Gia tộc tỷ phú đứng sau Tyson Foods - một trong ba đế chế sản xuất thịt lớn nhất thế giới

16/05/2020 11:22
Tyson Foods, một trong ba tập đoàn chế biến thịt lớn nhất trên thế giới, nằm dưới sự quản lý, tính đến thời điểm hiện tại là 3 thế hệ gia đình nhà Tyson.

 Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đã và đang ảnh hưởng tiêu cực lên nhiều hoạt động của nền kinh tế, một ngành công nghiệp được đánh giá là "ưa thích" của Mỹ đang ở trong tình cảnh éo le hơn bao giờ hết. Đó chính là ngành sản xuất và chế biến thịt. 

Mỹ có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung thịt lợn và giá loại mặt hàng này sẽ tăng cao do các nhà máy chế biến thịt trên phạm vi toàn quốc buộc phải tạm thời đóng cửa do dịch bệnh Covid-19 bùng nổ. Theo tờ The Wall Street Journal, đã có hơn một chục các nhà máy chế biến thịt bò, gà và lợn phải đóng cửa do dịch bệnh trong tháng 4 vừa qua. 

Tyson Foods, đơn vị cung ứng đến 20% lượng thịt bò, lợn và gà của toàn nước Mỹ với mức doanh thu lên đến 42,4 tỷ USD trong năm 2019, buộc phải đóng cửa một vài nhà máy chế biến thịt của mình trong tháng 4 và tháng 5 do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Phóng viên Kate Taylor của Business Insider cho biết theo thống kê của các chuyên gia phân tích, có ít nhất 4.585 trường hợp bị nhiễm Covid-19, trong đó 18 trường hợp đã tử vong, có liên hệ tới Tyson Foods. 

Gary Mickelson, người phát ngôn của Tyson Foods từ chối đưa ra bình luận về số lượng các ca nhiễm và tử vong liên quan đến dịch bệnh Covid-19 tại công ty. Bên cạnh đó, Gary chia sẻ rằng công ty luôn quan tâm đến sự an toàn của toàn bộ cán bộ, công nhân viên, và "phần lớn" các nhà máy thuộc quyền quản lý của công ty không ghi nhận bất kỳ một ca nhiễm bệnh nào. 

"Tại một vài nhà máy, chúng tôi đã cho tiến hành lấy mẫu xét nghiệm đối với các nhân viên và không ngần ngại tạm hoãn các hoạt động sản xuất nhằm bổ sung thêm các biện pháp vệ sinh, khử khuẩn", Mickelson chia sẻ với Business Insider. 

Tyson Foods, một trong ba tập đoàn chế biến thịt lớn nhất trên thế giới, nằm dưới sự quản lý, tính đến thời điểm hiện tại là 3 thế hệ gia đình nhà Tyson. Đây cũng là một trong những gia tộc giàu có nhất nước Mỹ. Chủ tịch của công ty, John H. Tyson, và gia đình của ông hiện đang sở hữu khối tài sản trị giá 2 tỷ USD, theo thống kê của tạp chí Forbes. 

Gia tộc tỷ phú đứng sau Tyson Foods - một trong ba đế chế sản xuất thịt lớn nhất thế giới - Ảnh 1.

Công ty hiện đã được 3 thế hệ nhà Tyson tham gia điều hành. Chủ tịch John H. Tyson và gia đình đang sở hữu khối tài sản trị giá 2 tỷ USD, theo Forbes. Năm 2015, gia đình nhà Tyson từng lọt vào danh sách những gia tộc giàu có nhất nước Mỹ doForbes bình chọn với tổng tài sản ở ngưỡng 3,3 tỷ USD, cùng với đó là các gia đình khác như Walton, Koch và Sackler. 

Khối tài sản của những gia tộc giàu có nhất có sự khác biệt rất lớn. Gia đình Walton, thừa kế đế chế bán lẻ Walmart, sở hữu khối tài sản lên tới 155 tỷ USD. Gia tộc Koch sở hữu 100 tỷ USD, trong khi đó, gia tộc nhà Sackler, sở hữu công ty sản xuất ra OxyContin - một loại thuốc giảm đau gây nhiều tranh cãi, lại chỉ sở hữu khối tài sản 13 tỷ USD. Ảnh: Tyson Foods

Gia tộc tỷ phú đứng sau Tyson Foods - một trong ba đế chế sản xuất thịt lớn nhất thế giới - Ảnh 2.

