Giá thành ô tô Việt đắt đỏ, vẫn bí lời giải cạnh tranh

17/06/2019 16:57
Sản lượng sản xuất linh kiện ô tô thấp, chi phí tại Việt Nam cao hơn các nước ASEAN khoảng 20% khiến giá xe lắp ráp trong nước đắt đỏ, khó có thể giảm để cạnh tranh với xe nhập khẩu từ các nước trong khu vực.

Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã bắt đầu được hình thành và chú trọng phát triển cách đây hơn 20 năm. Kết quả sau 20 năm được bảo hộ với nhiều ưu đãi về thuế nhập khẩu linh kiện nhưng đến nay những chiếc xe hơi lắp ráp tại Việt Nam vẫn có giá rất cao so với các nước trong khu vực ASEAN.

Giá thành xe rắp ráp trong nước đắt hơn 20% so với các nước

Phát biểu tại Hội thảo “Tiềm năng, nhu cầu phát triển ngành công nghiệp ô tô, xe máy Việt Nam và cơ hội cho các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ” diễn ra trong khuôn khổ Triển lãm lần thứ 16 về các phương tiện giao thông và công nghiệp hỗ trợ  2019 mới đây, bà Trương Thị Chí Bình - Phó Chủ tịch - Tổng thư ký Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam cho biết: “Chi phí sản xuất linh kiện ôtô của Việt Nam hiện nay cao hơn khoảng 20% so với các nước khác trong khu vực ASEAN. Công nghệ sản xuất linh kiện ôtô dù có nhiều cải thiện về chất lượng nhưng sản lượng rất thấp khiến các nhà sản xuất ô tô tại Việt Nam phải nhập khẩu thêm linh kiện ở các nước về lắp ráp”.

Giá thành ô tô Việt đắt đỏ, vẫn bí lời giải cạnh tranh - Ảnh 1.

Xe rắp ráp trong nước đắt do giá linh kiện quá cao


Theo bà Bình, các doanh nghiệp Việt Nam không thể sánh với Thái Lan, Indonesia…  trong việc sản xuất linh kiện ô tô bởi họ có kinh nghiệm hơn, họ làm trước chúng ta rất lâu, họ có sản lượng thị trường tốt.

Linh kiện phụ tùng của nước ta khi tham gia các hội chợ nước ngoài nhận được khá nhiều đơn hàng từ các nước nhưng chúng ta lại gặp khó khăn cạnh tranh khi giá linh kiện ở nước ta vẫn cao. Ví dụ giá linh kiện ô tô nước ta cao hơn Trung Quốc khoảng 20% đối với những linh kiện bình thường.

Bà Bình nói: "Một trong nhiều lý do đẩy giá thành ô tô cao là do khấu hao của chúng ta quá cao. Muốn cạnh tranh, phải chọn những lĩnh vực linh kiện sản lượng ít hơn có thể kết hợp giữa làm tay và máy.

Theo bà Bình, nhu cầu về linh kiện phụ tùng ô tô của thị trường thế giới rất cao nhưng việc làm thế nào để giá linh kiện phù hợp với khách hàng đưa ra thì vẫn cần thời gian.

"Có thể linh kiện chúng ta chất lượng bảo đảm tính an toàn nhưng khi nói đến giá thì lại khó có thể cạnh tranh với Trung Quốc, các nước Asean thì chúng tôi chưa làm được. Vướng mắc vẫn nằm ở khâu giá", bà nói.

Luẩn quẩn bài toán dung lượng thị trường ô tô

Theo thống kê của Bộ Công Thương, số lượng doanh nghiệp sản xuất linh kiện phụ tùng ô tô ở nước ta còn thấp. Cả nước có 358 doanh nghiệp sản xuất liên quan đến ô tô; trong đó, có 50 doanh nghiệp lắp ráp ô tô; 45 doanh nghiệp sản xuất khung gầm, thân xe, thùng xe; 214 doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô... Tỷ lệ này là quá thấp so với số doanh nghiệp ở Malaysia và 2.500 doanh nghiệp ở Thái Lan về sản xuất linh kiện phụ tùng ô tô.

Giá thành ô tô Việt đắt đỏ, vẫn bí lời giải cạnh tranh - Ảnh 2.

Nước ta số lượng doanh nghiệp sản xuất linh kiện ô tô ít , sản lượng lại thấp

 

“Theo số liệu khảo sát năm ngoái với một số nhà lắp ráp ô tô thì linh kiện nhập khẩu chiếm 73%, sản xuất trong nhà máy 17% và mua ngoài chỉ 9,5% những linh kiện liên quan. 9,5 % mua ngoài là bao gồm phụ tùng của doanh nghiệp Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc, và doanh nghiệp Việt Nam chỉ chiếm rất nhỏ trong đó. Ví dụ như Toyota năm nay chỉ có 4 nhà cung cấp trong nước là Việt Nam trong số 20 nhà cung cấp trong nước của hãng”, bà Bình cho biết.

Bên cạnh đó, sản lượng xe ô tô sản xuất lắp ráp trong nước vẫn thấp cũng là một lý do khiến công nghiệp hỗ trợ cho ô tô khó phát triển.

