Giá thịt lợn tăng cao: Khâu trung gian chiếm tới 40% giá thành

31/03/2020 16:27
Nhắc tới khâu trung gian có thể chiếm tới 40% giá thành thịt lợn, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng cho rằng đây là mức rất lớn và cần phải giảm xuống, ông Dũng giao cho Bộ Công thương, NN&PTNT tăng cường kiểm soát giá của chuỗi cung ứng thịt lợn trên thị trường.

15 doanh nghiệp chăn nuôi lớn vừa đồng loạt cam kết với Chính phủ giảm giá thịt lợn hơi xuất tại cổng trại xuống 70.000 đồng/kg từ 1/4. Dù đồng thuận giảm, nhưng nhiều ý kiến cũng băn khoăn khi khâu trung gian đang đẩy giá thịt lợn lên mức cao và cần phải có giải pháp để kiểm soát để người tiêu dùng được hưởng lợi.

Lợn từ trại nuôi ra thị trường chênh tới 10.000 đồng/kg

Thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ, Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT đã liên tục tổ chức nhiều cuộc họp, trực tiếp đến làm việc với các doanh nghiệp chăn nuôi lớn để chỉ đạo sản xuất, phòng, chống dịch bệnh và giảm giá bán lợn thịt. Từ 1/4, 15 doanh nghiệp đã phối hợp, đồng hành với Chính phủ và cam kết giảm giá xuống 70.000 đồng/kg lợn hơi. 

gia thit lon tang cao: khau trung gian chiem toi 40% gia thanh hinh anh 1

Từ trại nuôi ra thị trường, có nơi giá cao hơn tới 10.000 đồng/kg

Tuy nhiên, Bộ NN&PTNT nêu thông tin phản ánh, lợn sau khi được các danh nghiệp chăn nuôi lớn xuất bán tại các trang trại, ra khỏi cổng thì thương lái có thể bán với giá cao hơn 10.000 đồng/kg lợn hơi. Chính vì thế, Bộ NN&PTNT đề nghị Bộ Công thương tổ chức kiểm soát giá của chuỗi cung ứng lợn thịt và thịt lợn ở thị trường.

Là đại diện một trong 15 doanh nghiệp cam kết giảm giá lợn hơi xuống 70.000 đồng/kg từ 1/4, nhưng ông Vũ Anh Tuấn, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Chăn nuôi C.P Việt Nam cho rằng nếu việc giảm giá chỉ số ít doanh nghiệp thực hiện thì hiệu quả sẽ không cao. Bởi, trong khi C.P bán giá 75.000 đồng/kg, nhưng thị trường vẫn bán 82.00-85.000 đồng/kg.

Lý giải về mức chênh lệnh giá từ trại nuôi ra thị trường, ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công thương cho rằng để đưa lợn hơi từ cổng trại ra tới thị trường phải chi phí rất nhiều khoản. Đơn cử, chi phí vận chuyển trung bình 1.500 đồng/kg tùy vào khoảng cách, rồi chi phí bốc lợn lên xe 1.000 đồng/kg, chi phí hao hụt trung bình 4.000 đồng/kg... 

"Như vậy, tổng chi phí bình quân từ trại xuất chuồng ra đến thị trường mất từ 5.000-10.000 đồng" - ông Hải nói và cho rằng Bộ NN&PTNT có trách nhiệm quản lý lợn từ lúc nuôi cho đến các lò mổ, sau đó mới đến khâu từ lò mổ ra chợ.

Trao đổi về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho rằng, nếu giá lợn hơi ở mức 80.000 đồng/kg thì giá thịt lợn xẻ (móc hàm) vào khoảng 100.000 đồng/kg. Thế nhưng, trên thị trường giờ đang bán 150.000-160.000 đồng/kg, thậm chí có loại trên 200.000 đồng/kg. 

"Rõ ràng phần phân phối phải có điều chỉnh để đảm bảo lợi ích người chăn nuôi, người tiêu dùng và người phân phối" - Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nói. Đồng tình với đề xuất này, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao Bộ Công thương, NN&PTNT tăng cường kiểm soát giá của chuỗi cung ứng thịt lợn trên thị trường.

