Giá cà phê đang rời xa dần mốc 37.000 đồng/kg
Giá cà phê Robusta giảm 400 đồng/kg
Giá cà phê hôm nay 24/1 giảm 400 đồng/kg, kéo giá cà phê giao dịch ở mức 36.100 – 36.500 đồng. Giá cả thấp cũng chưa phải là điều bà con đang lo lắng nhất. Hiện thời tiết niên vụ 2018 – 2019 đang diễn biến rất thất thường. Thời điểm này bước qua mùa khô rồi nhưng vẫn mưa nhiều ảnh hưởng tới cây cà phê. Như ở Lâm Đồng đã có 3 trận mưa trái mùa. Đa số bà con sau khi thu hoạch mới cắt tỉa cành, bón phân cho cây hấp thụ, phục hồi sau thu hoạch. Rồi mới tưới để cây ra hoa, nhưng thời tiết mưa sớm làm hoa bung bông hang loạt ảnh hưởng tới cây cà phên, khiến cho sang niên vụ mới sẽ bị mất mùa.
Trong khi đó, trên thị trường cà phê thế giới, có rất ít thông tin để hỗ trợ cho giá có thể có những bước tăng đột biến. Triển vọng về một mùa vụ lớn hơn vào cuối năm nay ở Brazl vẫn củng cố niềm tin vào nguồn cung khiến cho giá cà phê Arabica và Robusta ngắn hạn và trung hạn khó bật lên.
Kết thúc phiên giao dịch, trên sàn ICE Europe – London, giá cà phê Robusta giảm ở tất cả các kì hạn. Kỳ hạn giao ngay tháng 3/2018 giảm 18 USD, lên 1.749 USD/tấn, trong khi kỳ hạn giao tháng 5/2018 giảm thêm 17 USD, lên 1.734 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 7/2018 giảm thêm 18 USD, lên 1.761 USD/tấn. Trên sàn ICE US – New York, giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 3/2018 giảm thêm 1,60 cent, còn 120,95 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 5/2018 giảm thêm 1,60 cent, còn 123,4 cent/lb.
Người trồng tiêu đang đối mặt nhiều khó khăn khi giá tiêu giảm và dịch bệnh tăng
Giá tiêu vẫn lặng sóng
Giá tiêu hôm nay 24/1 vẫn đi ngang, giữ được mức giao dịch trong khoảng 61.000 - 63.000 đồng/kg. Trong tuần trước, giá hồ tiêu hầu như chỉ biến động nhẹ trong khoảng 60.000 - 62.000 đồng/kg, mức thấp nhất trong nhiều năm.
Không chỉ giá thấp, mà nhiều diện tích tiêu đang phải đối mặt với sâu bệnh, chết hàng loạt chưa rõ nguyên nhân. Như tại huyện Chư Pưh, Gia Lai, theo báo cáo của phòng NNPTNT huyện, tính đến đầu năm 2018, toàn huyện đã có hơn 2,1 nghìn ha tiêu/tổng số 2,8 nghìn hộ dân trồng bị chết và nguyên nhân chủ yếu là do hạn hán và dịch bệnh. Hàng nghìn hộ trồng tiêu rơi thảm cảnh nợ nần chồng chất.