Giá rét đe dọa “đập vỡ nồi cơm Tết” của bà con Tây Bắc

11/01/2018 13:49
Những ngày gần đây, do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh tăng cường liên tục khiến nhiệt độ ở các tỉnh miền núi phía Bắc giảm mạnh. Nhiều nơi đã xuất hiện rét đậm, rét hạị, sương muối, băng giá, làm cho cuộc sống, sinh hoạt và sản xuất của hàng nghìn hộ dân bị đảo lộn.

Cả vùng cao đang gồng mình chống chọi với giá lạnh trong những ngôi nhà gỗ, tường tre, vách nứa hay bên bếp củi lửa qua mùa đông.

Trong hành trình lên Tây Bắc trong đợt giá rét này, điều mà mỗi người cảm nhận rõ nhất chính là cái lạnh cắt da, cắt thịt, lạnh đến thấu xương... Vào mùa đông, thời tiết ở các tỉnh Tây Bắc thường lạnh hơn hẳn những khu vực khác do độ cao, một phần do ảnh hưởng trực tiếp của những trận gió mùa đông bắc tràn về khiến cho cái lạnh bao trùm lên các bản, mường vùng cao.

gia ret de doa “dap vo noi com tet” cua ba con tay bac hinh anh 1

Nông dân xã Co Mạ (huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) phủ chăn và đốt lửa sưởi ấm cho đàn bò.
  Sùng Ảnh:  Thiên Long

Tại huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La, một số nơi nhiệt độ xuống thấp dưới 0 độ C, tại các điểm cao đã xuất hiện băng giá, sương muối. Đợt rét này ảnh hưởng nhiều đến sản xuất của bà con. Do thời tiết lạnh giá nên hầu hết bà con đều ít lên nương, ra đồng sản xuất. Một số nơi đã có sương muối, mưa phùn khiến cho cái lạnh càng buốt hơn.

Còn tại huyện Mường La, dưới cái lạnh cắt da, cắt thịt, nhiều bà con dân tộc Mông, Thái… đã lùa đàn gia súc về nhà để quây kín chuồng trại, nuôi nhốt. Các hộ dân đã sử dụng củi đốt lửa sưởi ấm cho gia súc trong chuồng, cũng như đun nước ấm cho trâu, bò, dê, ngựa... uống trong ngày đông giá.

Cũng trong đợt rét này, một số trường học ở xã Co Mạ (huyện Thuận Châu, Sơn La), Pha Đin (Tuần Giáo, Điện Biên)…, giáo viên đã phải cho học sinh nghỉ học, vì lo giá lạnh ảnh hưởng đến sức khỏe học sinh. Tại huyện Điện Biên Đông (Điện Biên), nhiều học sinh phải mang theo chăn ấm lên lớp, trùm vào người để ngồi học bài. Việc học của các em gặp rất nhiều khó khăn.

gia ret de doa “dap vo noi com tet” cua ba con tay bac hinh anh 2

Do ảnh hưởng của đợt rét đậm, rét hại, nhiều em học sinh ở xã Tỏa Tình (huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên) đến lớp ngồi học đã phải mang theo chăn ấm cuốn lên người.  Ảnh:  Vì Văn Định

Theo ông Cầm Bun Păn -Phó Trưởng ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Sơn La - cho biết: Trong đợt rét vừa qua, ngay tại huyện Sốp Cộp (Sơn La) đã có 7 con trâu, bò bị chết rét. Số liệu thiệt hại đến hôm nay tuy chưa tăng lên nhưng với nền nhiệt độ giảm mạnh như thế này, tất yếu sẽ gây thiệt hại không nhỏ cho sản xuất nông nghiệp.