"Đây là trách nhiệm của Bộ Công thương, Bộ NN&PTNT và trách nhiệm của doanh nghiệp tập trung vào. Đặc biệt, kiểm soát khâu trung gian nhằm giảm chi phí giá thành. Các đại biểu đều nói có thể đến 40%, rất là lớn và cần phải giảm chi phí này. Đặc biệt, yêu cầu Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương kiểm soát, xử lý nghiêm tình trạng đầu cơ, găm hàng, ảnh hưởng tới tiêu cực đến nguồn cung thực phẩm và thị trường thịt lợn" - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Chưa có dấu hiệu thao túng, cạnh tranh không lành mạnh

Hiện nay, nguồn cung và giá thịt lợn phụ thuộc rất nhiều vào các doanh nghiệp chăn nuôi lớn. Theo thống kê chỉ tính 15 doanh nghiệp lớn, các điểm liên kết vệ tinh và các doanh nghiệp vừa chiếm tỷ lệ hạt nhân trong cơ cấu ngành hàng đã sản xuất gần 100% đàn giống cụ kỵ, ông bà; 35-40% đàn giống bố mẹ; 50% đàn lợn thương phẩm và 55-60% sản lượng thức ăn công nghiệp của cả nước. 

Trong khi tốc độ tăng đàn lợn bình quân 3 tháng đầu năm 2020 của cả nước tăng 6,2% thì tốc độ tái đàn lợn khu vực doanh nghiệp chăn nuôi lớn đang rất nhanh, đạt trên 17%, cá biệt có doanh nghiệp đang đặt mục tiêu tăng đàn 25-30%. 

Đánh giá cao sự đồng hành, chia sẻ trong việc cam kết giảm giá lợn xuống 70.000 đồng/kg kể từ 1/4, nhưng Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cũng lưu ý thời gian vừa qua, một số doanh nghiệp chưa phối hợp chặt chẽ trong việc giảm giá thịt lợn.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Trưởng ban điều hành giá Chính phủ, ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết, Bộ Công thương đã tổ chức đoàn đi kiểm tra một số doanh nghiệp lớn, trong đó có CP, Dabaco, CJ Vina… 

Số liệu kiểm tra bước đầu cho thấy, số đầu lợn hơi của Công ty CP Việt Nam chiếm 16,5% thị phần trên cả nước; còn khối lượng thịt lợn hơi xuất chuồng thì chiếm 19,7%. Tương tự, số đầu lợn hơi của Dabaco chiếm 1,1% và khối lượng xuất ra cũng chỉ có 1,34%...

"Hiện nay, chưa có doanh nghiệp nào đạt trên 30% (quy định về cạnh tranh phải trên 30%), nhưng ở đây phải lưu ý Công ty CP Việt Nam, ở trên toàn quốc thì không, nhưng ở khu vực phía Nam thì công ty lại có thị phần lớn chiếm tới 56,38% tổng số đàn lợn ở phía Nam, rất là lớn. Mong rằng CP lưu ý việc này, còn việc xử lý đến đâu, chúng tôi sẽ dựa vào các quy định" - ông Hải nói và cho biết sẽ gửi báo cáo này tới Thủ tướng Chính phủ.

Giá thịt lợn tới tay người tiêu dùng đang quá cao!

Trao đổi với PV Dân việt, ông Nguyễn Xuân Dương, Q. Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết: Thịt lợn, nếu giá xuất chuồng là 70.000 đồng/kg; đến người giết mổ giá lên đến 75.000 đồng/kg hay cao hơn một chút thì tính ra móc hàm (thịt xẻ) thì giá chỉ vào khoảng 100.000-110.000 đồng/kg.

Thế nhưng, thịt đến tay người tiêu dùng có giá 150.000-180.000 đồng/kg, thậm chí hơn 200.000 đồng/kg. Rõ ràng, giá thịt từ mức cao nhất là 110.000 đồng/kg mà đến tay người tiêu dùng vọt lên 150.000-180.000 đồng/kg, thậm chí trên 200.000 đồng như vậy tôi cho là cao quá và cần giảm khâu này đi.

Trong cuộc họp với các doanh nghiệp lớn vào hôm qua, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng có nhắc khâu trung gian chiếm tới 40% là rất cao và Bộ Công thương, Bộ NN&PTNT có giải pháp kiểm soát, giảm xuống?

Tôi cho rằng, mức giá tăng khoảng 25% là có thể chấp nhận được. Thịt lợn ngon bán tới tay người tiêu dùng tầm 160.000 đồng/kg, còn bình thường 140.000-145.000 đồng/kg thịt lợn là vừa phải; Còn nếu bán 180.000 đến trên 200.000 đồng/kg là quá cao.

Một số doanh nghiệp có phản ánh khó khăn trong nhập khẩu nguyên liệu thức ăn và giá nhập khẩu đang tăng cao, có nguyên liệu tăng giá tới 100-200%. Ông có ý kiến gì về vấn đề này?

