Giá điện điều chỉnh 9 lần: Vì sao chỉ tăng, không giảm?icon

Từ năm 2011 đến nay, giá bán lẻ điện đã điều chỉnh tăng 9 lần mà chưa giảm lần nào.

Từ năm 2011 đến nay, giá bán lẻ điện đã điều chỉnh tăng 9 lần mà chưa giảm lần nào.

 



Tuần này, nhiều tờ báo đã đưa tin về phiên giải trình thực trạng, giải pháp phát triển điện lực đến năm 2030 do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức. Tại đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã cung cấp thông tin và giải đáp nhiều câu hỏi của đại biểu Quốc hội.

Tờ Đại đoàn kết có hàng title gây chú ý "Giá điện điều chỉnh 9 lần: Chỉ tăng, không giảm". Đại biểu Hoàng Quang Hàm chất vấn Bộ trưởng rằng, từ năm 2011 đến nay, giá bán lẻ điện đã tăng 9 lần nhưng chưa giảm lần nào. Nguyên nhân là do đâu?

Bộ trưởng cho biết, ông cũng bức xúc khi chưa giảm được giá điện nhưng tới đây khi thị trường điện cạnh tranh câu chuyện giá điện sẽ thực sự công khai, minh bạch. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh tin rằng, lúc đó giá điện có lên, có xuống.

Giá điện điều chỉnh 9 lần: Vì sao chỉ tăng, không giảm?
Từ năm 2011 đến nay, giá bán lẻ điện đã tăng 9 lần mà chưa giảm lần nào. Ảnh minh họa.

Tại phiên giải trình, Bộ Công Thương cũng cho biết, theo đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2011, từ năm 2018, Việt Nam đã triển khai thị trường bán buôn điện cạnh tranh, với sự tham gia của các tổng công ty lớn ngoài Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Tuy nhiên, tại sao giá điện vẫn chỉ có lên, chưa có xuống?

Từ đầu năm 2019, EVN không phải là đơn vị mua buôn điện duy nhất như trước đây, mà có thêm 5 tổng công ty điện lực nữa gồm: Tổng công ty điện lực miền Bắc, miền Trung, miền Nam, TP Hà Nội và TP.HCM trực tiếp tham gia mua điện trên thị trường.

Tuy nhiên, dự kiến đến năm 2024, thị trường bán lẻ cạnh tranh mới bắt đầu thực hiện. Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương đến lúc này giá điện mới vận hành đúng theo cơ chế thị trường, chấm dứt sự can thiệp của Nhà nước.

Giá điện điều chỉnh 9 lần: Vì sao chỉ tăng, không giảm?
Dự kiến, năm 2024 sẽ có thị trường điện cạnh tranh. Ảnh minh họa.

Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Sinh lại cho rằng, hiện nay thị trường bán buôn điện vẫn chưa thực sự cạnh tranh, vẫn tập trung ở EVN, bởi cả 5 tổng công ty điện lực tham gia bán buôn điện hiện nay thực chất đều thuộc EVN.

Tờ Người lao động dẫn ý kiến của TS Ngô Đức Lâm - nguyên Phó Viện trưởng Viện năng lượng cho rằng, nhìn lại giai đoạn đầu tiên của lộ trình xây dựng thị trường điện cạnh tranh đó là giai đoạn vận hành cơ chế phát điện canh tranh. Rõ ràng còn nhiều bất cập, nhiều việc chưa làm được.

Phát điện vẫn còn bóng dáng độc quyền chi phối khi không phải nhà máy điện nào cũng được chào giá trên thị trường hoặc bán với giá tốt. Đã có không ít phản ánh về việc nhiều nhà máy công suất nhỏ bị đối xử bất bình đẳng khi tham gia chào giá.

Giá điện điều chỉnh 9 lần: Vì sao chỉ tăng, không giảm?
Để thực hiện được thị trường bán lẻ điện canh tranh trước hết phải có một thị trường phát điện cạnh tranh. Ảnh minh họa.

Ý kiến của các chuyên gia rất đáng để các nhà quản lý phải suy ngẫm. Bởi để thực hiện được thị trường bán lẻ điện canh tranh như người dân mong muốn bây lâu, trước hết phải có một thị trường phát điện cạnh tranh và thị trường bán buôn điện cạnh tranh tương đối bài bản.

