Gia đình sáng lập Samsung đối mặt khoản thuế thừa kế gần 7 tỷ USD

22/05/2019 16:38
Con cháu trong gia đình sáng lập Samsung có thể sẽ phải bán một phần tài sản được thừa kế đi để nộp thuế và việc này để ảnh hưởng tới quyền kiểm soát của họ tại đế chế Samsung...

Kể từ khi Lee Kun-hee, người giàu nhất Hàn Quốc, chủ tịch Samsung Electronics Co., phải nhập viện vì truỵ tim vào năm 2014 người dân nước này đặc biệt quan tâm tới tình hình sức khoẻ của tỷ phú này. Bởi nếu Lee Kun-hee qua đời, những người thừa kế của ông phải đối diện khoản thuế thừa kế lên tới gần 7 tỷ USD và việc nộp số thuế này sẽ tác động phức tạp tới quyền kiểm soát của gia đình Lee trong đế chế Samsung, theo Bloomberg.

Ông Lee Kun-hee hiện sở hữu tài sản khoảng 15 tỷ USD, theo Bloomberg Billionaires Index và để thừa hưởng khối tài sản này, con cháu của ông có thể sẽ phải bán một phần tài sản này để nộp thuế và việc này sẽ ảnh hưởng tới cổ phần mà họ sở hữu ở Samsung.  

Phía Samsung cho biết ông Lee Kun-hee đang trong tình trạng sức khoẻ ổn định và không cần thiết bị hỗ trợ sống, và rằng khi ông qua đời, gia đình ông sẽ trả tất cả các loại thuế mà họ phải nộp. 

Hàn Quốc áp mức thuế 50% đối với tài sản thừa kế trị giá trên 2,5 triệu USD, cao thứ 2 trong số các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), sau Nhật Bản. Tại Mỹ, thuế suất cao nhất là 40%, áp dụng với tài sản thừa kế trị giá trên 22 triệu USD. 

Đế chế Samsung gồm 62 công ty trị giá trên 300 triệu USD. Dù ông Lee Kun-hee sở hữu cổ phần lớn tại một vài công ty trong số này, bao gồm 4,2% cổ phần Samsung Electronics, con số đó chưa đủ lớn để ông nắm quyền kiểm soát cả tập đoàn. Gia đình nhà sáng lập phụ thuộc vào mối quan hệ không chính thức với các giám đốc điều hành - những người đang điều hành các công ty liên quan, và "quyền lực mềm" này có tiêu tan khi ông Lee qua đời. 

"Gia đình nhà Lee đang tính toán về việc phải làm gì với khối tài sản và cổ phần của ông ấy (Lee Kun-hee)", Chung Sun-sup, giám đốc điều hành của hãng nghiên cứu kinh doanh Chaebul.com.

Con trai của ông Lee, Jay Y. Lee, dù hiện là một trong 4 phó chủ tịch của Samsung Electronics, nhưng đến nay vẫn còn thiếu sức ảnh hưởng mà cha mình có được trong nhiều thập kỷ qua. Các công ty liên quan tới Samsung không được kết nối bởi doanh nghiệp nào cả, mà kết nối bởi một mạng lưới cổ phần chéo mà trong đó ông Lee Kun-hee đóng vai trò "trưởng lão" giữ vững hoạt động.

Gia đình sáng lập Samsung đối mặt khoản thuế thừa kế gần 7 tỷ USD - Ảnh 1.

Ông Lee Kun-hee - Ảnh: Bloomberg.

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng ông Lee đã quá xa trong nỗ lực duy trì ảnh hưởng tại tập đoàn. Năm 2009, ông bị buộc tội chuyển tiền cho các con thông qua việc bán trái phiếu bất hợp pháp. Công ty Elliott Management Corp. cũng đâm đơn kiện chính phủ Quốc vì "chống lưng" cho một thương vụ sáp nhập vào năm 2015 của 2 công ty con giúp gia tăng quyền kiểm soát của gia đình Lee đối với Samsung Electronics. 

Một toà án cấp thấp hơn cũng thụ lý một vụ liên quan trong đó tuyên phạt con trai ông Lee - Jay Y. Lee một năm tù. Dù Jay Y. Lee phủ nhận tội trạng, gia đình nhà sáng lập Samsung vẫn gây ra nhiều tranh cãi trong dư luận Hàn Quốc.

Các tập đoàn gia đình (được gọi là chaebol) được hưởng lợi lớn nhờ sự tăng trưởng thần kỳ của kinh tế Hàn Quốc trong nửa cuối thế kỷ 20 và giờ đây vấn đề thuế thừa kế lại được mang ra mổ xẻ.

Tuy nhiên, trường hợp của Samsung không chỉ là về chuyện tiền bạc. "Liệu có công bằng khi Jay Y. Lee xuất phát ở vạch đích trong khi bạn bắt đầu từ vạch 0? Việc lãnh đạo nên được giao cho những nhà quản lý chuyên nghiệp", Ahn Chang-nam, giáo sư về thuế của Đại học Kangnam, nói.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
4 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
2 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
55 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
7 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
20 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Vàng mã, túi nylon sẽ phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?
2 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, hành vi đốt mã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và gây lãng phí lớn vì vậy cần tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng này.
iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
3 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
4 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Người hút xì gà sẽ phải trả thuế tối đa 100.000 đồng/điếu
19 giờ trước
Tại dự thảo sửa đổi Thuế tiêu thụ đặc biệt vừa được Chính phủ trình Quốc hội xem xét, lấy ý kiến trước khi thông qua, cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.