Giá cao su chạm đáy 8 tháng do triển vọng nhu cầu mờ mịt

13/07/2021 09:56
Giá cao su gần đây liên tiếp giảm và ANRPC dự báo sẽ chưa sớm hồi phục do virus Covid-19 biến thể Delta khiến triển vọng nhu cầu trở nên u ám.

Giá cao su giao dịch trên sàn Osaka (Nhật Bản) – tham chiếu cho toàn thị trường Châu Á đã giảm liên tiếp 4 phiên gần đây, chạm mức thấp nhất trong vòng 8 tháng khi những cải thiện gần đây của nền kinh tế toàn cầu có thể tiêu tan vì sự lây lan nhanh chóng của biến thể Covid-19 Delta.

Hôm thứ Sáu (9/7), hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 12 trên sàn Osaka có lúc giảm xuống chỉ 212,2 yen/kg, mức thấp nhất kể từ ngày 11/11/2020, và vẫn loanh quanh ở mức đó cho đến thời điểm hiện tại.

Kết thúc phiên 12/7, hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 12 trên sàn Osaka giảm 0,4 yen so với phiên liền trước, xuống 216,0 yên (2,0 USD)/kg. Tuần vừa qua, hợp đồng này kết thúc ở mức giá 216,4 yen (2,0 USD)/kg, giảm 0,8% trong vòng một tuần.

Tại các sàn giao dịch khác ở Châu Á, giá cao su cũng đồng loạt giảm. Trên sàn Thượng Hải, hợp đồng kỳ hạn tháng 9 giảm 75 nhân dân tệ xuống 13.310 CNY/tấn. Trên sàn Singapore, cao su kỳ hạn tháng 8 giảm 0,1% xuống 162,5 US cent/kg.

Tại các nước sản xuất cao su Châu Á, giá mặt hàng này cũng đang giảm.

Giá cao su chạm đáy 8 tháng do triển vọng nhu cầu mờ mịt - Ảnh 1.

Trong nước, giá mủ cao su nguyên liệu đã giảm từ tháng 6 do nhu cầu yếu. Hiện giá cao su ở Bình Phước dao động trong khoảng 333 - 378 đồng/độ đồng/độ mủ; công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng (Bình Phước) niêm yết ở mức 350 đồng/độ mủ.

Tại Đắk Lắk, giá mủ chén đầu cũng ghi nhận mức 16.000-18.000 đồng/kg tùy loại.

Lo ngại nhu cầu các sản phẩm cao su sẽ yếu đi do Covid-19 tái bùng phát, nhiều nhà giao dịch án binh bất động. Khối lượng giao dịch hợp đồng cao su tham chiếu hàng ngày trên sàn Osaka hôm 9/7 đã giảm mạnh xuống mức thấp chưa từng có trong vòng 33 năm.

Xu hướng giảm giá chủ yếu là do đại dịch Covid-19 tái bùng phát trên toàn cầu, đặc biệt là biến thể Delta, và tỷ lệ tiêm chủng chưa đạt kỳ vọng. Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC) dự đoán trong ngắn hạn, triển vọng thị trường cao su thiên nhiên ít có cơ hội phục hồi vì nhiều lý do: Sự gián đoạn về hậu cần, cước phí vận chuyển đường biển tăng, việc vận chuyển bị chậm trễ, thiếu chip ảnh hưởng đến ngành sản xuất ô tô, tiêu thụ ô tô chậm lại, đồng USD tăng giá, sự gia tăng nguồn cung cao su thiên nhiên…. Tất cả các yếu tố này đang cùng lúc gây áp lực lên thị trường cao su.

Nhu cầu cao su thiên nhiên trên toàn cầu trong tháng 6 vừa qua ước tính không tăng so với tháng trước đó, chủ yếu do nhu cầu ở Trung Quốc yếu đi. Số liệu sơ bộ cho thấy khối lượng cao su toàn thế giới tiêu thụ trong tháng 6/2021 đã giảm so với tháng 4/2021 bởi Trung Quốc.

Hoạt động sản xuất ở Trung Quốc - quốc gia chiếm hơn 40% tiêu thụ cao su thiên nhiên toàn cầu - trong tháng 6/2021 đã chậm lại. Theo đó, chỉ số quản lý sức mua (PMI) giảm xuống 51,3, từ mức 52 của tháng 5, chủ yếu do dự gián đoạn chuỗi cung ứng do Covid-19 bùng phát ở tỉnh Quảng Đông.

ANRPC đã từng kỳ vọng nhu cầu yếu ở Trung Quốc và nhiều nơi khác trên thế giới sẽ được bù lại một phần bởi nhu cầu mạnh lên ở Mỹ, Châu Âu và Ấn Độ. Tuy nhiên, dịch bệnh tái bùng phát phức tạp ở cả 3 thị trường này khiến cho hy vọng trở nên mong manh.