Với những hộ làm rau sạch, hoa tươi tại các địa bàn: Sa Pa (Lào Cai), Mộc Châu (Sơn La)… thì đợt rét này đang đe dọa “đập vỡ nồi cơm tết”. Anh Nguyễn Văn Tuấn - chủ 3ha hoa hồng tại xã Chiềng Xôm (TP.Sơn La) nhăn nhó: “Tôi đã tính và bấm hoa cho lứa tết trên tất cả diện tích vườn hoa của gia đình. Làm hoa tết tức là chấp nhận 2 tháng không có thu nhập thường xuyên. Nhưng đợt này rét quá và kéo dài dai dẳng nên nhiều khả năng hoa hồng của tôi phải tới rằm tháng Giêng mới nở. Lúc ấy ai mua hoa nữa…”.

gia ret de doa “dap vo noi com tet” cua ba con tay bac hinh anh 3

Còn với các hộ làm rau xanh ở xã Mường Bon (Mai Sơn, Sơn La) thì đợt sương lạnh này làm họ khốn đốn. “Để rau chống rét tốt, chúng tôi phải bón nhiều phân hơn cho cây rau khỏe. Sáng ngày ra, trong cái lạnh cắt thịt, mọi người co ro trong chăn chống rét thì chúng tôi phải đi bơm nước tưới cho rau để phòng sương muối. Vậy mà rau vẫn héo rũ ra…” - bà Loan (chủ hộ rau xanh ở đầu bản Mai Quỳnh, xã Mường Bon) bảo vậy.

Làm hoa tết tức là chấp nhận 2 tháng không có thu nhập thường xuyên. Nhưng đợt này rét quá và kéo dài dai dẳng nên nhiều khả năng hoa hồng của tôi phải tới rằm tháng Giêng mới nở. Lúc ấy ai mua hoa nữa…”.

Anh Nguyễn Văn Tuấn - chủ 3ha hoa hồng tại xã Chiềng Xôm (TP.Sơn La, tỉnh Sơn La)

Đã 3 ngày hôm nay, anh Lò Văn Nghĩ - chủ hộ chăn nuôi hơn chục con trâu, bò ở bản Xẳng (TP.Sơn La) suốt ngày loay hoay quanh khu chuồng bò để chăm sóc đám “đầu cơ nghiệp”. Anh Nghĩ tâm sự: “Ngay từ đầu đợt rét, tôi đã phải đầu tư hơn chục triệu đồng để tu sửa chuồng trại và mua củi, thức ăn tinh cho 12 con bò này. Mấy hôm vừa rồi lạnh quá, tôi phải lùa hết bò vào chuồng, nuôi nhốt. Hằng ngày phải thái chuối, cỏ voi, trộn cám cho bò ăn no. Tôi đốt lửa sưởi cho bò 24/24 giờ và đun nước ấm cho bò uống để phòng các bệnh cước chân, viêm phổi… Bản Xẳng quê tôi luôn là nơi cái lạnh đến sớm, lạnh sâu nhất và dài ngày nhất so với các vùng lân cận…”.

Cũng theo anh Nghĩ, so với nông dân làm nghề trồng trọt, người làm nghề chăn nuôi có thể phòng chống thiệt hại do giá rét gây ra cho vật nuôi tốt hơn nếu chuẩn bị chu đáo. “7 năm nay, tôi phải dành đất ra để có chuồng trại nuôi nhốt gia súc mỗi khi giá lạnh tới; phải đầu tư bạt, củi, thức ăn và vợ chồng tôi phải thay nhau trực đốt sưởi, theo dõi sức khỏe trâu, bò. Cứ mỗi mùa đông về, nông dân chúng tôi khốn khổ lắm. Mấy năm trước từng có đợt lạnh giá, trâu, bò, gà, lợn… lăn ra chết hàng loạt vào đúng Tết Nguyên đán. Nhiều hộ đi gọi người ăn thịt gia súc giúp nhau còn khó, nói gì tới chuyện bán thịt để gỡ gạc. Vì thế, dù tốn kém thì cũng phải đầu tư cho việc phòng, chống rét thật cẩn thận”.

Trước những diễn biến phức tạp của thời tiết, ngành NNPTNT Sơn La và các tỉnh Tây Bắc đã chỉ đạo lực lượng chức năng phối hợp với các địa phương, hướng dẫn bà con nông dân cách phòng chống với rét. Đặc biệt là trong sản xuất, nhắc nhở các hộ chăn nuôi không nên chăn thả trên rừng, phải lùa trâu, bò về nhốt tại chuồng, củng cố chuồng trại, che chắn, giữ ấm cho đàn vật nuôi. Đồng thời, vận động nhân dân phòng chống rét cho cây cối, hoa màu…

