Gia súc lớn sẽ là "cứu cánh" cho ngành chăn nuôi

15/05/2019 16:52
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến nhiều ngành sản xuất, dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến khá phức tạp thì chăn nuôi gia súc ăn cỏ có thể là một “cứu cánh.

Chăn nuôi gia súc có thể là một “cứu cánh”

Ngày 15/5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ.

Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), tổng đàn gia súc ăn cỏ của cả nước khoảng 2,4 triệu con, trong đó, các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc tổng đàn lớn nhất, xấp xỉ 1,4 triệu con. Trong 3 năm qua, tổng đàn trâu của cả nước giảm nhẹ 1,89%, tổng đàn bò tăng trung bình 2,75%. Trong đó, tốc độ tăng trưởng của đàn bò lai là 4,27%/năm; tốc độ tăng trưởng sản lượng thịt bò là 4,11%/năm.

Đối với đàn bò sữa, tốc độ tăng trưởng đạt 2,09%/năm. Ước tính, năng suất sữa trung bình của đàn bò vắt sữa trong cả nước năm 2018 đạt trên 5.000kg/con/năm, đây là mức khá cao. Đặc biệt, tại một số trang trại áp dụng công nghệ cao của Vinamilk, TH True milk, Công ty Cổ phần giống bò sữa Mộc Châu năng suất sữa trung bình/con/ngày của đàn bò sữa đạt 26,1 - 28 kg/con.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nhìn nhận, trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến nhiều ngành sản xuất, dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến khá phức tạp thì chăn nuôi gia súc ăn cỏ có thể là một “cứu cánh”, giúp cân bằng sản lượng thịt phục vụ cho người tiêu dùng.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, ngành chăn nuôi gia súc ăn cỏ vẫn chưa được khai thác đúng mức, bởi sản lượng thịt mới chiếm khoảng 8%, trong khi thịt lợn chiếm đến 70%, gà 20%. “Ngành chăn nuôi đang chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ sang quy mô lớn với sức sản xuất 5,5 triệu tấn thịt, 11 tỷ quả trứng, 1 triệu tấn sữa, đáp ứng nhu cầu cơ bản của 100 triệu dân. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn tồn tại nhiều nút thắt, đóng góp cho xuất khẩu còn thấp. Nếu không xuất khẩu thì lấy đâu ra động lực tái cơ cấu ngành, phân chia lợi nhuận bền vững cho chuỗi?”, Bộ trưởng đặt câu hỏi.

Đáng lưu ý là, trong giai đoạn 2016-2018, giá trị kim ngạch xuất khẩu sữa và sản phẩm từ sữa liên tục tăng. Từ 84,47 triệu USD năm 2016 tăng lên 82,65 triệu USD năm 2017 và 129,68 triệu USD năm 2018. Trong 3 tháng đầu năm 2019, giá trị kim ngạch xuất khẩu sữa đạt 48,6 triệu USD.

Bộ trưởng cũng đặt ra yêu cầu sớm tái cơ cấu ngành chăn nuôi gia súc lớn, coi đó là một nhu cầu cấp thiết. Ngành chức năng, các địa phương cần chuyển dần chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi theo quy mô trang trại, công nghiệp, phù hợp với thực tế địa phương; quy hoạch phát triển chăn nuôi gắn với quy hoạch giết mổ và thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, dự báo thị trường và tìm kiếm cơ hội xuất khẩu sản phẩm đến các thị trường tiềm năng. Tổ chức liên kết theo chuỗi sản phẩm từ khâu sản xuất đến thị trường, trong đó các doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm.

Gia súc lớn sẽ là cứu cánh cho ngành chăn nuôi - Ảnh 1.

Chăn nuôi đang chuyển sang quy mô lớn với sức sản xuất 5,5 triệu tấn thịt/ năm - Ảnh: VGP/Đỗ Hương


Phát triển hơn nữa từ lợi thế

Được đánh giá là một ngành hàng có lợi thế nhưng đến nay, ngành chăn nuôi đại gia súc ăn cỏ ở Việt Nam phát triển chưa xứng với tiềm năng. Sản lượng thịt gia súc ăn cỏ sản xuất trong nước chỉ chiếm 8,6% tổng sản lượng thịt các loại. Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, ngành chăn nuôi gia súc ăn cỏ cần có những thay đổi căn bản để tận dụng được lợi thế này.

Theo TS.Tống Xuân Chinh – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi thông tin: “Thống kê cho thấy, năm 2018, sản lượng thịt gia súc ăn cỏ sản xuất trong nước chỉ chiếm 8,6% tổng sản lượng thịt các loại. Tiêu thụ sữa bình quân đầu người ở Việt Nam năm 2018 mới đạt 27 kg/người/năm, dự báo đến năm 2020, mức tiêu thụ sữa khoảng 28 kg/người/năm. Đáng chú ý, mức tiêu thụ thịt bò trung bình của người Việt Nam trong năm 2018 là 3,15 kg thịt xẻ/người/năm, thấp hơn mức trung bình của thế giới và một số nước trong khu vực như: Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, EU...”, ông Chinh nói.

