Giá dầu tăng cao, các hãng hàng không của Việt Nam phòng ngừa rủi ro giá nhiên liệu thế nào?

23/10/2021 08:01
Vì sao Vietjet thường xuyên sử dụng công cụ hedging, còn Vietnam Airlines lại không?

Giá nhiên liệu tăng mạnh đang là vấn đề đe dọa sự phục hồi của các hãng hàng không sau cuộc khủng hoảng COVID-19.

Theo dữ liệu từ Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), giá nhiên liệu máy bay đã tăng gấp đôi lên gần 750 USD/tấn trong năm qua.

Thông thường, chi phí nhiên liệu chiếm tỷ trọng hàng đầu trong cơ cấu chi phí hoạt động của các hãng hàng không. Điều này khiến cho việc giá dầu biến động ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận.

Để bảo vệ chính mình, và đôi khi là tận dụng cơ hội, các hãng hàng thường sử dụng công cụ phòng vệ (hedging) chi phí nhiên liệu. Cụ thể, hãng hàng không sẽ tiến hành mua hoặc bán hợp đồng tương lai giá dầu (công cụ phái sinh), do đó bảo vệ khi giá tăng.

Giá dầu tăng cao, các hãng hàng không của Việt Nam phòng ngừa rủi ro giá nhiên liệu thế nào? - Ảnh 1.

Giá dầu Brent hơn 1 năm qua

Các hãng hàng không hedging như thế nào?

- Mua hợp đồng dầu hiện tại

Trong kịch bản phòng ngừa rủi ro này, một hãng hàng không tin rằng giá dầu sẽ tăng trong tương lai. Để giảm thiểu tác động xấu, hãng hàng không mua một lượng lớn các hợp đồng dầu hiện tại cho nhu cầu tương lai.

- Mua các quyền chọn mua

Quyền chọn mua cung cấp cho người mua quyền (không phải nghĩa vụ) để mua hàng hóa tại một mức giá cụ thể trước một ngày cụ thể. Nếu một hãng hàng không mua một quyền chọn mua, hãng sẽ có quyền mua nhiên liệu trong tương lai với mức giá được thỏa thuận ngày hôm nay.

- Collar Hedge (Chiến lược cổ áo)

Các hãng hàng không cũng có thể lựa chọn chiến lược cổ áo, khi đó mua cả quyền chọn mua và quyền chọn bán. Quyền chọn mua cho phép nhà đầu tư mua hàng hóa với mức giá thỏa thuận; và quyền chọn bán ngược lại, bán hàng hóa với mức giá thỏa thuận.

Chiến lược cổ áo sử dụng quyền chọn bán để bảo vệ một hãng hàng không khỏi sự sụt giảm giá dầu nếu hãng đó dự báo giá dầu tăng.

- Mua hợp đồng hoán đổi

Cuối cùng, một hãng hàng không có thể thực hiện chiến lược hoán đổi để phòng ngừa trước khả năng tăng chi phí nhiên liệu. Hợp đồng hoán đổi tương tự như quyền chọn mua, nhưng có các nguyên tắc nghiêm ngặt hơn.

Quyền chọn mua cung cấp cho hãng hàng không quyền mua nhiên liệu trong tương lai với một mức giá nhất định, nhưng không yêu cầu hãng hàng không buộc phải làm vậy.

Mặt khác, một giao dịch hoán đổi sẽ khóa việc mua nhiên liệu ở một mức giá trong tương lai vào ngày xác định. Trong trường hợp giá nhiên liệu giảm, công ty hàng không có khả năng mất nhiều hơn so với chiến lược quyền chọn mua.

Con dao hai lưỡi

Hedging có thể là công cụ tốt cho các hãng hàng không tiết giảm chi phí trong trường hợp giá nhiên liệu tăng; tuy nhiên, giá dầu là một trong những mặt hàng nhạy cảm và khó đoán định. Điều này khiến cho khả năng dự báo sai là rất cao.

Một ví dụ dễ thấy là vào năm 2019, khi thị trường hàng không toàn cầu thăng hoa, rất nhiều hãng hàng không hedging nhiên liệu ở mức giá cao. Ngay sau đó, COVID-19 ập đến khiến giá dầu sụt giảm mạnh gây thiệt hại lớn.

Giá dầu tăng cao, các hãng hàng không của Việt Nam phòng ngừa rủi ro giá nhiên liệu thế nào? - Ảnh 2.

Rayanair của Ireland cho biết thiệt hại 325 triệu USD vì sử dụng nghiệp vụ hedging trong năm 2020

Mark Simpson, nhà phân tích hàng không tại Goodbody trả lời Financial Times trong một bài viết mới đây: "Hầu hết các hãng hàng không đều thiệt hại lớn từ rủi ro giá nhiên liệu vào năm ngoái khi nhu cầu bùng nổ đối mặt với đại dịch COVID-19, và họ đã phải giữ các hợp đồng giao hàng giá cao hơn giá giao ngay. Vì vậy các hãng hàng đã không thu hẹp hoặc đóng hedging, hệ quả là họ không có công cụ bảo vệ trước tình hình chi phí nhiên liệu tăng nhanh chóng thời gian gần đây".

Vietjet Air và Vietnam Airlines

Chính xác là có nhiều kỹ thuật hedging như đã đề cập, tuy nhiên ở Việt Nam chỉ có Vietjet Air quen thuộc với các công cụ phái sinh.