Tin mới

Giá vàng thế giới tăng như vũ bão giữa căng thẳng thương mại
9 giờ trước
Giá vàng tăng mạnh và tiệm cận mức cao kỷ lục sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố các mức thuế đối ứng, làm gia tăng căng thẳng thương mại toàn cầu.
Thuế đối ứng thấp hơn gần 1 nửa so với Việt Nam, một quốc gia châu Á vừa tăng mạnh ‘chốt đơn’ dầu thô từ Mỹ trong tháng 3, đặt mục tiêu giảm thặng dư thương mại
9 giờ trước
Quốc gia này đã tăng 67% lượng dầu thô nhập khẩu từ Mỹ vào tháng 3.
Doanh nghiệp rau quả lo vạ lây tại thị trường Mỹ trong đợt đánh thuế đối ứng
4 giờ trước
Mỹ là thị trường nhập khẩu rau quả lớn thứ 2 của Việt Nam nhưng đây là nhóm ngành Việt Nam đang nhập siêu.
Ô tô Honda đồng loạt giảm giá đậm trong tháng 4: Cao nhất 250 triệu đồng, kèm nhiều quà tặng
5 giờ trước
Nhiều mẫu ô tô Honda đang được mạnh tay giảm giá nhằm xả hàng tồn và thu hút người mua.
Chủ xe Mitsubishi Xforce Ultimate: ‘Có lúc ăn xăng 3,8L/100km, có điểm chê nhưng được hãng khắc phục free’
5 giờ trước
Sau nửa năm sử dụng Mitsubishi Xforce Ultimate, anh Bùi Mạnh Hà cảm thấy rất hài lòng với chiếc xe này khi sở hữu một không gian rất rộng rãi và tiết kiệm nhiên liệu.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

40.660.472 VNĐ / tấn

185.80 JPY / kg

3.78 %

- 7.30

Đường

SUGAR

10.980.846 VNĐ / tấn

19.43 UScents / lb

0.82 %

- 0.16

Cacao

COCOA

229.892.256 VNĐ / tấn

8,968.00 USD / mt

9.67 %

+ 791.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

219.515.194 VNĐ / tấn

388.42 UScents / lb

0.37 %

+ 1.44

Gạo

RICE

15.425 VNĐ / tấn

13.23 USD / CWT

0.56 %

- 0.08

Đậu nành

SOYBEANS

9.533.120 VNĐ / tấn

1,012.10 UScents / bu

1.69 %

- 17.30

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.047.723 VNĐ / tấn

284.80 USD / ust

0.84 %

- 2.40

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Lý do xuất khẩu rau quả Việt Nam vừa hụt thu hơn 2.800 tỷ đồng
7 giờ trước
Xuất khẩu rau quả quý I năm nay chỉ đạt hơn 1,1 tỷ USD, hụt tới hơn 2.800 tỷ đồng so với kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chính dẫn đến sụt giảm xuất khẩu rau quả là do mặt hàng chủ lực là sầu riêng bị ảnh hưởng bởi những thay đổi của thị trường quốc tế.
Việt Nam có loại cây trà quý hiếm: "Thần dược" ra sao mà người Trung Quốc lùng mua cả cây, hoa, lá?
7 giờ trước
Đây là một loại cây đã có lâu đời ở Việt Nam, có tác dụng phòng hộ rừng. Thời gian gần đây, tác dụng của loại cây này mới được biết đến và được “săn lùng”.
Một loại sản vật thế giới lên cơn khát còn Việt Nam trồng hơn 600.000 ha: Giá tăng gần gấp đôi Nhật Bản vẫn mua mạnh, thu hơn 3.300 tỷ từ đầu năm
14 giờ trước
Xuất khẩu mặt hàng này giúp Việt Nam thu về số tiền kỷ lục.
Xuất khẩu nông sản tăng ngay đầu năm, vững tiến tới 65 tỷ USD
1 ngày trước
“Dù còn nhiều thách thức nhưng nhờ kim ngạch xuất khẩu quý I tăng trưởng khá tốt, chúng ta có thể yên tâm về việc quý sau sẽ tăng trưởng hơn quý trước. Hoàn toàn có thể vững tiến đến mục tiêu xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp đạt 64-65 tỷ USD trong năm nay” - ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) - chia sẻ với PV Tiền Phong chiều 1/4.