Từ chỗ lạc quan về các thị trường Mỹ, Châu Âu và Ấn Độ, ANRPC trong báo cáo mới nhất đã bày tỏ lo ngại về khả năng nhu cầu cao su ở Ấn Độ và khu vực ASEAN trong ngắn hạn sẽ yếu do tốc độ tiêm chủng Covid-19 chậm chạp.

Xuất khẩu cao su của Việt Nam thời gian qua có kết quả khả quan do kinh tế thế giới hồi phục nhanh.

Theo đó, xuất khẩu cao su tháng 6/2021 đạt khoảng 130 nghìn tấn, trị giá 221 triệu USD, tăng 57,1% về lượng và tăng 54,2% về trị giá so với tháng 5/2021; so với tháng 6/2020 giảm 4,7% về lượng, nhưng tăng 36,1% về trị giá; giá xuất khẩu bình quân ở mức 1.700 USD/tấn, giảm 1,9% so với tháng 5/2021, nhưng tăng 42,8% so với tháng 6/2020.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cao su đạt khoảng 681 nghìn tấn, trị giá 1,15 tỷ USD, tăng 41,3% về lượng và tăng 79,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Tuy nhiên, virus Covid-19 biến thể Delta có thể cản trở hoạt động xuất khẩu trong thời gian tới.

Mặc dù tỷ lệ nhiễm Covid đang giảm kể từ giữa tháng 6, Ấn Độ vẫn có khoảng 0,9 triệu ca dương tính tính đến thời điểm hiện tại. Trong khi đó, làn sóng dịch bệnh lần thứ 3 dự kiến sẽ xảy ra ở một số quốc gia. ANRPC cho biết các nước tiêu thụ cao su lớn trong khu vực ASEAN cũng bị hạn chế bởi tốc độ tiêm phòng chậm.

Triển vọng nhu cầu càng đáng lo ngại khi Tokyo đã ban bố tình trạng khẩn cấp do sự gia tăng đột biến số ca nhiễm Covid-19 biến chủng Delta ở trong nước và quốc tế, làm dấy lên lo ngại về sự hồi phục kinh tế khi mà Thế vận hội Olympic Tokyo sẽ diễn ra sau chưa đầy 2 tuần.

Hàn Quốc cũng thông báo từ ngày 12/7 áp dụng những kiểm soát nghiêm ngặt nhất từ trước tới nay ở Seoul và các khu vực lân cận để ngăn sự lây lan nhanh chóng của Covid-19.

Trong khi đó, nhu cầu mủ cao su từ lĩnh vực sản xuất găng tay cao su có thể sẽ tiếp tục yếu do nhu cầu không có sự đột biến và giá găng tay cao su giảm.

Cước phí vận tải thủy trong 3 tháng qua đã tăng gấp 3 đến 5 lần do logistics trên toàn cầu bị đứt gãy bởi thiếu container và tắc nghẽn cảng biển ở nhiều nơi trên thế giới. Cách đây 3 tháng, cước phí vận tải thủy chiếm hơn 6% giá trị cao su thiên nhiên Châu Âu nhập khẩu từ Đông Nam Á (tính theo giá CIF). Tuy nhiên, tỷ lệ này đến nay đã tăng lên khoảng 25%, tương đương gấp hơn 4 lần.

Một yếu tố nữa cũng ảnh hưởng đến giá mủ cao su thiên nhiên, đó là là lệnh kiểm soát vận chuyển gần đây mà Malaysia áp đặt đối với khu vực Thung lũng Klang - sẽ ảnh hưởng đến khoảng 60% các nhà sản xuất găng tay trong nước.

Trong khi đó, nguồn cung cao su tự nhiên trái vụ đã kết thúc ở các khu vực sản xuất chính. Mặc dù việc thu hoạch liên tục bị gián đoạn do các biện pháp kiểm soát liên quan đến đại dịch có thể ảnh hưởng một phần đến nguồn cung cao su ở một số quốc gia, song nguồn cung cao su toàn cầu đã tăng đáng kể từ tháng 6 vừa qua, bởi mùa Đông ở một số nước sản xuất cao su lớn đã kết thúc, nguồn cung cao su thiên nhiên bắt đầu tăng từ tháng 7 cũng ảnh hưởng đến giá mặt hàng này. Theo ANRPC, nguồn cung cao su của thế giới trong tháng 7 dự kiến sẽ tăng 11,3% so với tháng trước, lên 1,1 triệu tấn.

Đáng chú ý, các nhà đầu cơ Trung Quốc đang ‘xa lánh’ thị trường hàng hóa, trong đó có cao su, một phần do số liệu cho thấy lĩnh vực sản xuất của nước này đang chậm lại, nhưng lý do lớn hơn là sự can thiệp bằng chính sách mạnh mẽ của Chính phủ Trung Quốc nhằm hạ nhiệt thị trường hàng hóa.

