Giá hàng hóa lên cao, thế giới đang thực sự bước vào 'siêu chu kỳ'?

05/05/2021 16:01
Trong vài tuần gần đây, thị trường hàng hóa liên tục tăng giá mạnh và trên diện rộng.

'Siêu chu kỳ' chỉ mới ở giai đoạn khởi đầu?

Nhu cầu mạnh mẽ từ Trung Quốc, sự bùng nổ trong chi tiêu của chính phủ cho các kế hoạch phục hồi sau đại dịch và những đặt cược vào nền kinh tế thế giới “xanh” là những yếu tố đẩy giá của nhiều nguyên liệu thô quan trọng lên cao. Chỉ số S&P GSCI giao ngay, theo dõi biến động giá của 24 vật liệu thô, tăng 24% trong năm nay.

Giá hàng hóa lên cao, thế giới đang thực sự bước vào siêu chu kỳ? - Ảnh 1.

Giá nguyên liệu thô tăng mạnh trong năm 2021. Ảnh: Bloomberg.

Quặng sắt (thành phần quan trọng cần thiết để sản xuất thép), palladium (nguyên liệu được các hãng ôtô sử dụng để hạn chế khí thải độc hại) và gỗ xẻ đều lên cao kỷ lục trong tuần trước. Những mặt hàng nông sản chủ chốt như ngũ cốc, dầu hạt, đường và sữa cũng tăng mạnh, trong đó giá ngô vượt 7 USD/bushel lần đầu tiên sau 8 năm.

Đồng, kim loại công nghiệp quan trọng nhất của thế giới, cũng vượt 10.000 USD lần đầu tiên kể từ năm 2011. Giá đậu nành chạm đỉnh 8 năm.

Giá hàng hóa lên cao, thế giới đang thực sự bước vào siêu chu kỳ? - Ảnh 2.

Giá đồng lần đầu tiên vượt 10.000 USD lần đầu tiên trong 10 năm qua. Ảnh: Refinitv.


“Tôi không rõ chúng ta từng trải qua điều gì như thế này trước đây hay chưa. Nhưng giờ chúng ta đang ở trong một cơn bão hoàn hảo”, ông Ulf Larsson, CEO của công ty gỗ và bột giấy SCA (Thụy Điển), nói. SCA vừa báo cáo lợi nhuận ròng quý I tăng 66% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đà phục hồi nhanh chóng ở châu Âu và Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ vật liệu thô lớn nhất thế giới, cùng với những dấu hiệu kinh tế tăng tốc rõ rệt ở Mỹ, nơi thị trường bất động sản đang bùng nổ, đã kích thích kỳ vọng về nhu cầu. Sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng do dịch Covid-19 và tồn kho một số vật liệu thô ở mức thấp càng khiến giá lên cao, theo giới phân tích.

Giới đầu tư gần đây bị thu hút bởi những dự đoán của một số nhà giao dịch, chuyên gia phân tích và lãnh đạo doanh nghiệp về một siêu chu kỳ mới, tức là giá cả sẽ ở mức cao trong một thời gian dài do cầu vượt cung.

Saad Rahim, giám đốc kinh tế tại Trafigura, một trong những công ty giao dịch hàng hóa độc lập lớn nhất thế giới, cho biết chương trình chi tiêu quy mô lớn nhằm kích thích kinh tế do Mỹ triển khai được cho là sẽ kéo nhu cầu hàng hóa tại đây tăng lên.

“Tổng thống Joe Biden đang đề xuất hai kế hoạch kích thích bổ sung ngoài chương trình ông phê duyệt trước đó. Nếu bất kỳ kế hoạch mới nào tiếp tục được phê duyệt, giá cả sẽ được đẩy lên cao hơn nữa. Đây mới chỉ là khởi đầu”, ông dự đoán.

Thị trường hàng hóa cũng trở thành tâm điểm của giới quản lý quỹ, những người đang tìm kiếm tài sản được hưởng lợi từ sự phục hồi của kinh tế thế giới sau đại dịch. Họ có thể đầu tư vào hàng hóa như một cách để bảo vệ tài sản khỏi tình trạng lạm phát lên cao.

