Giá tiêu giảm không phanh, “thủ phủ hồ tiêu” thành “thủ phủ nợ nần”

26/01/2018 19:49
Huyện Chư Sê và Chư Pưh (Gia Lai) từng được mệnh danh là “thủ phủ hồ tiêu” của Tây Nguyên, khi có thời ở đây rất nhiều nông dân trở thành tỷ phú, xây nhà lầu, tậu xe hơi dễ dàng nhờ trồng tiêu. Tuy nhiên, do giá tiêu liên tục giảm sâu, lại thêm tình trạng tiêu chết hàng loạt nên nhiều hộ lâm vào cảnh thua lỗ, phải bỏ nhà cửa, ruộng vườn đi tha hương làm ăn. Tết nay, chuyện buồn vẫn chưa hết...

Tỷ phú nhờ tiêu - phá sản vì tiêu

Để ghi nhận về đời sống của nông dân trồng tiêu trong những ngày giá tiêu đang xuống thấp kỷ lục, chỉ còn từ 60.000-62.000 đồng/kg, chúng tôi về các xã Ia Phang, Ia Le, Ia Blứ, những nơi có diện tích hồ tiêu lớn nhất huyện Chư Pưh. Hiện ra trước mắt chúng tôi là những vườn tiêu chết xơ xác, khô queo trắng trụ, nhà cửa tan hoang.

gia tieu giam khong phanh, “thu phu ho tieu” thanh “thu phu no nan” hinh anh 1

Những "nghĩa địa" tiêu xuất hiện la liệt trên địa bàn huyện Chư Sê và Chư Pưh (Gia Lai). Ảnh: Trần Hiền

Một khung cảnh ảm đạm hiện ra bên những vườn tiêu chết, không một bóng người. Cùng với đó là những khuôn mặt ủ rũ, chán nản của người dân bên mâm cơm đạm bạc…

Tại nhà ông Đặng Bá Binh (58 tuổi, thôn Phú Vinh, xã Ia Blứ), chúng tôi không khỏi xót xa khi nghe ông kể: “Trước đây, gia đình tôi ở Bình Định, kinh tế khó khăn nên chuyển lên Gia Lai để lập nghiệp. Ở đây đất đai màu mỡ nên mấy năm đầu làm ăn được mùa lắm, sau đó thấy bà con đổ xô trồng tiêu nên tôi cũng chuyển toàn bộ 4 sào đất trồng bắp, mì sang trồng 600 trụ tiêu.

Thời đó chỉ có 600 trụ tiêu nhưng có năm thu nhập lên đến 300 triệu đồng. Vì thế tôi gom góp, vay mượn thêm để xây nhà. Nhà vừa xây xong thì vườn tiêu ngả màu vì nhiễm bệnh, rồi chết dần. Bây giờ, gia đình tôi không biết lấy đâu ra tiền để trả khoản nợ hơn 100 triệu đồng vay ngân hàng, rồi còn nợ bên ngoài, tiền chi phí sinh hoạt, thuốc men... Con gái út của tôi chuẩn bị lên lớp 10, nhưng giờ đã phải nghỉ học đi làm thuê”.

gia tieu giam khong phanh, “thu phu ho tieu” thanh “thu phu no nan” hinh anh 2

Nông dân ở Chư Pưh thất thần giữa vườn tiêu chết trắng, trơ thân và cành khô. ảnh: T.H

Tiêu chết nhưng cũng không biết trồng cây gì nên đầu năm 2017, ông Binh lại dồn hết tiền tích cóp trong nhà được 30 triệu, rồi vay mượn bên ngoài để trồng thêm 100 trụ tiêu.

“Nhưng cây tiêu phát triển chậm lắm, không biết mai đây có chết nữa không, lại thêm tình cảnh giá tiêu giảm thê thảm nên chúng tôi vô cùng lo lắng. Trước đây thời đỉnh cao, tôi bán 1kg tiêu được gần 200.000 đồng, giờ chỉ còn 62.000 đồng/kg. Nhưng nếu không trồng tiêu thì biết trồng cây gì, lấy cái gì mà ăn” - ông Binh buồn rầu nói.

Nhìn những “nghĩa địa” tiêu, với những ngôi nhà bỏ hoang, chúng tôi lại nghĩ về số phận của những con người đang lang thang nơi đất khách tìm miếng cơm qua ngày. Trò chuyện với ông Hồ Hiếu (49 tuổi, trú tại xã Ia Blứ, huyện Chư Pưh), chúng tôi được biết  ông đang phải nai lưng nuôi 4 người con ăn học, còn vợ ông đang đi làm cho một công ty ở Bình Dương để trả nợ.

