Giá phân bón bước vào chu kỳ tăng

20/06/2021 20:46
Với chi phí nguyên liệu đầu vào tăng phi mã và chi phí vận chuyển cũng tăng chóng mặt, giá phân bón tại Việt Nam đang bước vào chu kỳ tăng và được dự báo sẽ tiếp tục ở mức cao từ nay đến hết năm.

Theo quy luật thị trường thế giới

Trong 6 tháng đầu năm 2021, giá phân bón, nhất là giá phân bón DAP, phân đạm ure đã tăng khá cao. Theo số liệu của World Bank cho thấy, giá DAP ngay tháng 4/2021 tăng 54% so với tháng 9/2020.

Tại Việt Nam, trong quý I/2021, giá bán các mặt hàng phân bón trong nước vẫn được duy trì ở mức thấp hơn so với giá thế giới. Tuy nhiên, từ đầu tháng 4/2021 đến nay, mặt bằng giá phân bón tại Việt Nam cũng bị điều chỉnh tăng theo quy luật thị trường thế giới.

Chỉ ra nguyên nhân giá phân bón trong nước tăng, Cục Hóa chất, Bộ Công Thương cho biết, giá cước vận chuyển bằng container hiện đã tăng 5 lần so với năm 2020. Trong khi đó, phân bón DAP, MAP và phân đạm ure hầu hết được vận chuyển bằng container.

Bên cạnh đó, theo thống kê của Hiệp hội Phân bón Việt Nam (FAV), giá nguyên liệu sản xuất phân bón và giá phân bón thế giới để sản xuất các loại phân bón tổng hợp trong tháng 6/2021 cũng tăng mạnh so với tháng 12/2020. Cụ thể, phân đạm ure tăng 62%, DAP tăng trên 54%, Kali tăng 45%, Ammonia tăng tới 60%.

Ngoài ra, nguồn cung phân bón trong khu vực Đông Nam Á đã bị sụt giảm do nhiều nhà máy bước vào giai đoạn bảo dưỡng, sửa chữa. Vì vậy, các yếu tố này đã khiến giá phân bón thế giới và phân bón trong nước bước vào chu kỳ tăng.

Tuy nhiên theo đánh giá của Bộ Công Thương, nguồn cung mặt hàng MAP và DAP đều đáp ứng đủ cầu. Ví dụ như giá mặt hàng DAP và MAP nhập khẩu tăng khoảng 150% trong khi đó mặt hàng sản xuất trong nước tăng 130% và cầu không có biến động quá lớn so với những năm trước đây.

Hiện giá DAP và MAP trong nước được bán với giá 9,5 - 10,5 triệu đồng/tấn, trong khi đó, giá nhập khẩu là khoảng 14 - 15 triệu đồng/tấn. Giá phân ure do các Nhà máy trong nước sản xuất cũng thấp hơn giá phân nhập khẩu khoảng 500 đồng/kg.

Nhìn nhận về đà tăng của giá phân bón, Tổng thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam (FAV) Phùng Hà chỉ rõ, thị trường phân bón Việt Nam liên thông với thị trường thế giới nên tuân theo quy luật vận động, điều tiết của thị trường thế giới do nền kinh tế Việt Nam có độ mở rất cao khi đã tham gia hầu hết các hiệp định thương mại tự do và ưu đãi thuế quan trên thế giới. Vì vậy, mọi biến động trên thị trường thế giới lập tức tác động trực tiếp đến thị trường hàng hóa của Việt Nam ngay cả với những mặt hàng mà Việt Nam đã tự đáp ứng được toàn bộ.

Về phía doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Hiền, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Phân bón dầu khí Cà Mau (PVCFC) cho biết, nhu cầu phân bón ure trong vụ vừa qua đã tăng tới 30% so với cùng kỳ năm ngoái do giá lúa tăng cao khiến nông dân xuống giống thêm vụ 3. Nhiều nông dân còn có xu hướng tích trữ phân đạm ure cho sản xuất vụ 3 nên đây cũng là yếu tố khiến giá phân bón trong nước bị tăng.

Doanh nghiệp phân bón nỗ lực tăng nguồn cung

Để đáp ứng nhu cầu phân bón cho sản xuất nông nghiệp trong nước, Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí (PVFCCo), đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đang tăng tối đa sản lượng, nhanh chóng điều độ hàng tới các vùng miền, kịp thời phục vụ cho bà con nông dân.

Tính đến giữa tháng 6/2021, tổng sản lượng phân bón Phú Mỹ do PVFCCo sản xuất đạt hơn 400 nghìn tấn; trong đó, phân đạm ure đạt hơn 256 nghìn tấn. Đặc biệt, sản lượng NPK Phú Mỹ tăng 50% so với cùng kỳ năm 2020.

Đối với các mặt hàng phân bón trong nước không sản xuất được phải nhập khẩu như kali, ngay từ đầu năm, PVFCCo đã xúc tiến các hợp đồng dài hạn, tìm kiếm các nguồn hàng mới, nhờ đó lượng ký hợp đồng trong 6 tháng đầu năm 2021 ước đạt 170.000 tấn và đã cung ứng ra thị trường trong 6 tháng ước đạt 90.000 tấn, tang 50% so với cùng kỳ năm 2020.

