Giá thép, xi măng… tăng chóng mặt, lợi nhuận "ông lớn" xây dựng Coteccons, Hưng Thịnh Incons, Hoà Bình đồng loạt giảm mạnh trong quý 1/2021

10/05/2021 03:33
Trước áp lực kép từ dịch Covid-19 (năm 2020) đến sự tăng giá của nguyên vật liệu hiện nay, hàng loạt nhà thầu quyết định tạm giãn tiến độ thi công để chờ đợi bình ổn thị trường. Ghi nhận ý kiến từ một công ty thầu, giá thép và một số vật liệu xây dựng (VLXD) tăng đã khiến họ không kịp trở tay, gặp rất nhiều khó khăn.

Từ đầu năm, giá các loại vật liệu xây dựng trên thị trường tăng mạnh. Đặc biệt giá thép thậm chí tiếp nối đà tăng phi mã trong quý 1/2021 trước lo ngại thiếu hụt nguồn cùng, giữa bối cảnh nhu cầu thế giới tăng cao cho mục tiêu phục hồi kinh tế sau dịch Covid-19. Khi mà từ 10 năm qua, các nước phát triển không vận hành lò cao sản xuất thép, chỉ còn lại Trung Quốc. Tuy nhiên, quốc gia này cũng đang cắt giảm sản xuất thép để bảo vệ môi trường dẫn đến nguồn cung không còn dư thừa như khoảng thời gian trước.

Riêng thép, chiếm đến 20% tỷ trọng đầu vào, giá bán trong nước tăng khoảng 40% đang gây áp lực lớn lên các nhà thầu

Trong nước, các thương hiệu cũng liên tục tăng giá thép lên 30-40% so với quý cuối năm 2021. Điều này đang gây áp lực rất lớn lên ngành xây dựng, khi thép hiện chiếm tỷ trọng lớn với khoảng 20% đầu vào của công trình.

Không chỉ thép, giá cả hàng hoá nói chung nhảy múa trước sự bất ổn do Covid-19 lên cao, giá xi măng với cấu thành từ than, điện, xăng dầu, thạch cao, phụ gia… cũng tăng chóng mặt. Từ trung tuần tháng 4, nhiều doanh nghiệp sản xuất xi măng đã điều chỉnh giá sản phẩm bán ra với mức tăng từ 30.000-40.000 đồng/tấn.

Mặc khác, một số nguyên liệu chủ chốt khác là cát, sỏi… cũng đang tăng giá mạnh giữa bối cảnh công tác khai thác gặp nhiều khó khăn.

Trước áp lực kép từ dịch Covid-19 (năm 2020) đến sự tăng giá của nguyên vật liệu hiện nay, hàng loạt nhà thầu quyết định tạm giãn tiến độ thi công để chờ đợi bình ổn thị trường. Ghi nhận ý kiến từ một công ty thầu, giá thép và một số vật liệu xây dựng (VLXD) tăng đã khiến họ không kịp trở tay, gặp rất nhiều khó khăn.

Hiện, các bên đang cố gắng đàm phán, thương lượng với chủ đầu tư tại số công trình đã ký kết để điều chỉnh giá. Còn với những hợp đồng mới, bên thầu phải điều chỉnh giá thầu tăng lên theo giá vật liệu.

Giá thép, xi măng… tăng chóng mặt, lợi nhuận ông lớn xây dựng Coteccons, Hưng Thịnh Incons, Hoà Bình đồng loạt giảm mạnh trong quý 1/2021 - Ảnh 1.

Loạt ông lớn giảm sút, riêng Coteccons xuống đáy lợi nhuận với mức giảm mạnh 55%

Thống kê tình hình kinh doanh các công ty lớn niêm yết trên sàn, hầu hết "ông lớn" top đầu đồng loạt báo sụt giảm phân nửa lợi nhuận trong quý 1/2021. Duy nhất Licogi16 tăng trưởng mạnh cũng chủ yếu nhờ ghi nhận mảng bất động sản.

Chi tiết, Xây dựng Coteccons (CTD) giảm mạnh doanh thu từ 3.547 tỷ (quý 1/2020) xuống còn 2.563 tỷ đồng. Theo giải trình, doanh thu trong kỳ giảm chủ yếu từ mảng xây dựng giảm gần 28% so với cùng kỳ, đây là kết quả của việc chịu ảnh hưởng của nền kinh tế khó khăn kéo dài từ năm 2020, nhiều dự án bất động sản vẫn chưa hoạt động trở lại bình thường như thời điểm trước dịch Covid-19.

Khấu trừ giá vốn, lợi nhuận gộp thu về 120 tỷ đồng, giảm hơn 38% so với quý 1/2020. Biên lãi gộp tương ứng vào mức 4,67%, thấp hơn đáng kể so với mức 5,46% cùng kỳ.

Ngược với động thái siết chặt chi phí của hầu hết doanh nghiệp, chi phí quản lý Coteccons quý đầu năm tiếp tục tăng 10%, nguyên nhân giải trình do thực hiện trích trước chi phí phải trả cho cán bộ nhân viên, tương ứng với các khoản lương bổ sung và các khoản thưởng theo thời gian làm việc thực tế phù hợp với quy chế lương thưởng, ngân sách năm 2021 của Tập đoàn, thay vì ghi nhận chi phí theo thực tế thời điểm phát sinh so với trước đây.