Cũng theo ông Chinh, ngành chăn nuôi gia súc ăn cỏ đang từng bước chuyển dịch theo hướng trang trại, tập trung chuyên nghiệp và công nghiệp hơn, giúp quy mô đàn, năng suất và sản lượng sản phẩm gia súc ăn cỏ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian qua. Trong đó, tốc độ tăng về sản lượng của các sản phẩm luôn cao hơn tốc độ tăng quy mô đầu con, chứng tỏ năng suất chăn nuôi gia súc ăn cỏ ngày càng được cải thiện.

Phương thức chăn nuôi đã có những thay đổi tích cực, hình thành nhiều chuỗi liên kết có hiệu quả trong sản xuất, điển hình là các chuỗi liên kết trong chăn nuôi bò sữa hiện đang chiếm tỷ lệ liên kết gần 100% cao nhất trong khu vực sản xuất nông nghiệp hiện nay; từng bước hình thành ngành công nghiệp chăn nuôi và chế biến sữa hiện đại so với khu vực và thế giới”, ông Chinh cho biết thêm.

Tuy vậy, đại diện Cục Chăn nuôi cũng thừa nhận, chăn nuôi gia súc ăn cỏ vẫn còn nhỏ lẻ, phân tán, ảnh hưởng không nhỏ tới việc áp dụng công nghệ tiên tiến trong chăn nuôi và công tác kiểm soát dịch bệnh và an toàn thực phẩm. Tình hình nhập lậu động vật sống đặc biệt là bò thịt và sản phẩm chăn nuôi từ nước ngoài qua đường bộ biên giới phía Tây, Tây Nam, phía Bắc… vào nước ta vẫn chưa được kiểm soát, dẫn đến dịch bệnh, ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước.


Tin mới

Áp thuế 46%: Hơn 37.000 tấn thủy sản Việt Nam đang trên đường sang Mỹ
9 giờ trước
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện có khoảng hơn 37.000 tấn thủy sản các loại đang trên đường vận chuyển tới Mỹ; khoảng 31.500 tấn hàng đang dự kiến xuất khẩu trong tháng 4-5 và nhiều đơn hàng đã được ký kết cho năm nay khoàng 38.500 tấn.
Giá vàng mất mốc 3.100 USD/ounce
8 giờ trước
Giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc phiên thứ 2 liên tiếp, rời khỏi mức cao kỷ lục 3.100 USD/ounce.
FPT Long Châu chia sẻ về ‘công nghệ số’ tại Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới
8 giờ trước
Ngày 3/4, nhân chuyến viếng thăm của Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde, Đại sứ quán Bỉ đã tổ chức “Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới”. Sự kiện nhằm nhấn mạnh vị thế và ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Bị Mỹ đưa dầu thô vào tầm ngắm, xuất khẩu của một quốc gia OPEC lao dốc chỉ trong 1 tháng, khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ dần tránh xa
7 giờ trước
Mỹ đã công bố mức thuế 25% đối với những người mua dầu thô và khí đốt của quốc gia này.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
7 giờ trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

39.741.344 VNĐ / tấn

181.60 JPY / kg

2.10 %

- 3.90

Đường

SUGAR

10.651.344 VNĐ / tấn

18.85 UScents / lb

1.36 %

- 0.26

Cacao

COCOA

232.264.504 VNĐ / tấn

9,062.00 USD / mt

2.46 %

- 229.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

214.965.024 VNĐ / tấn

380.43 UScents / lb

1.53 %

- 5.90

Gạo

RICE

15.248 VNĐ / tấn

13.08 USD / CWT

1.13 %

- 0.15

Đậu nành

SOYBEANS

9.290.493 VNĐ / tấn

986.50 UScents / bu

2.47 %

- 25.00

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.090.219 VNĐ / tấn

286.35 USD / ust

0.57 %

- 1.65

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Tổng thống Donald Trump áp thuế đối ứng, người Mỹ sắp phải trả thêm tiền cho một thức uống quen thuộc - Là sản phẩm Việt Nam được ưu đãi thuế nhập khẩu 0%
6 giờ trước
Mỹ đang là nước nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới và tiêu thụ cà phê nhiều nhất thế giới.
Lý do Thái Lan vội thúc Trung Quốc việc kiểm tra sầu riêng
5 giờ trước
Bộ Thương mại Thái Lan đã yêu cầu các quan chức hải quan Trung Quốc kéo dài giờ hoạt động và tăng cường nguồn lực để kiểm tra sầu riêng tại các trạm kiểm soát để kịp thời đẩy nhanh tiến độ xuất khẩu sầu riêng vào quốc gia tỷ dân này.
Ghi nhận điều chưa từng có, một sản phẩm của Việt Nam thu về số tiền kỷ lục trong 1 tháng
7 giờ trước
Đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Vì sao giá lợn hơi tăng cao bất thường?
12 giờ trước
Việt Nam xếp thứ 4 trên thế giới về nhu cầu thịt lợn, ước tính lượng thịt lợn tiêu thụ/đầu người xấp xỉ 37 kg/người trong năm 2024. Chăn nuôi chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước góp phần khiến giá lợn tăng cao thời gian qua.