Hiện nay, Nhà máy Đạm Phú Mỹ đang vận hành liên tục với công suất cao nhất, cho ra mỗi ngày khoảng 2.450 tấn Đạm Phú Mỹ và gần 1.000 tấn NPK Phú Mỹ chất lượng cao.

Nhờ vậy, tính đến giữa tháng 6/2021, PVFCCo đã cung ứng ra thị trường khoảng 555.000 tấn phân bón Phú Mỹ các loại, đạt 99,7% kế hoạch 6 tháng đầu năm. Đặc biệt, sản phẩm NPK Phú Mỹ có sự tăng trưởng vượt trội, ước đạt 80.000 tấn, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ 2020.

Tương tự như vậy, doanh nghiệp sản xuất phân bón khác của PVN là PVCFC (phân bón Cà Mau) đang quyết tâm vận hành 105% công suất sản xuất ure cũng như cung ứng ra thị trường 25.000 tấn NPK các loại cho vụ Hè Thu.

Bên cạnh đó, Phân bón Cà Mau cũng thực hiện chính sách điều chỉnh giá bán phù hợp giá thị trường chung nhưng luôn bám mục tiêu kiểm soát hài hòa lợi ích cho người tiêu dùng.

Ngoài ra, PVCFC cũng yêu cầu các nhà phân phối cấp hàng kịp thời khi nhận hàng từ nhà sản xuất, tránh tình trạng găm hàng kiếm lời cho khâu trung gian mà nông dân không được hưởng lợi.

Về phía cơ quan quản lý, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã làm việc với các doanh nghiệp sản xuất phân bón lớn, khuyến nghị hạn chế tối đa xuất khẩu, tăng tối đa công suất chạy máy, điều chỉnh kênh phân phối sản phẩm ưu tiên tới những vùng đang nóng trước để duy trì ổn định sản xuất trong nước, giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực của việc tăng giá phân bón tới sản xuất nông nghiệp.

Tuy nhiên, để giá bán phân bón trong nước hài hoà lợi ích giữa doanh nghiệp và người nông dân, Cục trưởng Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) Nguyễn Văn Thanh cho rằng, cần sớm sửa đổi những bất cập trong Luật thuế 71/2014/QH13 (Luật thuế 71), có hiệu lực từ năm 2015.

Khi phân bón thuộc diện hàng hoá chịu thuế giá trị gia tăng, các dự án đầu tư sản xuất phân bón cũng như các dự án cải tạo kỹ thuật sản xuất sẽ được khấu trừ chi phí trang thiết bị, công nghệ, do đó sẽ giảm chi phí giá thành và gián tiếp góp phần giảm giá bán phân bón trên thị trường.

Ngoài ra, việc đưa phân bón vào diện chịu thuế cũng khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản xuất, chủ động đáp ứng nhu cầu về số lượng, chất lượng và chủng loại phân bón, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường, ông Thanh chỉ rõ.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
4 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
3 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
3 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
3 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
2 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

41.557.716 VNĐ / tấn

189.90 JPY / kg

1.71 %

+ 3.20

Đường

SUGAR

12.095.649 VNĐ / tấn

21.59 UScents / lb

0.98 %

+ 0.21

Cacao

COCOA

231.911.737 VNĐ / tấn

9,126.00 USD / mt

5.69 %

+ 491.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

166.397.806 VNĐ / tấn

297.01 UScents / lb

0.69 %

+ 2.04

Gạo

RICE

17.461 VNĐ / tấn

15.10 USD / CWT

0.46 %

- 0.07

Đậu nành

SOYBEANS

9.146.060 VNĐ / tấn

979.51 UScents / bu

0.18 %

+ 1.76

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.113.721 VNĐ / tấn

289.65 USD / ust

0.09 %

+ 0.25

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

[Trên Ghế 43] Ông chủ Phê Phượt bày cách phượt bằng ô tô: Đi gì, ăn gì, ở đâu, mấy ngày và làm gì?
13 giờ trước
Xuyên Việt hàng chục lần, anh Đoàn Kiều Dũng có thừa kinh nghiệm để chia sẻ cho những ai đang có ý định phượt bằng ô tô.
Cãi vợ nuôi đặc sản "dân nhậu thích mê", anh nông dân kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm
14 giờ trước
Từng cãi vợ, bỏ nghề tài xế để chuyển sang mô hình nuôi loài động vật quen thuộc dân nhậu thích mê, nông dân Bùi Công Mạnh mỗi năm thu về hàng tỷ đồng.
Bộ trưởng Công Thương: Không để găm hàng, tăng giá dịp Tết
15 giờ trước
Trước biến động giá cả có thể xảy ra, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, đơn vị trực thuộc bộ và các doanh nghiệp, tập đoàn có biện pháp ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng găm hàng, thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025.
Giá cà phê tăng vọt
16 giờ trước
Trong phiên giao dịch hôm 20/11, giá hai mặt hàng cà phê Arabica leo đỉnh cao nhất kể từ năm 2011 và Robusta trở lại mức cao nhất trong hơn một tháng.