Tyson Foods đã trở thành tâm điểm trên các mặt báo trong tháng 4 và đầu tháng 5 vừa qua khi trở thành một ổ dịch Covid-19, với số lượng lớn các ca nhiễm có liên quan đến các nhà máy chế biến thịt tại Mỹ của công ty này. 

Tại một trong những nhà máy chế biến thịt của công ty tại Logansport, bang Indiana, gần 900 nhân viên đã được xác nhận dương tính với virus Covid-19, buộc nhà máy này phải đóng cửa trong vòng 2 tuần tính từ ngày 25/4. Một nhà máy khác tại Waterloo, bang Iowa, đã phải đóng cửa trong vòng 14 ngày sau khi hơn 1.000 công nhân tại đây được xác nhận nhiễm Covid-19. Nhà máy này vừa mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 7/5. Phóng viên Kate Taylor của Business Insider cho biết rằng có ít nhất 4.585 trường hợp nhiễm Covid-19 và 18 người đã tử vong, tất cả đều có liên quan đến Tyson Foods. 

Gia tộc tỷ phú đứng sau Tyson Foods - một trong ba đế chế sản xuất thịt lớn nhất thế giới - Ảnh 3.

Các nhà máy chế biến thịt thường rất dễ bị dịch bệnh tấn công do môi trường trong các nhà máy này thường rất lạnh và ẩm, đồng thời, có rất nhiều công nhân làm việc cùng một lúc, theo Bloomberg. Ảnh: AP

"Tại một vài nhà máy, chúng tôi đã cho tiến hành lấy mẫu xét nghiệm đối với các nhân viên và không ngần ngại tạm hoãn các hoạt động sản xuất nhằm bổ sung thêm các biện pháp vệ sinh, khử khuẩn", Mickelson chia sẻ với Business Insider. Những biện pháp nhằm gia tăng an toàn khác bao gồm kiểm tra sức khỏe đối với toàn bộ nhân viên khi họ tới nhà máy, yêu cầu họ phải đeo các vật dụng che mặt, thậm chí cắt cử nhân viên đảm nhận vai trò giám sát việc thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội. 

Tất cả nhân viên, những người đã được xét nghiệm dương tính với virus Covid-19, sẽ được nghỉ phép cho đến khi nào họ đáp ứng đủ những tiêu chuẩn sức khỏe của cơ quan kiểm soát dịch bệnh CDC mới được quay trở lại làm việc, Mickelson cho biết. 

Công ty gần đây cũng nâng mức trợ cấp nghỉ việc trong ngắn hạn của nhân viên từ mức 60% thu nhập lên mức 90% và duy trì đến ngày 30/6. Business Insider trước đó đã phản ánh rằng Tyson Foods cho phép người lao động được nghỉ phép trong ngắn hạn, nhưng không trả khoản tiền trợ cấp ốm đau, đối với những trường hợp phải điều trị virus Covid-19. Ảnh: Reuters

Gia tộc tỷ phú đứng sau Tyson Foods - một trong ba đế chế sản xuất thịt lớn nhất thế giới - Ảnh 4.

 Trong ngày 26/4, Tyson Foods đã thuê nguyên một trang quảng cáo của các tờ báo lớn, trong đó có Washington Post và The New York Times, qua đó cảnh báo rằng chuỗi cung ứng thực phẩm của Mỹ "đang bị phá vỡ". 

"Chuỗi cung ứng thực phẩm đang bị phá vỡ", Chủ tịch John H. Tyson viết trên bài quảng cáo của công ty. "Chúng tôi có sứ mệnh cung cấp thực phẩm cho người dân Mỹ. Thực phẩm đóng vai trò quan trọng giống như y tế. Đó là một thử thách mà chúng tôi không thể lờ đi. Các nhà máy của chúng tôi sẽ vẫn duy trì hoạt động để cung cấp thực phẩm cho người dân Mỹ. Đây là một sự cân bằng mong manh vì Tyson Foods luôn đặt sự an toàn của nhân viên là ưu tiên hàng đầu".