Ông Hiếu trải lòng: “Năm 2000 nhà cửa, ruộng vườn ở Huế tan hoang sau bão, vợ chồng tôi quyết định vào vào Gia Lai lập nghiệp. Cũng nhờ trời phù hộ, sau mấy năm đã xây được nhà cửa khang trang, khi ấy một mùa tiêu sau khi trừ hết chi phí còn bỏ túi hơn 200 triệu đồng. Thấy lời cao nên tôi tiếp tục mở rộng diện tích, với tổng số 1.500 trụ tiêu, ai ngờ tự dưng tiêu đổ bệnh, vàng lá, thối rễ rồi chết hàng loạt.

Giờ chỉ còn 400 trụ nhưng cũng heo hắt lắm, trong khi số tiền nợ ngân hàng và nợ bên ngoài đã gần 300 triệu rồi. Tiền lãi hàng tháng, tiền cho con ăn học không biết xoay sở ra sao, vợ tôi phải đi làm ăn xa để trả nợ mà vẫn không đủ...”.

gia tieu giam khong phanh, “thu phu ho tieu” thanh “thu phu no nan” hinh anh 3

Gia đình ông Nguyễn Thanh Tùng (xã Ia Blứ, huyện Chư Pưh) đã phải bỏ lại nhà cửa, ruộng vườn để đi nơi khác làm ăn, kiếm tiền trả nợ. Ảnh: Trần Hiền

Trồng cây ăn quả, hướng đi an toàn?

Theo ông Nguyễn Văn Hợp – Trưởng phòng NNPTNT huyện Chư Sê, việc tiêu chết hàng loạt như những năm qua là do rất nhiều nguyên nhân như thời tiết, dịch bệnh, nắng hạn... Diện tích hồ tiêu tại huyện Chư Sê hiện nay là 3.750ha. Nhưng do tiêu chết nhiều, lại rớt giá mạnh nên nông dân không còn độc canh mà trồng xen các loại cây khác như cà phê, cao su và cây ăn quả... 

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Long Khánh – Phó Trưởng phòng NNPTNT huyện Chư Pưh cho biết: “Diện tích hồ tiêu trên địa bàn huyện là 2.800ha, những năm qua do thời tiết diễn biến thất thường, nắng hạn, cộng thêm việc người dân mở rộng diện tích ồ ạt, đẩy mạnh thâm canh… nên dịch bệnh trên cây hồ tiêu xuất hiện tràn lan. Hàng nghìn ha tiêu bị chết trắng, giá thì giảm mạnh, thua lỗ khiến nhiều hộ nông dân trở thành con nợ, bỏ xứ đi làm ăn xa... Tháng 12.2017, chúng tôi đã đề nghị ngân hàng rà soát, khoanh nợ và giảm lãi cho bà con”.

Cũng theo ông Khánh, Phòng NNPTNT đang xây dựng dự án hỗ trợ chuyển đổi cây trồng, khuyến cáo nông dân luân chuyển sang cây bơ, cam, sầu riêng…, đợi hết mầm bệnh trong đất rồi mới trồng tiêu trở lại.

Được biết, từ năm 2013 Phòng NNPTNT huyện Chư Pưh đã có chủ trương khuyến khích nông dân xen canh, luân canh cây ăn quả, nhưng do lúc đó giá tiêu còn cao chót vót nên mãi đến năm 2016 – 2017, người dân mới bắt đầu thực hiện.

Theo ghi nhận của phóng viên, đã có những dấu hiệu đáng mừng khi một số vườn cây ăn quả có thu nhập khá, như vườn mít Thái của anh Đào Thanh Khơ (thôn Tung Blai, xã Ia Dreng, huyện Chư Pưh) thu nhập 200 triệu đồng/năm. Bên cạnh đó, vườn xen canh bơ và sầu riêng của ông Nguyễn Tấn Dũng (xã Ia Dreng, huyện Chư Pưh) cũng cho thu nhập 500 triệu đồng/năm…

Nhưng theo tìm hiểu, một số hộ dân đang lâm nợ vì giá tiêu giảm ở huyện Chư Pưh vẫn đang có ý định tiếp tục trồng tiêu nếu như giá lên cao. Ông Hồ Hiếu nói: “Ngoài trồng tiêu ra, chúng tôi cũng không biết trồng cây gì, đất thì toàn sỏi đá, trồng cây ăn quả hay các cây khác sợ không lên được, mùa khô không đủ nước tưới... Nếu giá tiêu lên cao trở lại, tôi vẫn sẽ trồng tiêu”./.

