Giá điện Việt Nam ở đâu trên bản đồ thế giới

12/03/2019 16:27
Giá điện bình quân của các nước trên thế giới năm 2018 là 0,14 USD/kWh, trong khi tại Việt Nam chỉ bằng một nửa tức 0,07 USD/kWh...

Theo thống kê của Global Petrol Prices, năm 2018, Việt Nam là một trong những nước có giá điện bình quân vào top thấp của thế giới. Cụ thể, giá điện của Việt Nam hiện tại là 0,07 USD/kWh, chỉ bằng 1/2 giá điện bình quân của thế giới tức 0,14 USD/kWh.

Giá điện của Việt Nam thuộc nhóm thấp 

Trong số 93 nước được thống kê, nếu tính từ thấp đến cao thì Việt Nam đứng thứ 21 - tức là giá điện của Việt Nam chỉ cao hơn 20 nước nhưng thấp hơn tới 73 nước khác. Theo đó, giá điện của Việt Nam cao Burma, Egypt - hai nước có giá điện thấp nhất với 0.02 USD/kWh. Các nước có giá điện thấp tiếp theo là Iran, Iraq, Kuwait, Qatar, Malaysia, Ukraine, Algeria, Uzbekistan…từ 0,03 USD - 0,06 USD/kWh. Đây là các nước có nguồn tài nguyên dầu mỏ, khí đốt rất lớn khiến giá điện thấp hơn mặt bằng chung.

Thống kê Global Petrol Prices cho thấy, một số nước có giá điện rất cao, chẳng hạn như Đức là 0,33 USD/kWh - cao gấp 4,7 lần giá điện Việt Nam, Australia là 0,26 USD/kWh gấp 3,7 lần, Tây Ban Nha ở mức 0,25 USD/kWh gấp 3,5 lần, Italia là 0,23 USD/kWh gấp 3,2 lần. Nước có giá điện cao nhất là Đan Mạch với 0,34 USD/kWh, gấp gần 5 lần so với giá điện của Việt Nam. 

Trước đó, trong cuộc họp ngày 5/3, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết, Bộ Công Thương đã có phương án tăng giá bán lẻ điện 8,36%. Thời gian tăng giá là trong nửa cuối tháng 3/2019. Theo tính toán, việc tăng giá bán lẻ này có thể đưa giá bán lẻ điện bình quân lên 1.864 đồng/kWh (tương ứng 0,08 USD/kWh).

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Công Thương thống kê giá điện 25 nước trên thế giới năm 2018 bao gồm cả các nước phát triển và đang phát triển, trong đó có các nước trong khu vực như Lào, Philippines, Indonesia, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ thì giá điện của Việt Nam năm 2018 đang ở mức 0,074 USD/kWh, thấp nhất trong số các nước được thống kê.

"So sánh giá điện năm 2018 của Việt Nam so với các nước trong khu vực được thống kê cho thấy, giá điện của Việt Nam đạt 91,9% so với giá điện của Trung Quốc, Ấn Độ; 81,7% so với giá điện của Lào; 73,5% so với giá điện của Indonesia; 50,4% so với giá điện của Philippine và 38,7% so với giá điện của Campuchia.

Nếu giá điện lần này được điều chỉnh tăng ở mức 8,36% so với giá điện bình quân hiện hành thì giá điện của Việt Nam sẽ ở mức 0,08 USD/kWh, tương đương so với các nước như Trung Quốc, Ấn Độ", ông Tuấn cho hay. 

Giá điện chưa phản ánh chi phí sản xuất 

Bàn về câu chuyện giá điện Việt Nam ở đâu trên bản đồ thế giới, ông Franz Gerner, Trưởng nhóm Năng lượng, World Bank Việt Nam cho rằng mức giá bình quân 1.720 đồng/kWh hiện nay thấp hơn mức giá mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phải bỏ ra để mua điện từ các nguồn trong tương lai, kể cả năng lượng tái tạo và nhiệt điện. Nhu cầu đầu tư sản xuất điện tăng nhanh nhằm đáp ứng tốc độ tăng cầu về điện. Muốn thỏa mãn nhu cầu đó thì giá điện phải lên tới mức 0,143 USD/kwh vào năm 2021.

Mỗi nước đều có tiềm năng về năng lượng và giá thành sản xuất điện khác nhau. Trong trường hợp Việt Nam, lượng điện có thể sản xuất từ các nguồn rẻ tiền như thủy điện, than, khí đã bị khai thác tới hạn. Tất cả sản lượng điện sản xuất mới từ than nhập khẩu và trữ lượng khí trong nước đều sẽ có giá thành cao hơn.

"Giá điện sinh hoạt, giá điện kinh doanh và giá điện công nghiệp bán ra tại Việt Nam hiện nay tương đối thấp so với các nước có cùng trình độ phát triển (GDP/người) trong khu vực và trên thế giới. Chẳng hạn, giá điện tại Campuchia, Lào, Philippines lần lượt là 0,19 USD/kwh, 0,09 USD/kwh, 0,19 USD/kWh...", ông Franz Gerner nhấn mạnh. 