“Nếu tìm ra được một giải pháp tương đối nhanh gọn với tình hình dịch ở Ấn Độ thì chúng ta sẽ chẳng bao giờ thấy được diễn biến vĩ mô nào như thế này. Chúng ta đã đi từ thời kỳ Trung Quốc là tâm điểm duy nhất về hàng hóa suốt 10 năm qua, tới thời kỳ hiện nay, khi phần còn lại của thế giới đang là những người nắm trọng trách và đóng góp thực sự về mặt nhu cầu”, theo Rahim.

'Siêu chu kỳ' của ngành ôtô, xe điện

Mọi loạt vật liệu thô cần thiết cho hoạt động sản xuất pin và động cơ xe điện, từ lithium tới đất hiếm, cũng tham gia vào làn sóng tăng giá này.

Sau gần 3 năm giảm liên tục, giá lithium carbonate ở Trung Quốc tăng hơn 100% kể từ đầu năm đến nay nhờ nhu cầu mạnh mẽ tại thị trường trong nước, theo Benchmark Mineral Intelligence. Giá NdPr, nguyên liệu được sử dụng để sản xuất động cơ điện, và cobalt, kim loại dùng để sản xuất pin, đều tăng gần 40%.

Theo Simon Moores, giám đốc điều hành tại Benchmark Mineral Intelligence, ngành xe điện đang bước vào một siêu chu kỳ vì các vật liệu chủ chốt cũng đang ở siêu chu kỳ.

“Đây là cuộc chơi dành cho những nhà khai khoáng”, ông nói.

Những mặt hàng liên quan tới xe chạy xăng cũng trên đà tăng. Giá palladium, một kim loại được sử dụng trong bộ chuyển đổi để lọc khí thải, lên kỷ lục hơn 3.000 USD/ounce vào cuối tuần trước. Nguyên nhân là châu Âu và Trung Quốc bắt đầu áp dụng tiêu chuẩn khí thải khắt khe hơn. Điều này có thể làm thay đổi tình hình bán xe động cơ đốt trong trên toàn cầu vốn đang chậm lại, giới phân tích tại Jefferies nhận định.

Giá hàng hóa lên cao, thế giới đang thực sự bước vào siêu chu kỳ? - Ảnh 3.

Giá palladium lên cao kỷ lục. Ảnh: Refinitiv.


Giá dầu cũng đang cao, phục hồi về mức trước đại dịch là hơn 65 USD/thùng từ đầu năm nay. Nhu cầu tiêu thụ đang quay trở lại khi các nền kinh tế tái mở cửa, dù mức tăng bị hạn chế do người dân hạn chế đi lại trên phạm vi quốc tế. OPEC và các đồng minh đang tiếp tục hạn chế nguồn cung ra thị trường để kích thích giá.

Tuần trước, Goldman Sachs dự đoán giá dầu có thể đạt 80 USD/thùng trong 6 tháng cuối năm nay. Ngân hàng này cảnh báo thị trường sẽ rơi vào tình trạng thâm hụt nguồn cung lớn vào mùa hè này khi tốc độ tiêm chủng vắc-xin được đẩy nhanh và người dân đổ xô đi chơi dịp lễ. Nhu cầu dầu toàn cầu theo đó có thể tăng hơn 5%.

Tất nhiên, OPEC và các đồng minh có thể khôi phục sản xuất nếu giá lên quá cao. Nhưng một số nhà phân tích lo ngại về triển vọng nguồn cung trong dài hạn khi các quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn có xu hướng tránh xa nhiên liệu hóa thạch.

Theo Christyan Malek, chuyên gia phân tích tại JPMorgan, nguồn cung dầu có thể bị thâm hụt nghiêm trọng trong những năm tới do chi phí vào tài sản cố định trong giai đoạn 2021 – 2030 được dự đoán thiếu hụt khoảng 600 tỷ USD.

“Giá dầu có nguy cơ tăng vọt khi nguồn cung từ các nước ngoài OPEC bị thiếu”, ông Makek nói.

Giá cả hàng hóa còn tăng trong bao lâu?

Tuy nhiên, tình trạng tăng giá điên cuồng của thị trường hàng hóa sẽ diễn ra trong bao lâu vẫn còn là một vấn đề cần bàn luận.

