Giá dầu có thể lặp lại mốc lịch sử 146 USD/thùng?

30/09/2018 07:25
Cách đây 11 năm, ngày 24/9/2007 giá dầu thô Brent kết thúc phiên gần sát 79 USD/thùng. Ba ngày sau đó, giá vượt mức 80 USD/thùng lần đầu tiên trong lịch sử - cũng tương tự như thời điểm hiện tại. Và chưa đầy 10 tháng sau giá chạm đỉnh cao nhất trong lịch sử là 146 USD/thùng.

Quá khứ không phải lúc nào cũng lặp lại, nhưng những sự kiện của năm 2007/08 gợi nhớ thị trường hiện đang chuyển động tương tự như đã từng xảy ra ở giai đoạn lịch sử đó, nhất là xoay quanh những dấu mốc tính chu kỳ.

Giá đang di chuyển tăng tốc khi tới gần các "đỉnh" mang tính chu kỳ, và thị trường "rung lắc" bởi lo ngại về khả năng thiếu hụt hoặc dư thừa.

Và kết quả là giá dầu vẫn tiếp tục biến động mạnh hơn nhiều so với những dự đoán chỉ cách đây vài tháng (lúc tăng cũng tăng mạnh hơn, mà lúc giảm cũng giảm nhiều hơn so với các dự đoán).

Hiện dầu Brent đã vượt ngưỡng 80 USD/thùng và đã lập đỉnh cao nhất trong vòng 4 năm.

Hiện tại "phản chiếu" quá khứ

Tình hình kinh tế toàn cầu cũng như thị trường dầu mỏ ở thời điểm hiện tại có nhiều điểm tương đồng với những gì đã xảy ra trong những năm 2007 và 2008.

Khi đó, kinh tế toàn cầu đã tăng trưởng rất mạnh trong nhiều năm liền, và tốc độ tiêu thụ dầu mỏ cũng theo đó tăng rất nhanh.

Chu kỳ kinh tế Mỹ đạt đỉnh cao vào tháng 12/2007, và vẫn duy trì tốt trong một năm sau đó, đồng thời giá dầu cũng tiếp tục tăng thêm 7 tháng nữa.

Lợi nhuận trái phiếu kho bạc ngắn hạn của Mỹ cũng đạt đỉnh điểm vào khoảng tháng 6/2007, còn chứng khoán Mỹ đạt kỷ lục cao vào tháng 10/2007.

Hầu hết các cường cuốc công nghiệp khác đã rơi vào suy thoái từ nửa cuối năm 2007 hoặc nửa đầu năm 2008. Thị trường dầu mỏ cũng bắt đầu trượt dốc.

OPEC đã từng không can thiệp

Còn nhớ trong cả năm 2007 và đầu 2008, các lãnh đạo của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) không ngừng khẳng định thị trường dầu mỏ có đủ nguồn cung, và sẽ chỉ bổ sung nếu các nhà máy lọc dầu đề xuất.

Nhưng thị trường dầu Brent đã đột ngột tăng mạnh trong nửa cuối năm 2007 và 4 tháng đầu năm 2008, cho thấy các thương gia lo ngại về nguồn cung.

Tháng 9/2007, OPEC quyết định tăng sản lượng thêm tổng cộng 500.000 thùng/ngày, bắt đầu từ tháng 11/2009, với lý do thị trường nhiên liệu Mỹ thắt chặt và giá dầu thô tăng quá mạnh.

Tuy nhiên, tháng 12/2007, OPEC họp và đánh giá thị trường vẫn được cung cấp đủ và dự trữ dầu thô và các sản phẩm dầu đảm bảo để không cần tăng sản lượng.

Tháng 3/2008, trong cuộc họp của mình, OPEC vẫn nhận định nguồn cung được đảm bảo, nhận định những kinh tế thế giới đang ngày càng có nhiều nguy cơ suy giảm, và đổ lỗi cho việc giá dàu tăng là bởi các yếu tố phi cơ bản, nhất là các nhà đầu cơ.

Đến tháng 5 năm đó, Tổng thư ký OPEC tiếp tục tuyên bố: "Rõ ràng là không thiếu dầu trên thị trường" và đổ lỗi cho các quỹ đầu cơ ngày càng gây ra biến động giá dầu thô. Tổ chức này tiếp tục cam kết sẽ chủ động hành động khi cần thiết để đảm bảo thị trường ổn định và cân bằng, nhưng không cam kết sẽ bơm thêm dầu.

Và giá tiếp tục tăng và trở nên ngày càng biến động mạnh, thường xuyên tăng khoảng 5 USD/thùng mỗi ngày. Nhiều thương gia đã rút lui khỏi thị trường vì thấy rủi ro ngày càng gia tăng.