Công ty cho biết họ đã áp dụng một loạt các biện pháp bảo đảm an toàn và việc đóng cửa các nhà máy chế biến sẽ khiến cho "hàng tấn thịt" biến mất khỏi chuỗi cung ứng ở thời điểm hiện tại. Hai ngày sau đó, Tổng thống Trump được cho là đang lên kế hoạch ký một sắc lệnh cho phép các nhà máy chế biến thịt được phép tiếp tục hoạt động thông qua một quy trình đánh giá và phân loại. Ảnh: Tyson Foods

Gia tộc tỷ phú đứng sau Tyson Foods - một trong ba đế chế sản xuất thịt lớn nhất thế giới - Ảnh 5.

Tyson Foods được hình thành từ thời kỳ Đại khủng hoảng. Vào năm 1931, John W. Tyson cùng gia đình chuyển đến Springdale, bang Arkansas và bắt đầu công việc vận chuyển gà đến các địa điểm tiêu thụ thuộc khu vực Trung Tây. Trong những năm 1940, nhu cầu thịt gia cầm tăng cao, Tyson sau đó đã chuyển hướng sang chăn nuôi gà và nghiền thức ăn phục vụ cho các chủ trang trại gà khác trong khu vực. Hai công việc này sau đó được hợp nhất và đó là khởi đầu của Tyson Feed và Hatchery, Inc. Ảnh: Tyson Foods

Gia tộc tỷ phú đứng sau Tyson Foods - một trong ba đế chế sản xuất thịt lớn nhất thế giới - Ảnh 6.

Năm 1952, con trai của John W. Tyson, chính thức gia nhập công ty với vai trò giám đốc điều hành, ngay khi mới tốt nghiệp đại học. 

"Tôi tốt nghiệp vào năm 1952, và kể từ ngày đó cho đến năm 1963, năm công ty chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán, tôi làm việc tại công ty 6 ngày một tuần và ngày thứ 7, tôi làm việc tại trang trại của cha tôi", Don chia sẻ, theo thông tin được đăng tải trên website của công ty. 

Năm 1958, công ty mở nhà máy chế biến thịt đầu tiên tại Arkansas với chi phí 90.000 USD, trong khi chi phí dự trù chỉ khoảng 75.000 USD. 

Gia tộc tỷ phú đứng sau Tyson Foods - một trong ba đế chế sản xuất thịt lớn nhất thế giới - Ảnh 7.

Công ty niêm yết trên sàn chứng khoán với tên gọi Tyson Foods vào năm 1963 và bắt đầu một giai đoạn bận rộn với các thương vụ mua bán và sáp nhập. Năm 1966, Don trở thành chủ tịch của công ty. Một năm sau đó, John W. Tyson và vợ của ông qua đời trong một vụ tai nạn tàu hỏa. Ảnh: Tyson Foods

Gia tộc tỷ phú đứng sau Tyson Foods - một trong ba đế chế sản xuất thịt lớn nhất thế giới - Ảnh 8.

Don Tyson

Tyson Foods tiếp tục đà phát triển qua các thập kỷ 70 và 80. Công ty cũng mở nhiều chi nhánh và mua lại các công ty khác như Mexican Original, một công ty chuyên sản xuất các loại bánh từ bột mì và bột ngô. Từ năm 1984 tới năm 1989, công ty đã gia tăng gấp đôi quy mô của mình. 

Trong những năm 1980, John H. Tyson, con trai của Don Tyson, người ở thời điểm hiện tại là chủ tịch của Tyson Foods, mắc phải chứng nghiện rượu. Nhưng ông đã dừng thói quen xấu này vào năm 1990, ông chia sẻ với Forbes vào năm 2004. 

"Tôi cảm thấy quá mệt mỏi", ông nói. "Cảm ơn chúa đã cho tôi cơ hội để sửa sai". Ảnh: Tyson Foods

Vào những năm cuối của thập niên 90, Don Tyson chính thức nghỉ hưu, và con trai của ông, John H. Tyson đảm nhận chức chủ tịch của công ty, trở thành thế hệ thứ 3 của nhà Tyson dẫn dắt công ty. Ông được giao nhiệm vụ giữ chức CEO vào năm 2000. 

