Giá hồ tiêu hôm nay giảm về "đáy" mới, khủng hoảng vẫn chưa thể chấm dứt
Giá hạt tiêu tiếp tục giảm thiết lập đáy mới do nguồn cung vẫn dồi dào. Dự báo, giá sẽ còn giảm trong một thời gian dài và ngành hạt tiêu Việt Nam tiếp tục đối mặt với khó khăn.
Giá nông sản hôm nay 15/3, thị trường hồ tiêu tại nhiều vùng nguyên liệu vẫn trong đà giảm sâu, giao dịch từ 57.000 - 58.000 đồng/kg. Ảnh minh hoạ
Thị trường hạt tiêu ngày 15/3 tiếp tục giảm 1.000 đồng/kg so với ngày 13/3. Thậm chí tại Đắk Nông và Bình Phước giảm tới 2.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại các vùng nguyên liệu được các thương lái và doanh nghiệp thu mua vẫn ở mức thấp kỷ lục, dao động trong khoảng 57.000 – 58.000 đồng/kg, với giá phổ biến đều dưới 60.000 đồng/kg.
Ngoài nguồn cung vẫn dồi dào trong khi nhu cầu yếu thì một nguyên nhân nữa cũng gây áp lực lên nguồn cung hạt tiêu bởi nước Campuchia cũng đã phát triển mạnh diện tích trồng hạt tiêu. Mấy năm qua người dân nước này đã tích cực phát triển trồng hạt tiêu dọc biên giới với Việt Nam, khu vực giáp với vùng Tây Nguyên, diện tích năm nay đã tăng 10.000 ha so với năm 2016, còn sản lượng tăng khoảng 30.000 tấn.
Mùa thu hoạch hạt tiêu ở Campuchia cũng giống Việt Nam, nên áp lực dư cung là rất lớn.
Theo Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, dự báo sản lượng hạt tiêu của Việt Nam năm 2018 sẽ tiếp tục tăng mạnh. Bên cạnh đó sản lượng hạt tiêu của các nước sản xuất hạt tiêu lớn khác như Ấn Độ, Brazil, Indonesia… cũng tăng, khiến cho nguồn cung trên thế giới tăng cao.
Dự báo, giá tiêu trong năm 2018 vẫn ở mức thấp cho đến khi nào diện tích, sản lượng tiêu Việt Nam nói riêng, thế giới nói chung giảm. Nhận định của nhiều chuyên gia cho rằng, giá tiêu sẽ còn giảm trong khoảng thời gian dài, bức tranh hạt tiêu trong vài năm tới sẽ rất ảm đạm và ngành hạt tiêu tiếp tục đối mặt với khó khăn rất lớn.
Trong khi đó, trên thị trường thế giới, giá hạt tiêu ngày 14/3 lại tăng. Lúc 10:19: 52 theo giờ Việt Nam, giá tiêu trên sàn Kochi - Ấn Độ tăng 360 Rupee, tức tăng 0,88 - 0,90% ở hầu khắp các kỳ hạn. Cụ thể, giá giao kỳ hạn tháng 3,4,5 và 6/2018 đạt mức 39.975 – 40.695 Rupee/tạ.
Giá cà phê hôm nay giảm do dự báo dư thừa vào cuối năm 2018
Các thị trường cà phê hôm nay (15/3) vẫn không có những thông tin cơ bản nổi bật, trong khi đó dự báo về nguồn cung cà phê tăng và dư thừa trong nửa sau của năm (từ tháng 10/2018 cho đến tháng 9/2019) đã khiến giá cà phê robusta trên sàn London giảm ở tất cả các kì hạn.
Cụ thể, giá cà phê giao kì hạn tháng 5/2018 chốt phiên đêm qua đã giảm 11 USD/tấn so với ngày 14/3, về mức 1.752 USD/tấn. Các kì hạn khác cũng giảm 8 USD/tấn. Trong khi đó, giá cà phê arabica trên sàn New York cũng giảm từ 0,50-0,60 cent/lb, về giao dịch tại mức 121,05 cent/lb kì hạn giao tháng 5/2018 và 123,2 cent/lb kì hạn tháng 7/2018.
Giá nông sản hôm nay: Thị trường cà phê robusta tiếp tục giảm phiên thứ 3 kể từ đầu tuần này. Ảnh minh hoạ
Sự thiếu hụt hiện tượng La Nena hoặc El Niño, cùng với việc vẫn còn mùa mưa băng giá tháng 6 và tháng 7 ở Brazil, là những yếu tố rủi ro tuy thấp với ngành cà phê toàn cầu, song trong những năm gần đây, tình hình thời tiết xấu không thực sự thu hút được sự hỗ trợ mua sắm của các nhà đầu cơ.
Tất cả điều này góp phần tạo nên một thị trường cà phê mờ nhạt, mặc dù nhiều nhà sản xuất tiếp tục chịu sự tác động tiêu cực của giá cả đối với các thị trường đầu cuối, nhưng hầu hết các ngành công nghiệp tiêu dùng vẫn kiên nhẫn và kiên nhẫn về hoạt động mua bán.
Hôm qua, các cổ phiếu cà phê Arabica đã được kiểm tra và đã được chứng nhận chống lại sàn giao dịch New York, với khối tượng giao dịch tăng 6.200 bao vào ngày hôm qua.
Cổ phiếu của cà phê Robusta được chứng nhận chống lại sàn giao dịch London, khi giảm 76.500 bao hay 5,3% trong tuần giao dịch kéo dài đến thứ Hai tuần tới.
Tại thị trường nội địa, giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên liên tiếp giảm kể từ đầu tuần đến nay, chốt tại mức dưới 37.000 đồng/kg. Tại cảng TPHCM, cà phê robusta xuất khẩu cũng giảm thêm 11 USD xuống còn 1.672 USD/tấn (giá FOB).