OPEC tiếp tục khẳng định rằng nguồn cung dầu vẫn đủ, Saudi Arabia và các thành viên khác sẽ cung cấp thêm dầu khi các nhà máy lọc dầu yêu cầu, nhưng giá đó phải được điều khiển bởi những yếu tố khác ngoài cung và cầu.

Và cuối cùng cũng chạm "giới hạn" vào tháng 5/2008, giá dầu giao ngay bắt đầu giảm kể từ đầu tháng 6 cùng năm do triển vọng kinh tế và tài chính toàn cầu xấu đi.

Khi khủng hoảng tài chính mạnh lên vào tháng 9/2008, kinh tế toàn cầu lún sâu vào suy thoái kể từ 6 tháng cuối năm 2008 và nửa đầu năm 2009.

Lịch sử liệu có lặp lại?

Năm 2018/19 cũng những chuỗi sự kiện như 11 năm trước, điều đó có ý nghĩa thế nào?

Trong chu kỳ tăng trưởng hiện nay, kinh tế Mỹ và các thị trường tài chính lại đang trong giai đoạn biến động.

Ở những nước còn lại trên thế giới, triển vọng đang xấu đi, với nhiều yếu tố tác động trái chiều, nhưng những yếu tố rủi ro có vẻ nặng ký hơn.

Tăng trưởng tiêu thụ dầu mỏ được nhiều chuyên gia dự báo là sẽ vẫn mạnh, nhưng bắt đầu chậm dần lại.

Khoảng chênh lệch giá giữa các kỳ hạn trong vòng 6 tháng đã giảm xuống hiện chỉ còn khoảng 2 USD/thùng, tương tự như hồi tháng 9/2007.

Những quy định mới về ô nhiễm môi trường (giảm tỷ lệ lưu huỳnh) bắt đầu có hiệu lực từ năm 2020, sẽ gây áp lực đối với nhu cầu những loại dầu thô ngọt có hàm lượng lưu huỳnh trung bình.

Nhưng trước mắt, thị trường đang lo ngại thiếu hụt nguồn cung từ Iran (có hàm lượng lưu huỳnh trung bình) do bị Mỹ trừng phạt có thể đẩy giá lên.

Saudi Arabia khẳng định có đủ năng lực để tăng sản lượng thêm 1,5 triệu thùng/ngày, nhưng nhiều người nghi ngờ về cả khối lượng đó cũng như chất lượng dầu của Saudi Arabia.

Và Ủy ban Điều phối cấp Bộ trưởng của OPEC và các đồng minh ngoài OPEC hôm 23/9/2018 đã kết luận rằng thị trường dầu thô nhìn chung đang cân bằng giữa cung và cầu.

Tuy nhiên, các quỹ đầu cơ đang đặt cược giá dầu thô Brent sẽ còn tăng thêm nữa nên đã mua vào tới gần 470 triệu thùng.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
40 phút trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
3 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
3 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
4 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
5 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

41.207.572 VNĐ / tấn

188.30 JPY / kg

0.84 %

- 1.60

Đường

SUGAR

11.969.289 VNĐ / tấn

21.36 UScents / lb

0.09 %

- 0.02

Cacao

COCOA

230.917.988 VNĐ / tấn

9,085.00 USD / mt

5.21 %

+ 450.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

169.559.319 VNĐ / tấn

302.59 UScents / lb

0.00 %

- 0.00

Gạo

RICE

17.475 VNĐ / tấn

15.11 USD / CWT

0.40 %

- 0.06

Đậu nành

SOYBEANS

9.185.231 VNĐ / tấn

983.50 UScents / bu

0.59 %

+ 5.75

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.167.247 VNĐ / tấn

291.50 USD / ust

0.73 %

+ 2.10

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

[Trên Ghế 43] Ông chủ Phê Phượt bày cách phượt bằng ô tô: Đi gì, ăn gì, ở đâu, mấy ngày và làm gì?
1 ngày trước
Xuyên Việt hàng chục lần, anh Đoàn Kiều Dũng có thừa kinh nghiệm để chia sẻ cho những ai đang có ý định phượt bằng ô tô.
Cãi vợ nuôi đặc sản "dân nhậu thích mê", anh nông dân kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm
1 ngày trước
Từng cãi vợ, bỏ nghề tài xế để chuyển sang mô hình nuôi loài động vật quen thuộc dân nhậu thích mê, nông dân Bùi Công Mạnh mỗi năm thu về hàng tỷ đồng.
Bộ trưởng Công Thương: Không để găm hàng, tăng giá dịp Tết
1 ngày trước
Trước biến động giá cả có thể xảy ra, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, đơn vị trực thuộc bộ và các doanh nghiệp, tập đoàn có biện pháp ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng găm hàng, thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025.
Giá cà phê tăng vọt
1 ngày trước
Trong phiên giao dịch hôm 20/11, giá hai mặt hàng cà phê Arabica leo đỉnh cao nhất kể từ năm 2011 và Robusta trở lại mức cao nhất trong hơn một tháng.