Chuyến thăm của Thủ tướng Anh
Kể từ khi phát động chiến dịch "phi quân sự hóa và phi phát xít hóa" Ukraine vào ngày 24/2, Nga đã bị nhiều quốc gia trừng phạt. Mỹ đã công bố lệnh cấm hoàn toàn đối với nhập khẩu năng lượng từ Nga, trong khi Anh tuyên bố sẽ loại bỏ dần việc nhập khẩu dầu và các sản phẩm dầu của Nga vào cuối năm 2022.
Theo Sputnik News, ông Boris Johnson sẽ đến thăm Ả Rập Xê-út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất vào ngày 16/3, với mục tiêu vận động các Quốc gia vùng Vịnh "mở van" và tăng cường cung cấp dầu trong bối cảnh giảm sự phụ thuộc vào Nga.
Giá năng lượng tăng vọt, được đẩy lên mức cao mới khi các nước phương Tây trừng phạt Moscow về chiến dịch đặc biệt tại Ukraine, đã thúc đẩy một cuộc tìm kiếm về nguồn nhiên liệu hóa thạch.
Sau khi Mỹ cấm nhập khẩu năng lượng của Nga, ông Biden được cho là đã bị Thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman và Sheikh Mohammed bin Zayed al Nahyan của Ả Rập Xê Út phớt lờ các cuộc gọi để thảo luận về các vấn đề liên quan đến giá khí đốt tăng cao - theo The Wall Street Journal.
Anh hiện đang hy vọng sẽ thành công hơn trong việc thuyết phục các quốc gia vùng Vịnh. Thủ tướng Anh sẽ gặp Thái tử Mohammed bin Zayed tại thủ đô Abu Dhabi của UAE và sau đó sẽ đến Riyadh để hội kiến với Thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman.
Trong một tuyên bố do Downing Street đưa ra hôm 15/3, ông Boris Johnson gọi hai nước này là "đối tác quốc tế quan trọng".
Ông Johnson nhấn mạnh chiến dịch của Nga tại Ukraine sẽ "có hậu quả lớn với thế giới, vượt xe cả biên giới của châu Âu".
"Vương quốc Anh đang xây dựng một liên minh quốc tế để đối phó với thực tế mới mà chúng ta phải đối mặt. Thế giới phải từ bỏ dầu mỏ của Nga. Ả Rập Xê-út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất là những đối tác quốc tế quan trọng trong nỗ lực đó. Chúng tôi sẽ làm việc với họ để đảm bảo an ninh khu vực, hỗ trợ nỗ lực cứu trợ nhân đạo và ổn định thị trường năng lượng toàn cầu trong dài hạn," ông nói.
Theo các nhà phân tích, với việc hóa đơn tiền điện và khí đốt của các hộ gia đình ở Vương quốc Anh có nguy cơ tăng hơn 50%, cùng với chi phí chạy xe hơi tăng cao, ông Boris Johnson đã phải chịu áp lực ngày càng tăng khi chính phủ đang nỗ lực đưa ra một chiến lược năng lượng khẩn cấp.
Tại Anh, 4% khí đốt và 8% dầu mỏ đến từ Nga, Bộ Kinh doanh, Năng lượng và Chiến lược Công nghiệp (BEIS) cho biết nước này nhập khẩu 13% lượng dầu diesel từ Nga và không có xăng.
Tuy nhiên, lệnh cấm vận năng lượng của Nga đã khiến giá bơm xăng lên tới mức 2 bảng Anh/lít ở Anh.
Trong khi đó, chuyến đi hiện tại của Thủ tướng Anh nhằm thảo luận với các nhà lãnh đạo vùng Vịnh về nỗ lực cải thiện an ninh năng lượng và giảm bớt sự biến động ngày càng tăng về giá năng lượng và thực phẩm đã gây ra những lo ngại về "cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt" ở Anh.
Vương quốc Anh đang hy vọng đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng của đất nước và đang làm việc với các đối tác quốc tế để tăng cường năng lượng tái tạo. Theo các nguồn tin, cuộc đàm phán vùng Vịnh cũng sẽ liên quan đến an ninh khu vực, bao gồm tình hình hiện tại ở Iran và Yemen, và cứu trợ nhân đạo, đồng thời gia tăng áp lực cả về ngoại giao và kinh tế đối với Nga.
Trước đó, vào ngày 8/3, Anh tuyên bố sẽ loại bỏ dần việc nhập khẩu dầu và các sản phẩm dầu của Nga vào cuối năm 2022, cùng với các quốc gia khác bao gồm Mỹ - nước này đã áp dụng lệnh cấm hoàn toàn đối với nhập khẩu dầu, khí tự nhiên và than của Nga.