Đầu tháng 4/2020, khi mà giá dầu thô ở mức thấp, Hội đồng quản trị Vietjet Air đã thông qua một nghị quyết với nội dung hedging nhiên liệu bay.

Trong khi đó, Vietnam Airlines dù muốn nhưng vẫn chưa thể thực hiện nghiệp vụ phòng vệ rủi ro này do vướng những quy định về pháp lý.

Vietnam Airlines cho biết đang thực hiện nghiên cứu toàn diện về nghiệp vụ bảo hiểm giá nhiên liệu để sẵn sàng ho việc thực hiện hedging khi khung pháp lý cho nghiệp vụ này được các cơ quan quản lý nhà nước ban hành.

Giá dầu tăng cao, các hãng hàng không của Việt Nam phòng ngừa rủi ro giá nhiên liệu thế nào? - Ảnh 3.

Vietjet Air đã thông qua một nghị quyết về hedging giá nhiên liệu vào giữa năm ngoái

Nhiên liệu đầu vào của ngành vận tải hàng không Việt Nam là xăng máy bay Jet-A1. Hiện tại, ở Việt Nam chỉ có số ít doanh nghiệp cung cấp xăng Jet-A1 cho các hãng hàng không như Petrolimex Aviation, Skypec (công ty con 100% vốn của Vietnam Airlines), Tapetco. Nhiên liệu hàng không Jet-A1 được nhập khẩu từ nước ngoài (chủ yếu từ Singapore) hoặc lấy từ nhà máy lọc dầu Dung Quất trong nước.

Trong báo cáo, Vietjet cho biết tỷ trọng chi phí nhiên liệu chiếm từ 38 – 45% chi phí hoạt động; còn tại Vietnam Airlines là khoảng 29% tổng chi phí trong điều kiện thông thường, năm 2020 là 19% do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Chính vì thế, biến động giá xăng Jet-A1 có ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận ngành vận tải hàng không. Giá xăng Jet-A1 nhìn chung khó kiểm soát và dự báo, phụ thuộc nhiều vào diễn biến giá dầu thô (dầu Brent) thế giới – một trong những mặt hàng nhạy cảm, dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội.

Ngoài biện pháp phòng vệ bằng công cụ phái sinh, các hãng hàng không cũng thực hiện nhiều biện pháp để có thể giảm thiểu mức tiêu hao nhiên liệu một cách tối đa, vừa có thể giảm chi phí vận hành, mặt khác giảm tác động ô nhiễm môi trường.

Vietjet hướng đến sử dụng đội tàu bay có tuổi đời bình quân thấp và thế hệ mới nhằm tối ưu hóa nhiên liệu tiêu hao; bố trí nhiều ghế hơn trên tàu bay; lựa chọn thiết kế tối ưu, vật liệu nhẹ; và triển khai các chương trình như SFCO2 giúp tối ưu hóa hoạt động…

Thời điểm giá nhiên liệu giảm mạnh năm 2020, Vietjet cho biết đã triển khai mua trữ xăng dầu và hợp tác với các nhà cung cấp nhiên liệu để trữ xăng, giảm thiểu trên 50% chi phí tạo nguồn và tra nạp, đồng thời giảm thời gian thanh toán lên đến 120 – 180 ngày.

Giá dầu tăng cao, các hãng hàng không của Việt Nam phòng ngừa rủi ro giá nhiên liệu thế nào? - Ảnh 4.

Vietnam Airlines lắp cánh cong cho máy bay để giảm tiêu hao nhiên liệu

Vietnam Airlines cũng sử dụng các dòng máy bay thế hệ mới như B787, A350, A321 neo…; phối hợp với IATA triển khai chương trình bay tiết kiệm nhiên liệu. Năm ngoái, hãng hoàn thành dự án lặp đặt Sharklet (cánh cong) cho 10 máy bay A321CEO giúp tiết kiệm nhiên liệu từ 2 – 4%.

Tin mới

Trừng phạt của phương Tây "như muối bỏ bể", doanh thu từ dầu khí của Nga vẫn tăng đều, dầu Moscow "biến hình" không ngừng chảy vào châu Âu
3 giờ trước
Nga đã tận dụng 3 "lỗ hổng" khiến những lệnh trừng phạt của phương Tây trở nên thất bại.
[Trên Ghế 43] Ông chủ Phê Phượt bày cách phượt bằng ô tô: Đi gì, ăn gì, ở đâu, mấy ngày và làm gì?
4 giờ trước
Xuyên Việt hàng chục lần, anh Đoàn Kiều Dũng có thừa kinh nghiệm để chia sẻ cho những ai đang có ý định phượt bằng ô tô.
"Con làm cha phá" là đây: Nuôi ngan vịt ở Châu Phi không dám ăn, ông Quý vừa sang đã làm 1 việc Quang Linh Vlogs khóc ròng
4 giờ trước
Nam YouTuber ở Việt Nam nhìn thấy cảnh này mà “khóc thét”.
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Đột ngột bật tăng phiên cuối tuần
5 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Giá dầu thô thế giới đột ngột bật tăng trong phiên cuối tuần. Giá dầu WTI và Brent tăng từ 1,3 USD đến 1,4 USD/thùng so với ngày hôm qua 21/11.
GS thắng giải 3 triệu USD của tỷ phú Phạm Nhật Vượng “hiến kế” cho lĩnh vực Việt Nam đứng thứ 3 thế giới
5 giờ trước
Lĩnh vực này có thể mang về nhiều tỷ USD cho Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.