Tuy nhiên, đã qua nhiều năm thử nghiệm và chính thức vận hành nhưng 2 thị trường trên vẫn chưa hoàn thiện một hình hài trọn vẹn, hoàn chỉnh.

GS Trần Đình Long - Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam bình luận, điều này cho thấy bệ đỡ của thị trường bán lẻ điện cạnh tranh đến nay vẫn chưa vững chắc. Vì vậy, đề hoàn thành lộ trình được Chính phủ phê duyệt, Bộ Công Thương và ngành điện phải "chạy" nhanh hơn nữa.

Khi đó, người tiêu dùng sẽ được hưởng một giá điện công bằng, minh bạch. Giá điện không còn được nhìn nhận ở góc độ cao hay thấp, đắt hơn hay rẻ hơn mà sẽ là một mức giá hợp lý nhất với thị trường, với người bán và người mua, không phải do một đơn vị nào áp đặt.

(Theo VTV)

Tin mới

Nếu về Việt Nam, đây có thể là "kẻ soán ngôi" Honda Vision: Thiết kế siêu xịn, trang bị vượt trội
22 giờ trước
Không chỉ có thiết kế cực đẹp mẫu xe ga này còn sở hữu nhiều trang bị vượt trội so với Honda Vision.
Ứng dụng giúp việc nhà "hốt" bạc
23 giờ trước
Dịch vụ gọi giúp việc nhà qua ứng dụng (app) ngày càng được ưa chuộng khi người dùng bận rộn và chịu nhiều áp lực với công việc hơn.
Xuất khẩu nông sản dự kiến đạt kỷ lục 62 tỷ USD
23 giờ trước
Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt hơn 51,7 tỷ USD, tăng hơn 20% so cùng kỳ. Với đà này, dự kiến xuất khẩu nông sản sẽ đạt kỷ lục 62 tỷ USD trong năm nay.
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Bật tăng đồng loạt phiên đầu tuần
1 ngày trước
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Thị trường dầu thô thế giới mở phiên đầu tuần mới tăng giá đồng loạt với mức tăng từ 0,2% theo ngày.
Giá vé máy bay Tết cao ngất, nhiều gia đình thuê xe tự lái về quê
1 ngày trước
Do giá vé máy bay Tết cao ngất ngưởng, nhiều gia đình lựa chọn phương án thuê xe tự lái để về quê, chủ động đi lại và tiết giảm chi phí.

Tin cùng chuyên mục

Hàng hiếm Hummer H3 sau 20 năm vẫn có giá ngang Santa Fe ‘đập hộp’: Đã độ màn hình, âm thanh hơn 100 triệu
2 ngày trước
Phần nội thất của chiếc Hummer H3 sẽ khiến nhiều người ngạc nhiên với một mẫu xe đã gần 20 năm tuổi.
Bản "Pro Max" của xe điện rẻ nhất Việt Nam trình làng: Thiết kế độc đáo, có thể biến thành "giường di động", giá dự kiến 175 triệu đồng
2 ngày trước
Wuling Zhiguang EV trông giống như một chiếc kei-car thông thường ở Nhật Bản, sở hữu khối động cơ mạnh 40 mã lực.
Một tỉnh cách Hà Nội 240 km sắp vận hành nhà máy sản xuất ô tô đầu tiên, tổng vốn đầu tư hơn 8.000 tỷ đồng, công suất 120.000 xe/năm
2 ngày trước
Tỉnh này đón nhận dự án nhà máy đầu tiên chuyên sản xuất, lắp ráp thương hiệu ô tô châu Âu.
Đại lý báo Toyota Fortuner Legender thêm bản máy xăng tại Việt Nam: Đắt hơn máy dầu 5-45 triệu, bán ra tháng sau cạnh tranh Everest
3 ngày trước
Nhiều thông tin từ phía đại lý cho thấy Toyota Fortuner Legender sẽ có thêm tùy chọn máy xăng 2.7L, giá bán tăng nhẹ so với tùy chọn máy dầu đang bán trên thị trường.