Khấu trừ, lợi nhuận trước thuế Coteccons giảm 55% xuống mức đáy 69 tỷ đồng. Dù là doanh nghiệp đầu ngành với nhiều vị thế, Coteccons lại ghi nhận đà giảm sút mạnh nhất so với các đơn vị còn lại. Trên thị trường, thị giá CTD cũng liên tục rơi. Hiện giao dịch tại mức 58.600 đồng/cp, giảm hơn 27% kể từ đầu năm.

Giá thép, xi măng… tăng chóng mặt, lợi nhuận ông lớn xây dựng Coteccons, Hưng Thịnh Incons, Hoà Bình đồng loạt giảm mạnh trong quý 1/2021 - Ảnh 2.

Xây dựng Hoà Bình (HBC) cũng không tránh khỏi áp lực song doanh thu chỉ giảm hơn 7% so với cùng kỳ. Nhờ tiết giảm các chi phí, HBC đạt lợi nhuận trước thuế 12 tỷ đồng, giảm 37%. Ngược lại, biên lợi nhuận gộp cải thiện từ mức 7,7% (quý 1/2020) lên 8,7% (quý 1/2021).

Năm 2021, để hỗ trợ tăng trưởng ngắn cũng như dài hạn, bên cạnh thế mạnh thi công bất động sản dân dụng, HBC sẽ đẩy mạnh nhận thầu các dự án năng lượng, công nghiệp, hạ tầng… nhằm gia tăng thị phần trong bối cảnh dịch chuyển dòng vốn diễn ra mạnh mẽ, đi cùng chính sách mở rộng đầu tư công.

Hay Ricons, lãi trước thuế quý đầu năm giảm 28% xuống còn 31 tỷ đồng. Được tách ra từ Coteccons và tuyên bố chính thức độc lập từ đầu năm 2020, Ricons mới đây vừa bổ nhiệm ông Võ Thanh Liêm làm Phó Tổng giám đốc, quyết định có hiệu lực từ 29/3. Theo đó, chưa đầy một tháng từ nhiệm Quyền Tổng giám đốc tại Coteccons (CTD), ông Liêm đã nhận nhiệm vụ mới tại Ricons.

Trở lại với tình hình kinh doanh quý 1/2021 của doanh nghiệp thầu, riêng Hưng Thịnh Incons (HTN), doanh thu quý 1/2021 tăng lên 1.160 tỷ đồng. Ngược lại, lợi nhuận gộp giảm mạnh chỉ còn 103 tỷ, biên cũng giảm từ mức 22,1% (quý 1/2020) xuống mức 8,9%.

Khấu trừ chi phí, lãi trước thuế HTN giảm 58% xuống mức 48 tỷ đồng, lãi sau thuế cũng giảm từ mức 94 tỷ xuống còn 38 tỷ đồng.

Theo Công ty, doanh thu tăng nhưng lợi nhuận sau thuế giảm mạnh do trong kỳ ghi nhận phần lớn doanh thu, lợi nhuận từ hoạt động thi công xây dựng, trong khi đó chỉ ghi nhận doanh thu lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bất động sản công ty con Bình Triệu với tỷ lệ thấp không như kỳ trước.

Giá thép, xi măng… tăng chóng mặt, lợi nhuận ông lớn xây dựng Coteccons, Hưng Thịnh Incons, Hoà Bình đồng loạt giảm mạnh trong quý 1/2021 - Ảnh 3.

Dự báo về tình trạng tăng giá nóng của nhóm VLXD, với những gì đang diễn ra ở thị trường sắt thép thế giới như Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, EU... Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) trong báo cáo mới đây cho biết giá thép có thể tiếp tục đà tăng đến hết quý 3/2021.

Về phía mình, Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) vừa phản hồi nguy cơ nhà thầu xây dựng cả nước có thể "vỡ trận", phá sản do tình hình giá thép tăng đột biến. VACC cũng đã có văn bản kiến nghị Văn phòng Chính phủ sớm chỉ đạo các bộ, ngành liên quan kiểm tra triệt để nguyên nhân khiến giá thép tăng đột biến.

Đồng thời, với các dự án đầu tư bằng vốn đầu tư công, vốn ngân sách, VACC đề nghị Văn phòng Chính phủ yêu cầu các Sở Xây dựng cập nhật đơn giá thị trường để có cơ sở áp dụng cho các nhà thầu, tránh những tổn thất không đáng có cho các doanh nghiệp khi giá thép liên tục tăng cao.

Theo Chủ tịch VACC Nguyễn Quốc Hiệp, hiện nhà thầu xây dựng đều vấp phải khó khăn mà không có cách tháo gỡ do các chủ đầu tư không phải vốn nhà nước đa số đều sử dụng loại hợp đồng đơn giá cố định và không điều chỉnh ở thời điểm ký, trừ trường hợp bất khả kháng. Vì vậy, các nhà thầu phải tự giải quyết sự thâm hụt này còn các dự án đầu tư vốn ngân sách thì lại phải áp dụng đơn giá vật liệu theo thông báo của các Sở Xây dựng. Trong khi đó, các thông báo này lại không cập nhật biến động giá kịp thời.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
4 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
3 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
2 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
55 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
8 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.