Tháng 5/2021, Trung Quốc cho biết họ sẽ tăng cường kiểm soát giá đối với quặng sắt, đồng, ngô và các mặt hàng chính khác trong kế hoạch 5 năm lần thứ 14, giai đoạn 2021-2025, nhằm giải quyết những biến động bất thường về giá cả. Tháng 6/2021, Trung Quốc đã công bố kế hoạch giải phóng kim loại công nghiệp khỏi dự trữ quốc gia để kiềm chế giá hàng hóa trong bối cảnh Bắc Kinh phải vật lộn để hạ nhiệt giá kim loại tăng vọt trong năm nay - được thúc đẩy bởi sự phục hồi kinh tế sau đại dịch, thanh khoản toàn cầu dồi dào và hoạt động mua đầu cơ, làm giảm lợi nhuận của các nhà sản xuất.

Thị trường cao su lúc này chỉ le lói chút hy vọng sau khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) ngày 9/7 thông báo sẽ cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) của các ngân hàng với mức giảm 50 điểm cơ bản, có hiệu lực từ ngày 15/7, giúp giải phóng khoảng 1 nghìn tỷ nhân dân tệ ra khỏi các ngân hàng để thúc đẩy kinh tế trong nước hồi phục, do đã xuất hiện một số dấu hiệu cho thấy sự hồi phục có vẻ đang chậm lại.Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng sẽ phải mất 6-9 tháng để việc cắt giảm RRR tác động tích cực đến thị trường hàng hóa.

Tham khảo: Rubbernews, Reuters, Timesofindia

Tin mới

Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
6 giờ trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.
Thuế quan Mỹ giáng xuống, Nvidia "né đòn tài tình": Vì sao chỉ riêng Apple lĩnh trọn tất cả?
6 giờ trước
Gần như tất cả các gã khổng lồ công nghệ đều chịu tác động từ thuế quan mới của ông Trump. Trong đó, Nvidia là cái tên may mắn hơn cả và Apple tiếp tục là "gã đen đủi" bất hạnh.
Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
5 giờ trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.
"Siêu cầu" 13.626 tỷ đẳng cấp quốc tế của Việt Nam: Dùng công nghệ hiếm có; giới xây dựng phải trầm trồ
5 giờ trước
"Chúng tôi hy vọng rằng, 100 năm sau, người dân Việt Nam sẽ vẫn yêu cây cầu này nhiều như họ yêu cây cầu Long Biên nổi tiếng trong lịch sử".
'Tân binh' SUV điện của thương hiệu Nguyễn Xuân Son làm đại sứ hứa hẹn về Việt Nam: ngoại hình như Range Rover, chạy hơn 400 km một lần sạc
4 giờ trước
Mẫu SUV điện Trung Quốc là đàn em của Jaecoo J7 và thuộc phân khúc B.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

40.594.820 VNĐ / tấn

185.50 JPY / kg

3.94 %

- 7.60

Đường

SUGAR

10.764.355 VNĐ / tấn

19.05 UScents / lb

2.76 %

- 0.54

Cacao

COCOA

237.313.733 VNĐ / tấn

9,259.00 USD / mt

3.24 %

+ 291.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

218.225.408 VNĐ / tấn

386.20 UScents / lb

0.20 %

- 0.77

Gạo

RICE

15.225 VNĐ / tấn

13.06 USD / CWT

1.28 %

- 0.17

Đậu nành

SOYBEANS

9.525.934 VNĐ / tấn

1,011.50 UScents / bu

1.75 %

- 18.00

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.132.598 VNĐ / tấn

287.85 USD / ust

0.23 %

+ 0.65

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Thị phần 'khổng lồ' của Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam: Gấp đôi so với Trung Quốc, châu Âu, nước ta có 15 ‘kho báu’ tỷ đô xuất khẩu
5 phút trước
Mỹ chính là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với thị phần áp đảo các quốc gia khác.
Người Việt Nam ăn thịt heo nhiều thứ 4 thế giới
17 phút trước
Năm 2024, ước tính sản lượng tiêu thụ thịt heo/đầu người Việt Nam xấp xỉ 37 kg/người, tăng hơn 3 kg so với 2023.
Doanh nghiệp rau quả lo vạ lây tại thị trường Mỹ trong đợt đánh thuế đối ứng
14 giờ trước
Mỹ là thị trường nhập khẩu rau quả lớn thứ 2 của Việt Nam nhưng đây là nhóm ngành Việt Nam đang nhập siêu.
Lý do xuất khẩu rau quả Việt Nam vừa hụt thu hơn 2.800 tỷ đồng
17 giờ trước
Xuất khẩu rau quả quý I năm nay chỉ đạt hơn 1,1 tỷ USD, hụt tới hơn 2.800 tỷ đồng so với kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chính dẫn đến sụt giảm xuất khẩu rau quả là do mặt hàng chủ lực là sầu riêng bị ảnh hưởng bởi những thay đổi của thị trường quốc tế.