“Đây là một siêu chu kỳ nhỏ. Tôi nghĩ là sẽ không kéo dài như siêu chu kỳ gần nhất. Hiện nay, các bên cung - cầu phản ứng nhanh hơn”, Alex Sanfeliu, giám đốc mảng giao dịch hàng hóa tại Cargill, nhận định về sự tăng giá của hàng nông sản.

Còn với A Shekhar tại Olam International, ông không cho rằng giá thực phẩm sẽ tiếp tục tăng. Tuy nhiên, nhu cầu vẫn lớn trong 6 – 12 tháng tới vì người tiêu dùng có xu hướng đi ăn ngoài sau khi lệnh phong tỏa được gỡ bỏ. “Điều này có thể khiến giá cao lên cao hơn”.

Trong khi đó, một số người lại nghi ngờ quan điểm thế giới đang bước vào một siêu chu kỳ. “Chúng tôi cho rằng giá cả sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, nhưng đây giống như là thời kỳ đi lên trong một chu kỳ kinh doanh hơn là một siêu chu kỳ”, theo Jumana Saleheen, giám đốc kinh tế tại CRU.

Tin mới

Trà sữa được đồn “đẹp nhất Hà Nội” khiến khách đợi gần 2 tiếng nhưng chất lượng liệu có xứng đáng?
17 phút trước
Liệu Bông Biêng nổi bật với trà sữa hương hoa này có đủ đô để chinh chiến cùng các thương hiệu đồ uống theo đuổi dòng trà đậm vị?
Giá cà phê lại tăng dựng đứng
28 phút trước
Giá cà phê Robusta trên sàn London đang lên sát mốc 5.000 USD/tấn khi Việt Nam bước vào vụ thu hoạch nhưng nguồn cung vẫn cầm chừng
"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
2 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Vì sao các chuỗi cà phê - trà sữa, thời trang đóng cửa lại khiến thị trường “dậy sóng”?
2 giờ trước
Không chỉ tưng bừng khai trương, nhiều thương hiệu gần đây rời thị trường cũng “ồn ào” không kém
Linh vật Rắn Minh Long: Mở đầu vận trình thịnh vượng
2 giờ trước
Đều đặn mỗi dịp Xuân về, giới mộ điệu lại háo hức chờ đón từng tượng linh vật sứ từ Minh Long, như một phần không thể thiếu trong không khí Tết. Thương hiệu này không chỉ thành công trong việc chế tác dáng hình linh vật độc đáo, mà còn khéo léo truyền tải các lời chúc ý nghĩa đầu năm qua từng câu chuyện ý nghĩa.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

41.207.572 VNĐ / tấn

188.30 JPY / kg

0.84 %

- 1.60

Đường

SUGAR

11.969.289 VNĐ / tấn

21.36 UScents / lb

0.09 %

- 0.02

Cacao

COCOA

230.917.988 VNĐ / tấn

9,085.00 USD / mt

5.21 %

+ 450.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

169.559.319 VNĐ / tấn

302.59 UScents / lb

0.00 %

- 0.00

Gạo

RICE

17.475 VNĐ / tấn

15.11 USD / CWT

0.40 %

- 0.06

Đậu nành

SOYBEANS

9.185.231 VNĐ / tấn

983.50 UScents / bu

0.59 %

+ 5.75

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.167.247 VNĐ / tấn

291.50 USD / ust

0.73 %

+ 2.10

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc nhập hàng nghìn tấn 'vàng trên cây' của Việt Nam: diện tích trồng gấp 14 lần, có bao nhiêu mua bấy nhiêu
3 giờ trước
Trung Quốc là nhà xuất khẩu số 1 thế giới nhưng vẫn mua mặt hàng này từ Việt Nam.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
5 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
[Trên Ghế 43] Ông chủ Phê Phượt bày cách phượt bằng ô tô: Đi gì, ăn gì, ở đâu, mấy ngày và làm gì?
1 ngày trước
Xuyên Việt hàng chục lần, anh Đoàn Kiều Dũng có thừa kinh nghiệm để chia sẻ cho những ai đang có ý định phượt bằng ô tô.
Cãi vợ nuôi đặc sản "dân nhậu thích mê", anh nông dân kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm
1 ngày trước
Từng cãi vợ, bỏ nghề tài xế để chuyển sang mô hình nuôi loài động vật quen thuộc dân nhậu thích mê, nông dân Bùi Công Mạnh mỗi năm thu về hàng tỷ đồng.