 triệu USD. Giai đoạn 2 của Cảng Nam Đình Vũ dự kiến sẽ được khởi động vào tháng 6/2018, đưa vào khai thác đầu năm 2020 với công suất tương đương giai đoạn 1.

Hay cảng Lạch Huyện cũng vừa khai trương với tổng công suất thiết kế 8.000 Teus, có 2 cẩu QC phục vụ Cảng. Được biết, tổng đầu tư tại đây chỉ tốn 1.600 tỷ đồng (tương đương 75 triệu USD) cho chiều dài tàu là 450m. Theo kế hoạch ban đầu, đây là cảng nước sâu tuy nhiên tính đến thời điểm hiện tại, công suất lớn nhất của tàu được nâng lên 21.000 Teus, do đó với giới hạn tàu lưu thông chỉ ở 6.000 Teus, đây không còn là cảng nước sâu nữa, ban lãnh đạo trần tình.

Đặc biệt, nói riêng về tình hình kém khả quan tại khu vực phía Bắc, liệu Gemadept có giảm giá thành để tăng tính cạnh tranh hay không? Phía Công ty khẳng định, hiện Bộ GTVT đang quản lý mức giá trần và sàn vận tải theo Luật Hàng hải Việt Nam, hiện mức bình quân cho miền Bắc là 30 USD và con số phía Nam là 40 USD. Chi tiết tại từng khu vực phía Bắc, thượng nguồn hiện mức sàn là 30 USD, Nam Đình Vũ tối thiểu 39 USD và Lạch Huyện là 56 USD. Nếu so sánh với khu vực thì con số trên hiện rất thấp, khi mà Indonexia đâu đó đạt đến 95 USD, thậm chí ngay cả Campuchia cũng ghi nhận 65 USD. Như vậy, giá cước Việt Nam tương lai sẽ tăng để ngang bằng với thị trường chung trong khu vực.

Với những luận điểm trên, mục tiêu đến năm 2020, doanh thu khai thác cảng Gemadept sẽ tăng trưởng 30%/năm; lợi nhuận tăng trưởng 21%/năm, trong đó hoạt động khai thác cảng tăng 19%/năm và Logistics tăng 25%/năm. Về thị phần, tính đến cuối năm ngoái Công ty chiếm 26% thị phần khai thác cảng trên cả nước, bao gồm 19% tại miền bắc và miền nam là 7%. Theo lộ trình, năm 2022 con số thị phần tại miền Bắc đạt 28% và miền Nam đạt 22%, tức tăng lần lượt 1,5 lần và 3 lần so với hiện tại.

Hoãn chuyển nhượng Gemalink

Tại miền Nam, Gemadept cho biết đang tái khởi động siêu dự án Gemalink, được đánh giá là cảng nước sâu trung chuyển lớn nhất cả nước tại khu vực Cái Mép - Thị Vải (thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Trong dự án này, GMD góp 75% vốn, 25% còn lại là của đối tác Pháp - hãng tàu lớn thứ 3 thế giới là CMA-CGM. Giai đoạn 1 của dự án Gemalink có số vốn đầu tư khoảng 325 triệu USD trên diện tích 33 ha với khả năng xếp dỡ ước tính đạt 1,5 triệu Teus. Khi hoàn tất cả hai giai đoạn, cảng Gemalink sẽ có quy mô 72 ha, với khả năng xếp dỡ lên đến 2,4 triệu Teus.

Trước đây, Gemadept định bán 25% cổ phần Gemalink để giảm sở hữu xuống 50% nhưng ông Minh khẳng định việc chuyển nhượng nên dừng lại. Lý do ban đầu khi hợp tác bán cổ phần cho CMA-CGM thì đối tác này còn hơi nhỏ, Gemadept lo ngại hàng hóa có thể không đủ đáp ứng. Tuy nhiên, Gemalink mua lại ITM và CNC, lượng hàng mỗi năm 800.000 Teus vào phía Nam Việt Nam. Do đó, ý định chuyển nhượng 25% cho đối tác để lấy hàng hóa nên dừng lại.

Theo Gemadept, cảng Gemalink sở hữu vị trí thuận lợi, nằm ngay cửa sông Cái Mép với mớn sâu, thuận tiện cho việc quay trở tàu. Gemalink cũng có cầu bến chính dài nhất tại khu vực Cái Mép (chiều dài bến chính là 1,15 km, năng lực tiếp nhận cùng lúc 2 tàu mẹ trong giai đoạn 1 và cùng lúc 3 tàu mẹ trong giai đoạn 2). Đây cũng là cảng nước sâu duy nhất khu vực Cái Mép - Thị Vải được thiết kế có bến chuyên dụng làm hàng song song cho tàu feeder và sà lan kết nối khu vực Tp.HCM và Đồng bằng sông Cửu Long; có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải lên đến 200.000 DWT (thuộc loại mega vessel lớn nhất trên thế giới hiện nay).

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
27 phút trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
10 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
23 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
58 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
2 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.