Kết thúc phiên 29/4, dầu Brent tăng 1,29 USD (1,9%) lên 68,56 USD/thùng, trong khi dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 1,15 USD, tương đương 1,8%, lên 65,01 USD. Như vậy, cả 2 loại dầu đều tăng giá 3 phiên tiếp tiếp, lên mức cao nhất kể từ 15/3.
Tính từ đầu tuần đến nay, giá dầu đã tăng khoảng 4%.
Nhu cầu từ Mỹ và Trung Quốc đang tạo động lực tích cực cho thị trường dầu mỏ, bất chấp làn sóng Covid-19 mới bùng phát ở nhiều thị trường. Các thành phố lớn ở Mỹ đang trong quá trình mở cửa trở lại, tiến tới mở cửa hoàn toàn; hoạt động du lịch sôi nổi khắp Trung Quốc trong kỳ nghỉ lễ vài ngày dự kiến sẽ đẩy doanh số bán nhiên liệu cao kỷ lục. Giao thông tại Anh cũng đang tăng lên.
Chuyên gia Bjornar Tonhaugen phụ trách mảng dầu mỏ của Rystad Energy cho biết: "Mùa Hè đồng nghĩa với việc giao thông đi lại ở Mỹ, Trung Quốc và Anh sắp tăng lên, nhu cầu nhiên liệu sẽ tăng theo, bù đắp cho sự suy giảm nhu cầu ở Ấn Độ vì Covid-19".
Thành phố New York đặt mục tiêu "mở cửa trở lại hoàn toàn" vào ngày 1/7 sau hơn một năm đóng cửa và hạn chế đi lại nhờ những tiến bộ trong quá trình tiêm chủng vắc-xin, với hơn 8 triệu cư dân thành phố đã được tiêm, thông tin từ Thị trưởng Bill de Blasio cho biết.
Đồng USD suy yếu càng đẩy giá dầu tăng lên vì dầu trở nên rẻ hơn đối với những khách hàng mua nó từ bên ngoài nước Mỹ.
Đồng bạc xanh hiện đang ở mức thấp nhất trong vòng 9 tuần do triển vọng chính sách ôn hòa của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và những kế hoạch chi tiêu táo bạo của Tổng thống nước này, ông Joe Biden.
Trong khi đó, thị trường liên tiếp đón nhận những tin tức tích cực từ châu Âu bao gồm thông báo từ Moderna Inc MRNA.O rằng họ sẽ tăng gần gấp đôi công suất sản xuất vắc xin trong năm tới; và tin từ Đức về việc quản lý kỷ lục hàng ngày gần 1,1 triệu liều vắc xin COVID-19.
Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao của OANDA ở New York cho biết: "Triển vọng nhu cầu dầu thô đang được thúc đẩy tích cực bởi châu Âu và điều đó sẽ giúp giảm thiểu một số rủi ro trên khắp Ấn Độ và nhiều thị trường mới nổi".
Về nguồn cung, mới đây nhất, trong cuộc họp ngày 27/4, bộ trưởng của các nước thành viên Ủy ban Giám sát thị trường thuộc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước đối tác, còn gọi là OPEC+ đã quyết định duy trì các chính sách mà nhóm đã nhất trí tại cuộc họp của ngày 1/4 vừa qua. Theo đó, OPEC+ sẽ từng bước nới lỏng các hạn chế về sản lượng dầu trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 7 trong bối cảnh dự báo nhu cầu dầu toàn cầu sẽ phục hồi. OPEC+ dự báo nhu cầu toàn cầu năm 2021 dự báo sẽ tăng thêm 6 triệu thùng/ngày sau khi giảm tới 9,5 triệu thùng/ngày trong năm 2020.
Các nhà phân tích tại Citibank cho biết các chiến dịch tiêm chủng ở Bắc Mỹ và Châu Âu sẽ giúp nhu cầu dầu đạt mức cao kỷ lục 101,5 triệu thùng/ngày trong những tháng mùa Hè ở Bắc bán cầu, nhưng cũng cảnh báo các trường hợp COVID-19 gia tăng ở Brazil và Ấn Độ có thể ảnh hưởng đến nhu cầu ở thị trường này nếu những chính sách phong tỏa nghiêm ngặt hơn được áp dụng.
Howie Lee, chuyên gia kinh tế thuộc ngân hàng OCBC của Singapore, cho biết: "Sự bùng phát dịch bệnh ở Ấn Độ đang kìm hãm đà phục hồi của dầu.Tổng số ca nhiễm COVID-19 của Ấn Độ đã vượt 18 triệu vào ngày 29/4.
Tham khảo: Bloomberg, Reuters