Giá dầu thô sau nhiều biến cố lại quay về mức của đầu tháng 3, tăng 24% trong quý 1

31/03/2021 19:38
Giá dầu hôm nay 31/3 tăng do các nhà đầu tư đặt cược rằng Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cùng đồng minh, gọi là OPEC+, sẽ thống nhất gia hạn việc cắt giảm nguồn cung trong tháng 5/2021 và hoạt động sản xuất của Trung Quốc tăng trưởng mạnh mẽ, cho thấy thêm nhiều tín hiệu hồi phục ở nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này.

Chiều nay 31/3 theo giờ Việt Nam, giá dầu thô Brent kỳ hạn tháng 5, sẽ đáo hạn trong ngày hôm nay, tăng 46 US cent, tương đương 0,7%, lên 64,60 USD/thùng, đảo ngược xu hướng giảm 1,3% của phiên liền trước. Dầu Brent kỳ hạn tháng 6 tăng 52 US cent, tương 0,8%, lên 64,69 USD/thùng.

Dầu Tây Texas Mỹ (WTI) chiều nay tăng 51 US cent (0,8%) lên 61,06 USD/thùng, sau khi giảm 1,6% ở phiên liền trước.

Tuy nhiên, tính từ đầu tháng 3/2021 tới thời điểm hiện tại, giá dầu Brent chỉ tăng khoảng 1%, sau khi tăng 18% trong tháng 2/2021; còn dầu WTI gần như không thay đổi. Đầu tháng 3/2021, giá dầu Brent tăng vượt lên trên ngưỡng 71 USD/thùng, dầu WTI cũng tiến gần sát ngưỡng 70 USD.

Sau khi tàu chở hàng siêu trường siêu trọng Ever Given được giải thoát khỏi tình trạng mắc kẹt kéo dài gần 1 tuần ở Suez, giao thông trên con kênh đào đã được nối lại. Nhà chức trách ước tính sẽ mất khoảng 3 ngày rưỡi kể từ khi con tàu này được giải thoát mới có thể giải tỏa hết số 422 con tàu ùn ứ ở hai đầu kênh.

"Mức tăng mà giá dầu tích lũy trong thời gian kênh đào Suez bị tắc, đúng như dự báo, không giữ được lâu. Giờ đây, mức tăng đó đã bị xóa hết do giao thông trên con kênh trở lại bình thường", nhà phân tích Louise Dickson của Rystad Energy cho biết.

Mặc dù kết quả tháng 3 như vậy nhưng tính chung trong quý I/2021, giá dầu thô trên thị trường quốc tế đã tăng khoảng 24%, chủ yếu nhờ việc OPEC+ kéo dài thỏa thuận cắt giảm nguồn cung sang tháng 4/2021, Saudi Arabia tiếp tục tự nguyện cắt giảm 1 triệu thùng/ngày trong tháng 4/2021, các nước trên thế giới tích cực triển khai tiêm chủng vắc xin Covid-19 và Mỹ thông qua gói hỗ trợ kinh tế khổng lồ trị giá 1.900 tỷ USD, hứa hẹn sẽ giúp kinh tế Mỹ nói riêng và kinh tế thế giới nói chung hồi phục mạnh mẽ, kéo nhu cầu dầu mỏ tăng theo.

Hôm nay, ngày cuối cùng của tháng 3, giá dầu tăng bởi có thêm yếu tố tác động tích cực đến từ Trung Quốc. Theo dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS), chỉ số quản trị mua hàng (PMI) lĩnh vực sản xuất của nước này tháng 3/2021 đã tăng lên 51,9 điểm, từ mức 50,6 điểm của tháng 2 khi các n hà máy tăng cường sản xuất sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, mức cao nhất trong vòng 3 tháng và là tháng thứ 13 liên tiếp duy trì trên ngưỡng 50 điểm, cho thấy sự tăng trưởng bền vững. Oxford Economics dự báo kế hoạch tiêm chủng vaccine Covid-19 đầy tham vọng của Trung Quốc có thể giúp kinh tế nước này tăng trưởng tới 9,3% trong năm 2021.

OPEC+ ngày mai (1/4) sẽ tiến hành cuộc họp cấp bộ trưởng lần thứ ba trong năm nay theo hình thức trực tuyến để thảo luận về việc cắt giảm sản lượng trước biến động mới của giá dầu. Margaret Yang, chiến lược gia của Singapore-based DailyFX, nhận định: "Trong bối cảnh nhu cầu năng lượng ở châu Âu giảm do làn sóng Covid-19 thứ ba, OPEC và các đồng minh có khả năng sẽ kéo dài mức cắt giảm sản lượng hiện tại sang tháng 5, đến khi triển vọng tăng trưởng có dấu hiệu cải thiện".

Ngân hàng JPMorgan Chase tin rằng OPEC+ sẽ giữ mức sản lượng hiện nay đến hết tháng 5 và Saudi Arabia sẽ tiếp tục việc tự nguyện giảm sản lượng cho tới cuối tháng 6. "Sau đó, chúng tôi cho rằng OPEC+ sẽ giảm sản lượng thêm 500.000 thùng/ngày trong thời gian từ tháng 6 đến hết tháng 8".

Đó cũng là nhận định chung của nhiều chuyên gia khác. Song Nga và Kazakhstan có thể sẽ tiếp tục tăng sản lượng, mặc dù tổng sản lượng của nhóm có thể vẫn ở mức hợp lý.