Tin mới

Khách Nhật khen nức 1 món bún Việt Nam, chấm điểm cao nhất rồi kêu gọi đồng hương làm 1 điều
25 phút trước
Sau khi ăn thử món bún này của Việt Nam, khách Nhật khen nức nở và chấm điểm cao nhất trong số 3 món được ăn thử ngày hôm đó.
Mỹ áp thuế chống bán phá giá thép mạ Việt Nam
2 phút trước
Hòa Phát, Hoa Sen, Tôn Đông Á... và loạt doanh nghiệp thép mạ lớn tại Việt Nam bị Bộ Thương mại Mỹ áp mức thuế chống bán phá giá sơ bộ từ 40-88%.
Giá cà phê, hồ tiêu 'rơi thẳng đứng' vì Mỹ áp thuế ồ ạt
45 phút trước
Hôm nay (5/4), giá cà phê ghi nhận phiên giảm mạnh nhất kể từ đầu năm đến nay, giá tiêu cũng có mức giảm kỷ lục từ 6.000 - 6.500 đồng/kg so với hôm qua.
Cục pin siêu lớn VinFast vừa lắp cho công ty thắp sáng 6 triệu hộ: Giúp Việt Nam hoàn thành mục tiêu lớn
46 phút trước
Việt Nam tiến gần hơn đến mục tiêu lớn với dự án mà VinFast và đối tác vừa thực hiện.
‘Huyền thoại xe ga’ của Ý ra mắt phiên bản mới: thiết kế sang trọng, động cơ 278cc mạnh mẽ, cạnh tranh trực tiếp với Honda SH 350i
35 phút trước
Mẫu xe ga này được lắp ráp tại Việt Nam với giá bán từ 152 triệu đồng.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

39.697.576 VNĐ / tấn

181.40 JPY / kg

2.21 %

- 4.10

Đường

SUGAR

10.718.142 VNĐ / tấn

18.84 UScents / lb

1.41 %

- 0.27

Cacao

COCOA

219.652.409 VNĐ / tấn

8,512.00 USD / mt

8.38 %

- 779.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

208.577.094 VNĐ / tấn

366.63 UScents / lb

5.10 %

- 19.70

Gạo

RICE

15.393 VNĐ / tấn

13.11 USD / CWT

0.27 %

+ 0.04

Đậu nành

SOYBEANS

9.263.643 VNĐ / tấn

977.00 UScents / bu

3.41 %

- 34.50

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.052.830 VNĐ / tấn

283.10 USD / ust

1.70 %

- 4.90

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Giá cà phê hôm nay 5/4: Giảm mạnh ở cả trong nước và trên thế giới
19 giờ trước
Giá cà phê hôm nay 5/4 ghi nhận xu hướng giảm mạnh ở cả thị trường trong nước và trên thế giới, giá nội địa giao dịch cao nhất ở mức 131.200 đồng/kg.
Thị trường ngày 05/04: Giá dầu thấp nhất trong hơn 3 năm, vàng giảm 3%, đồng giảm mạnh nhất kể từ khi bùng phát Covid-19
23 giờ trước
Phiên 04/4 lo ngại cuộc chiến thương mại toàn cầu leo thang có thể khiến kinh tế suy thoái đẩy giá dầu giảm khoảng 7% xuống mức thấp nhất trong hơn 3 năm, vàng giảm khoảng 3%, đồng có ngày giảm mạnh nhất kể từ khi bùng phát đại dịch Covid-19.
Bất ổn thị trường thịt heo
23 giờ trước
Chỉ trong tháng 3, giá thịt heo (lợn) bình ổn ở TPHCM hai lần được điều chỉnh tăng. Trong khi đó, tại "thủ phủ" chăn nuôi heo Đồng Nai, nhiều trang trại phải dừng hoạt động do chưa đáp ứng được quy định về bảo vệ môi trường khiến tỷ lệ đàn heo giảm, góp phần đẩy giá thịt tăng thêm.
Tổng thống Donald Trump áp thuế đối ứng, người Mỹ sắp phải trả thêm tiền cho một thức uống quen thuộc - Là sản phẩm Việt Nam được ưu đãi thuế nhập khẩu 0%
1 ngày trước
Mỹ đang là nước nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới và tiêu thụ cà phê nhiều nhất thế giới.