Vị này cũng cho rằng việc tăng giá điện sẽ giúp đưa giá điện về gần hơn với mức phản ánh đầy đủ chi phí sản xuất mà mọi người sử dụng đều có thể chi trả được và đồng thời bảo vệ được người tiêu dùng thu nhập thấp thông qua mạng lưới an sinh sẵn có.

Tuy nhiên, vị chuyên gia của World Bank nhấn mạnh Việt Nam là một trong những nước tiêu thụ nhiều điện nhất khu vực Đông Á, nhu cầu và điện tăng trong thời gian tới là tất yếu. Các nguồn mới như than và điện nhập từ Lào và Trung Quốc và các nguồn trong nước như các mỏ khí mới, điện gió, điện mặt trời đều có giá thành cao hơn trước đây.

"Giá thành sản xuất điện, và giá bán lẻ sẽ phải tăng thì mới đảm bảo phát triển ngành điện bền vững và cấp điện ổn định", ông Franz Gerner nói. 

Giá điện Việt Nam ở đâu trên bản đồ thế giới - Ảnh 1.

Giá điện Việt Nam so với các nước theo thống kê của Global Petrol Prices

Thực tế, giá điện Việt Nam được điều hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Tuy nhiên, cơ chế này có độ trễ nhất định, tức giá bán bán không phản ánh được chi phí đầu vào sản xuất.

Theo tính toán, chi phí sản xuất đã bị đội lên năm 2018 và 2019 gần 21.000 tỷ đồng (năm 2018 là 5.400 tỷ đồng, năm 2019 ước tính tăng lên 15.200 tỷ đồng bao gồm khoản chênh lệch tỷ giá, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước và giá khí bao tiêu theo thị trường) song giá điện đầu ra vẫn được khoá chặt. 

TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương khẳng định với cơ chế thị trường hiện nay giá điện cần thay đổi bởi nếu chúng ta cần tăng trưởng ở mức cao thì nhu cầu điện sản xuất, tiêu dùng rất lớn nên việc thu hút thêm đầu tư vào sản xuất điện là rất cần thiết. Một trong những công cụ cần thay đổi để thu hút đầu tư vào ngành điện đó là giá, nên việc tăng giá điện sắp tới là hợp lý. 

Theo quy hoạch ngành điện, để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện trong các năm tới, cả nước cần tới 60.000MW vào năm 2020, năm 2025 cần 96.500MW và đến năm 2030 là 129.500MW. Trong khi đó, giá điện hiện nay không thể hấp dẫn các nhà đầu tư. Việc điều chỉnh giá theo thị trường sẽ là một giải pháp cụ thể để thu hút đầu tư vào lĩnh vực này, nhằm đáp ứng yêu cầu về an ninh năng lượng cho nền kinh tế.

Trong khi đó, TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam lại cho rằng cơ chế giá điện đang có vấn đề, cần phải có tư duy lại về giá điện và cơ chế định giá. Câu chuyện là tiếp cận thị trường, cơ chế giá điện theo thị trường.   

Vị chuyên gia này từng nhấn mạnh việc giá điện Việt Nam mang tính chính trị rất cao do đó, chỉ khi giá điện theo cơ chế thị trường thì an ninh năng lượng quốc gia mới được ổn định lâu dài. Hơn nữa, việc giá điện thấp cũng vô tình thu hút những dự án đầu tư tiêu tốn năng lượng ở Việt Nam.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
4 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
3 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
3 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
3 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
3 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.897.859 VNĐ / thùng

74.68 USD / bbl

0.61 %

+ 0.45

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.794.355 VNĐ / thùng

70.61 USD / bbl

0.73 %

+ 0.51

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.177.117 VNĐ / m3

3.16 USD / mmbtu

5.31 %

- 0.18

Than đá

COAL

3.595.826 VNĐ / tấn

141.50 USD / mt

0.00 %

- 0.00

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu hoàn toàn, Bộ Công Thương nói gì?
10 giờ trước
Nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa
Trừng phạt của phương Tây "như muối bỏ bể", doanh thu từ dầu khí của Nga vẫn tăng đều, dầu Moscow "biến hình" không ngừng chảy vào châu Âu
13 giờ trước
Nga đã tận dụng 3 "lỗ hổng" khiến những lệnh trừng phạt của phương Tây trở nên thất bại.
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Đột ngột bật tăng phiên cuối tuần
15 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Giá dầu thô thế giới đột ngột bật tăng trong phiên cuối tuần. Giá dầu WTI và Brent tăng từ 1,3 USD đến 1,4 USD/thùng so với ngày hôm qua 21/11.
GS thắng giải 3 triệu USD của tỷ phú Phạm Nhật Vượng “hiến kế” cho lĩnh vực Việt Nam đứng thứ 3 thế giới
15 giờ trước
Lĩnh vực này có thể mang về nhiều tỷ USD cho Việt Nam.