Reuters dẫn tin từ một số nguồn cho biết lần này Nga ủng hộ giữ ổn định sản lượng khai thác dầu trong tháng 5 của OPEC+, song Nga muốn nâng nhẹ sản lượng dầu của mình để đáp ứng nhu cầu trong nước gia tăng do yếu tố mùa vụ. Theo dữ liệu do Reuters thu thập được, trong 4 tuần đầu tiên của tháng 3, Nga khai thác 10,22 triệu thùng dầu và khí ngưng tụ mỗi ngày, từ mức 10,1 triệu thùng/ngày trong tháng 2.

Tuy nhiên, nếu dự đoán đó là đúng thì cũng cho thấy lo ngại về ảnh hưởng của làn sóng Covid-19 mới trên toàn cầu là có thực, và nhiều nước sẽ đưa ra những biện pháp để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, từ đó sẽ ảnh hưởng đến sự hồi phục nhu cầu dầu mỏ.

Việc Châu Âu chậm trễ trong lộ trình triển khai tiêm chủng vắc xin Covid-19 đã khiến dịch bệnh bùng phát trở lại ở khu vực này. Ngoài ra, ở Ấn Độ và Brazil, số ca nhiễm Covid-19 mới cũng đang gia tăng, làm mờ đi triển vọng ngày càng lạc quan về tăng trưởng kinh tế ở Mỹ.

Giá dầu gần đây đã giảm khi mà tình hình đại dịch Covid-19 trở nên xấu đi tại nhiều khu vực trên thế giới. Các biện pháp phong tỏa mới được áp dụng tại Mỹ và châu Âu đang khiến cho giao thông chững lại, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm năng lượng giảm bớt.

Ngoài ra, đồng USD mạnh lên cũng cản trở đà đi lên của giá dầu. Tại Mỹ, số liệu của IHS Markit cho thấy doanh số bán xăng hiện vẫn thấp hơn 16% so với ngưỡng trước đại dịch Covid-19, dù vậy quá trình phục hồi của Mỹ hiện vẫn giúp nhiều người có hy vọng.

Giám đốc tại quỹ Tradition Energy, ông Gary Cunningham, phân tích: "Nhìn chung hiện đang có nhiều rủi ro liên quan đến triển vọng nhu cầu dầu và tốc độ phục hồi kinh tế. Tuy nhiên OPEC+ nhiều khả năng sẽ duy trì việc giảm sản lượng lâu hơn so với kỳ vọng bởi chúng ta không thấy nhu cầu phục hồi mạnh".

Cơ quan Năng lượng Quốc tế trong báo cáo mới nhất công bố tháng này đã dự báo nhu cầu toàn cầu có thể mất hai năm mới quay trở lại mức trước khủng hoảng Covid-19.

Rystad Energy cho rằng đợt phong tỏa mới và những chậm trễ trong việc tiêm chủng ngừa Covid-19 có thể khiến sự phục hồi nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu bớt đi tới 1 triệu thùng/ngày.

Một thách thức đối với việc hạn chế nguồn cung dầu toàn cầu là việc Iran, một thành viên của OPEC, vẫn bán dầu cho Trung Quốc, bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ và Liên hiệp quốc liên quan đến chương trình hạt nhân của Tehran. Nguồn thạo tin nói rằng Trung Quốc có thể nhận tới 1 triệu thùng dầu/ngày từ Iran trong tháng này, với "vỏ bọc" dầu nhập khẩu từ các thị trường khác.

Ở thời điểm hiện tại, thị trường chuyển hướng sự chú ý từ kênh đào Suez sang cuộc họp sắp tới của OPEC+.

Tham khảo: Reuters, Bloomberg, Cnbc

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
4 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
2 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
2 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
17 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
30 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

41.207.572 VNĐ / tấn

188.30 JPY / kg

0.84 %

- 1.60

Đường

SUGAR

11.980.496 VNĐ / tấn

21.38 UScents / lb

0.00 %

- 0.00

Cacao

COCOA

227.334.120 VNĐ / tấn

8,944.00 USD / mt

3.58 %

+ 309.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

169.559.319 VNĐ / tấn

302.59 UScents / lb

2.58 %

+ 7.62

Gạo

RICE

17.475 VNĐ / tấn

15.11 USD / CWT

0.40 %

- 0.06

Đậu nành

SOYBEANS

9.196.905 VNĐ / tấn

984.75 UScents / bu

0.72 %

+ 7.00

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.189.661 VNĐ / tấn

292.30 USD / ust

1.00 %

+ 2.90

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

[Trên Ghế 43] Ông chủ Phê Phượt bày cách phượt bằng ô tô: Đi gì, ăn gì, ở đâu, mấy ngày và làm gì?
21 giờ trước
Xuyên Việt hàng chục lần, anh Đoàn Kiều Dũng có thừa kinh nghiệm để chia sẻ cho những ai đang có ý định phượt bằng ô tô.
Cãi vợ nuôi đặc sản "dân nhậu thích mê", anh nông dân kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm
22 giờ trước
Từng cãi vợ, bỏ nghề tài xế để chuyển sang mô hình nuôi loài động vật quen thuộc dân nhậu thích mê, nông dân Bùi Công Mạnh mỗi năm thu về hàng tỷ đồng.
Bộ trưởng Công Thương: Không để găm hàng, tăng giá dịp Tết
23 giờ trước
Trước biến động giá cả có thể xảy ra, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, đơn vị trực thuộc bộ và các doanh nghiệp, tập đoàn có biện pháp ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng găm hàng, thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025.
Giá cà phê tăng vọt
1 ngày trước
Trong phiên giao dịch hôm 20/11, giá hai mặt hàng cà phê Arabica leo đỉnh cao nhất kể từ năm 2011 và Robusta trở lại mức cao nhất trong hơn một tháng.