Gia tộc tỷ phú đứng sau Tyson Foods - một trong ba đế chế sản xuất thịt lớn nhất thế giới - Ảnh 9.

John H. Tyson, con trai của Don Tyson (phải)

Cũng trong khoảng thời gian đó, Tyson Foods phải đối mặt với một số rắc rối về pháp lý. Công ty phải trả khoản tiền phạt lên tới 6 triệu USD vào năm 1997 sau khi bị cáo buộc tặng khoảng 12.000 món quà trái pháp luật, trong đó bao gồm những chuyến bay, vé xem bóng bầu dục, cho bộ trưởng bộ Nông nghiệp. Ảnh: Tyson Foods

Theo thông tin từ Tyson Foods, Don vẫn nằm trong hội đồng quản trị và tham gia vào các hoạt động của công ty trong nhiều năm sau đó, trước khi qua đời vào năm 2011 khi tròn 80 tuổi. 

Bài cáo phó trên tờ New York Times miêu tả ông là một doanh nhân không ngại rủi ro, và dũng cảm; người đã mua lại hàng chục công ty đối thủ và biến một công ty chuyên vận chuyển và chế biến thức ăn chăn nuôi sau thời kỳ đại khủng hoảng trở thành một doanh nghiệp toàn cầu với đội ngũ nhân viên hùng hậu, phục vụ hàng triệu khách hàng đến từ 57 quốc gia khác nhau. 

Với tư cách là CEO của công ty từ năm 2000 tới năm 2009, John H. Tyson là người chỉ đạo thương vụ Tyson Foods mua lại IBP, Inc với giá 4,6 tỷ USD, bên cạnh đó, là quá trình xây dựng nên "trung tâm sáng chế" của công ty. Ông thôi giữ vai trò CEO trong năm 2009, tuy nhiên, ông vẫn là chủ tịch hội đồng quản trị của công ty. 

Gia tộc tỷ phú đứng sau Tyson Foods - một trong ba đế chế sản xuất thịt lớn nhất thế giới - Ảnh 10.

Ở thời điểm hiện tại, CEO của công ty không phải là một thành viên thuộc gia đình nhà Tyson mà là Noel White, người đã gắn bó với công ty trong 37 năm. Ảnh: Getty Images

Gia tộc tỷ phú đứng sau Tyson Foods - một trong ba đế chế sản xuất thịt lớn nhất thế giới - Ảnh 11.

Nhưng John H. Tyson, không phải là thành viên nhà Tyson duy nhất đang làm việc trong công ty. Cô của John H. Tyson - bà Barbara Tyson, là thành viên hội đồng quản trị của công ty. Theo Forbes, bà Barbara, được thừa kế khối tài sản có giá trị ước tính vào khoảng 390 triệu USD, sau khi chồng của bà, Randal, qua đời trong một vụ tai nạn vào năm 1986, khi ông mới 34 tuổi. Ảnh: Tyson Foods

Gia tộc tỷ phú đứng sau Tyson Foods - một trong ba đế chế sản xuất thịt lớn nhất thế giới - Ảnh 12.

Tháng 9/2019, người con trai 29 tuổi của John H. Tyson - John R. Tyson - được bổ nhiệm giữ vị trí giám đốc phát triển bền vững của công ty. John R. Tyson, người phụ trách định hướng phát triển bền vững cho tập đoàn, chia sẻ với Wall Street Journal trong tháng 1 vừa qua rằng anh sẽ có thể sẽ gắn bó với công ty trong suốt sự nghiệp của mình. 

Trong khi Tyson Foods đã phát triển thành một trong ba doanh nghiệp chế biến thịt lớn nhất trên thế giới, theo Viện Nông nghiệp và Thương mại Mỹ, công ty này sẽ vẫn mang thiên hướng là một công ty gia đình, hơn là một tập đoàn đại chúng. 

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
8 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
8 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
7 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
7 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
7 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.