Năm 2018 sản lượng xe trên toàn thị trường là 288.000 xe, không đạt được mức kỳ vọng. Theo kỳ vọng mà Chính phủ đặt ra, sản lượng ô tô phải đạt 50.000 xe/năm cho một dòng xe, mẫu xe thì mẫu xe mới có cơ hội vươn ra thị trường lớn...

Vị đại diện cộng đồng DN công nghiệp hỗ trợ than thở: "Sản lượng xe ô tô thấp khiến cơ hội cho chúng tôi làm linh kiện phụ tùng cũng rất thấp. Mọi người hình dùng 288.000 xe rải ra hàng chục các loại xe thì số lượng linh kiện phụ tùng cần thiết để sản xuất ra một chiếc xe tiêu thụ rất ít. Trong khi đó sản xuất công nghiệp hỗ trợ là sản xuất hàng loạt, liên tục nên không thể nào phát triển được khi sản lượng ô tô trong nước quá thấp như vậy”.

Theo bà Bình, sản lượng thấp nên nếu Việt Nam có nội địa hóa các linh kiện thì giá thành cũng sẽ không rẻ hơn so với nhập khẩu linh kiện. Kết quả là, sản xuất xe trong nước sẽ có giá thành cao, bởi vì các doanh nghiệp phải dựa vào linh kiện nhập khẩu từ các nước, phải trả chi phí vận chuyển và thuế nhập khẩu cho các linh kiện nhập khẩu này

Trên thực tế, vì giá thành linh kiện lắp ráp phụ tùng trong nước quá cao nên nhiều dòng xe trong nước chuyển sang nhập khẩu. Honda chỉ còn giữ mẫu xe City là sản xuất tại Việt Nam, Mazda 2 của Thaco cũng đã chuyển sang nhập từ Indonesia  và gần đây nhất, Toyota cũng đã chuyển từ lắp ráp sang nhập khẩu đối với mẫu xe hot Camry.

Tin mới

Phát hiện sà lan chở khoảng 570 tấn hàng giống phân bón không rõ nguồn gốc
2 giờ trước
Cơ quan chức năng tỉnh Hậu Giang đang tiến hành xác minh, xử lý một phương tiện chở hàng trăm tấn hóa chất giống phân bón mang nhãn hiệu nước ngoài, không có hóa đơn, nguồn gốc, xuất xứ.
Giá xe máy bất ngờ thủng đáy: Honda Vision thấp nhất 29 triệu đồng, Honda SH, Lead, Yamaha Janus… giảm tối đa 25 triệu
3 giờ trước
Hàng loạt các mẫu xe máy hot đến từ Yamaha và Honda ghi nhận mức giảm giá kịch sàn nhằm thu hút người mua.
PewPew xin khách hàng cho quán bánh mì thêm 1 cơ hội, ai cũng khen ông chủ quá khéo léo
3 giờ trước
Sau khi khai trương cơ sở bánh mì ở Hà Nội, PewPew đã bất ngờ đăng tải video gửi lời cảm ơn và xin lỗi tới mọi người.
"Khách sộp" ở Hà Nội vừa mua và thuê hơn 3.000 xe điện VinFast, trong đó có nhiều xe VF3, là ai?
3 giờ trước
Công ty này vừa cho ra mắt một hãng taxi điện mới tại Hà Nội.
Mẫu điện thoại Trung Quốc lọt "top 10 bán chạy nhất thế giới": Giá dưới 3 triệu đồng
3 giờ trước
Mẫu điện thoại giá rẻ này đã xuất sắc lọt top 10 smartphone bán chạy liên tiếp trong quý 2 và quý 3 năm 2024 nhờ giá phải chăng và thông số kỹ thuật ấn tượng.

Tin cùng chuyên mục

Toyota Vios dễ thành sedan bán chạy nhất Việt Nam 2024 nhưng Hyundai Accent có thể lật ngược thế cờ nếu làm được điều này
4 giờ trước
Tuy dẫn trước từ nửa đầu năm 2024, Hyundai Accent lại để Toyota Vios lấy lại phong độ trong những tháng cuối năm.
Lý do gần 55.000 chuyến bay ở Việt Nam bị chậm
4 giờ trước
Cục Hàng không Việt Nam vừa công khai số liệu báo cáo cộng dồn 10 tháng năm nay, trong đó gần 55.000 chuyến bay bị chậm giờ cất cánh, nguyên nhân chủ yếu là do tàu bay về muộn.
Người Việt tiết kiệm nghìn tỷ mua hàng trên Shopee trong dịp sale lớn nhất năm 11/11
8 giờ trước
Trong sự kiện sale lớn nhất năm, người dùng đã tiết kiệm được đến 912 tỷ đồng chỉ riêng đối với ưu đãi freeship, trong khi ‘sàn cam’ cũng thu về gần 2 tỷ lượt xem livestream và video.
Xe ga 110cc "sang, xịn, mịn" của Honda về đại lý: Thiết kế lột xác, trang bị không kém cạnh Vision
8 giờ trước
Mẫu xe tay ga này hướng đến nhóm khách hàng trẻ, sinh viên hay người dùng đang tìm kiếm một chiếc xe với các tiêu chí nhỏ gọn, nhẹ nhàng, tiết kiệm…