Các doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ chú ý trong chỉ đạo để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, bởi có một số nước cấm lưu thông hàng hóa, chỉ cho lưu thông hàng hóa với thực phẩm cho con người. Họ không cho lưu thông hàng hóa là thực phẩm cho vật nuôi, nên gây ách tắc, thiếu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.

Vì thế, một số doanh nghiệp khuyến cáo, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành chú ý cái đó để điều hành. Hiện nay, giá một số nguyên liệu đã tăng cao, các vinamin và một số hóa chất nhập từ Trung Quốc do các nhà máy đóng cửa nên bị thiếu...

Xin cảm ơn ông!


Tin mới

Kiểm tra toàn bộ hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Facebook, TikTok, Zalo, YouTube...
9 giờ trước
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa yêu cầu các địa phương phối hợp với các đơn vị liên quan tập trung kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trên các sàn giao dịch thương mại điện tử và mạng xã hội như, Facebook, TikTok, Zalo, YouTube...
iPhone 16 ra mắt, người Nga ‘tậu’ máy mới bằng cách nào?
11 giờ trước
Lệnh cấm xuất khẩu của Apple liệu có khiến người Nga từ bỏ những chiếc điện thoại iPhone mới nhất?
Volkswagen Teramont giảm tới hơn 500 triệu tại đại lý: Xuống dưới mốc 2 tỷ, 'mềm' hơn giá thực tế của Explorer
11 giờ trước
Giá thực tế Volkswagen Teramont này đã ngang ngửa Ford Explorer song vẫn cao hơn niêm yết của Hyundai Palisade.
1.000 dân có 63 xe ô tô, Việt Nam bước vào giai đoạn "ô tô hóa"
11 giờ trước
Thị trường ô tô Việt Nam có nhiều tiềm năng tăng trưởng từ năm 2024 - 2030, trên cơ sở một quốc gia được coi là bước vào giai đoạn "ô tô hóa" khi trung bình có trên 50 ô tô/1.000 dân
Thị trường ngày 21/9: Giá vàng vượt 2.600 USD, dầu, đồng và cà phê giảm
12 giờ trước
Giá vàng đã tăng mạnh lên mức cao kỷ lục mới, trên 2.600 USD trong phiên thứ Sáu (20/9). Tuy nhiên, dầu giảm trong phiên này, cùng xu hướng với giá một số mặt hàng chủ chốt khác như đồng, cà phê…

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

43.023.944 VNĐ / tấn

196.60 JPY / kg

1.92 %

+ 3.70

Đường

SUGAR

12.268.304 VNĐ / tấn

22.64 UScents / lb

3.24 %

+ 0.71

Cacao

COCOA

189.115.028 VNĐ / tấn

7,694.00 USD / mt

-0.72 %

- -56.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

136.663.709 VNĐ / tấn

252.20 UScents / lb

0.00 %

- 0.00

Đậu nành

SOYBEANS

9.139.812 VNĐ / tấn

1,012.00 UScents / bu

-0.12 %

- -1.30

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.648.505 VNĐ / tấn

319.20 USD / ust

-0.75 %

- -2.40

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

22.412.415 VNĐ / tấn

41.36 UScents / lb

1.05 %

+ 0.43

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

7 doanh nghiệp trúng thầu nhập 121.000 tấn đường
12 giờ trước
Ngày 20-9, Bộ Công Thương tổ chức phiên phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng đường theo phương thức đấu giá năm 2024.
'Sản vật trời ban' cho Đông Nam Á đưa Việt Nam và Thái Lan bước vào cuộc đua không hồi kết: Người Trung Quốc mê không lối thoát, có thời điểm cả thế giới chỉ duy nhất nước ta có hàng
18 giờ trước
Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 3 thế giới về diện tích và sản lượng sầu riêng, đồng thời trở thành một đối thủ nặng ký của Thái Lan tại thị trường tỷ dân.
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh có thể đạt 300 triệu USD
1 ngày trước
Theo Cục Bảo vệ thực vật, năm 2023, Trung Quốc đã chi khoảng 6,7 tỉ USD để nhập khẩu sầu riêng tươi từ các nước và 1 tỉ USD để nhập khẩu sầu riêng đông lạnh từ Thái Lan, Malaysia.
Hoa kiểng Tết tả tơi sau bão lũ
1 ngày trước
Bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt khiến nhiều diện tích trồng đào, quất... vụ Tết năm nay ở Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên đứng trước nguy cơ mất trắng