Chỉ số giá khí đốt Nhật Bản – Hàn Quốc (Japan-Korea-Marker – JKM), được báo bởi S&P Global Platts và dùng tham chiếu cho thị trường LNG thanh toán ngay ở Châu Á, ngày 15/1 đã giảm xuống 26,99 USD/mmBtu đối với hợp đồng kỳ hạn tháng 2/2021, tức là thấp hơn 17% so với mức cao kỷ lục lịch sử 32,50 USD/mmBtu ngày 13/1.
Ngày 18/1, giá hợp đồng giao tháng 3 giảm còn 9,626 USD/mmBtu, thấp hơn 20 US cent so với phiên liền trước đó.
Dữ liệu của Platts cho thấy, giá trung bình cho các hợp đồng giao tháng 2 là 18,309 USD/mmBtu.
Diễn biến giá LNG thế giới
Một nhà kinh doanh LNG có trụ sở tại Singapore cho biết: "Giá đang được điều chỉnh vì thời tiết mấy tuần tới dự báo sẽ ấm lên".
Được biết, kể từ đầu tháng 11/2020 đến nay, giá LNG thanh toán ngay đã tăng gần gấp 3 lần do thời tiết giá lạnh quá mức bình thường ở khắp Bắc Á, thúc đẩy nhu cầu tăng trong khi nguồn cung cạn kiệt. Bắt đầu từ tháng 121/2020, giá LNG tại Châu Á tăng vượt 12 USD/mmBtu và chạm 32,50 USD vào đầu tháng 1/2021. Nếu so với tháng 7/2020, giá đã tăng 1000%. Còn nếu so với mức "đáy" là chỉ dưới 2 USD/mmBtu hồi tháng 5/2020, giá đã tăng gấp hơn 16 lần.
Theo Viện Phân tích Kinh tế và Tài chín (IEEFA), những nền kinh tế đang nổi như Việt Nam, Pakistan và Bangladesh có tỷ lệ sử dụng LNG trong sản xuất điện khá lớn, do đó bị ảnh hưởng nhiều khi giá biến động mạnh.
Giá LNG tăng mạnh trong thời gian qua chủ yếu do thời tiết lạnh Đông Bắc Á. IEEFA ước tính 10-12 tổng tiêu thụ khí tự nhiên trên toàn cầu dưới dạng LNG tập trung vào khu vực Đông Bắc Á.
Tuy nhiên, nhiệt độ ở Tokyo, Seoul, Bắc Kinh và Thượng Hải dự báo sẽ đều tăng lên trên mức trung bình trong hai tuần tới, theo dữ liệu về thời tiết của Refinitiv Eikon.
Giá LNG cao kỷ lục trong thời gian qua cũng khiến các nước Nam Á giảm sử dụng khí đốt để chuyển sang những nhiên liệu khác.
Do giá tăng cao gần đây, tại Pakistan- quốc gia phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu LNG và mỗi mùa đông, Chính phủ đang hạn chế việc sử dụng khí đốt cho ngành công nghiệp bằng việc chỉ cho dùng giới hạn trong một số giờ nhất định. Tại Bangladesh, chính phủ cắt giảm nguồn cung cấp khí đốt cho các nhà máy điện do nhu cầu điện giảm trong mùa đông, nhưng vẫn duy trì dòng khí ổn định cho các ngành công nghiệp.
Ngoài ra, giá khí đốt tăng vọt đã khiến một số khách hàng là các công ty quốc doanh Indian Oil Cor (Ấn Độ), Pakistan LNG (Pakistan) và Rupantarita Prakritik Gas Co. (Bangladesh) hủy đơn đặt mua hàng.
Reliance Industries, đơn vị điều hành khu phức hợp lọc dầu lớn nhất ở miền Tây Ấn Độ, đã gần như ngừng nhập khẩu LNG và chuyển sang các nhiên liệu thay thể có giá rẻ hơn.
Nam Á là thị trường tăng trưởng quan trọng đối với LNG, với nhập khẩu của Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh tăng 8% vào năm 2020 lên mức kỷ lục 50,48 tỷ mét khối (BCM) bất chấp đại dịch coronavirus đang tấn công các nền kinh tế trong khu vực, theo Refinitiv theo dõi tàu dữ liệu.
Tốc độ tăng trưởng đó chỉ đứng sau mức tăng nhập khẩu LNG 11,5% của Trung Quốc vào năm 2020.
Các nhà sản xuất gạch từ Morbi, trung tâm của ngành công nghiệp gốm sứ ở Ấn Độ, đã xin phép chính quyền địa phương để chuyển sang sử dụng các loại nhiên liệu thay thế như LPG, Hiệp hội Gốm sứ Morbi viết trong một bức thư gửi các cơ quan chức năng vào 9/1, trong đó có đoạn viết: "Nhiên liệu là một khoản chi phí đầu vào đáng kể đối với chúng tôi, chiếm 30% tổng chi phí sản xuất". .
Mức tiêu thụ dầu nhiên liệu của Ấn Độ cũng đã tăng lên sau khi giá khí đốt tăng đột biến. Tình hình hoàn toàn khác so với giai đoạn dịch Covid-19 mới bùng phát ... Không ai có thể mua được LNG với tốc độ này", lãnh đạo của nhà máy lọc dầu Bharat Petroleum Corp cho biết.
Hoạt động công nghiệp ở Trung Quốc – nước nhập khẩu LNG lớn thứ 2 thế giới – đã hồi phục nhanh hơn các nước khác. Tuy nhiên, số ca nhiễm Covid-19 gần đây lại gia tăng, buộc nhiều khu vực phải đóng cửa, làm gián đoạn hoạt động hậu cần cũng như sản xuất công nghiệp, có thể ảnh hưởng đến thị trường LNG.
Platts dự báo giá LNG thanh toán ngay sẽ giảm xuống 6,10 USD/mmBtu, thấp hơn khoảng 35 cent so với đường cong tương lai hiện tại, một phát ngôn viên nói với Reuters.
Tham khảo: Thomson Reuters