Giá trị hàng loạt DN giảm đến 50% sau 9T2022, duy nhất Vietcombank chắc chân ngôi vương, bảo toàn vốn hóa trên 300.000 tỷ

03/10/2022 11:20
Sau 9 tháng đầu năm, tổng vốn hóa của 20 doanh nghiệp lớn nhất thị trường giảm xấp xỉ 20% so với đầu năm, tương ứng giảm 707.000 tỷ xuống còn 2,91 triệu tỷ đồng.

Từ đầu năm tới nay, bộ đôi Vingroup (VIC) và Vinhomes (VHM) là 2 doanh nghiệp có giá trị vốn hoá giảm sâu nhất khi chứng kiến vốn hóa đồng loạt “bốc hơi” đến 40%, tương đương tổng vốn hóa vơi mất gần 300 nghìn tỷ đồng.

Cụ thể, vốn hóa VHM giảm 136,3 nghìn tỷ, tuy nhiên so với thời điểm 21/6 thì đơn vị này đã thăng hạng 1 bậc khi vượt lên top 2 để thế chân VIC. Còn VIC “rớt đài” khi từ top 2 lui xuống top 4, với vốn hóa mất đi 152,6 nghìn tỷ.

Nhìn chung, tính đến cuối tháng 9/2022, chỉ còn 1 đại diện duy nhất bảo toàn được giá trị vốn hoá trên 300 nghìn tỷ và chắc chân ở ngôi vương là Vietcombank.

Giá trị hàng loạt DN giảm đến 50% sau 9T2022, duy nhất Vietcombank chắc chân ngôi vương, bảo toàn vốn hóa trên 300.000 tỷ - Ảnh 1.

Trước diễn biến kém khả quan của TTCK, hầu hết các doanh nghiệp lớn trong top 20 đều để mất 30-40% giá trị vốn hóa tại thời điểm 30/9. Đó là Hòa Phát (-41%), Techcombank (-35%), Vietinbank (-32%), “đại gia” bán lẻ Masan cũng mất 31%. Vietnam Rubber – đứng cuối danh sách có tỉ lệ vốn hóa bị “thổi bay” mạnh nhất là -43%, tương đương 64,2 nghìn tỷ.

Một vài cái tên chiết khấu vốn hóa nhẹ nhàng hơn có thể kể đến Novaland (-6%), ACV (-14%), Vinamik (-16%).

Giá trị hàng loạt DN giảm đến 50% sau 9T2022, duy nhất Vietcombank chắc chân ngôi vương, bảo toàn vốn hóa trên 300.000 tỷ - Ảnh 2.

Trong danh sách, chỉ có 4 đại diện ngược dòng hiếm hoi là PV GAS, Sabeco, Becamex IDC và FPT với vốn hóa ghi nhận tăng lên.

Tăng 14% so với cuối tháng 6, PV GAS ở cuối tháng 9 đạt vốn hóa 210,5 nghìn tỷ, vươn lên đứng top 3. Sabeco “bỏ túi” thêm 23%, Becamex IDC thêm 42% và FPT tăng nhẹ 5%, song chưa đủ sức lọt top 10 vốn hóa.

Ngoài ra, một số công ty lớn ở ngoài top 20 cũng đạt mức vốn hóa cao hơn bao gồm PNJ, REE, Đức Giang.

21 công ty “bốc hơi” trên 20.000 tỷ vốn hóa

Xét theo giá trị %, hàng loạt doanh nghiệp ghi nhận vốn hóa giảm đến 50% chỉ sau 9 tháng 2022. Đáng chú ý, đây hầu hết đều là các tên tuổi hoạt động trong lĩnh vực bất động sản.

Giảm nhiều nhất là Thaiholdings khi mất đến 84%, tương đương 81,2 nghìn tỷ đồng, DIC Corp áp sát với 63% vốn hóa bị bay hơi, tương ứng 30,2 nghìn tỷ. Theo sau lần lượt là TCH, Vinaconex, Gelex, Hoa Sen,…đều mất một nửa và đứng ngoài top 20 vốn hóa.

Riêng nhóm nhà băng, ngoài Vietcombank, tuy vốn hóa đều giảm nhưng nhóm này vẫn trụ lại và góp mặt khá đông đảo ở top 20 với sự xuất hiện của BIDV (top 5 – giảm 9%), VPBank (top 11 – giảm 24%), Techcombank (top 13 – giảm 35%), Vietinbank (top 14 – giảm 32%), MBBank (top 18 – giảm 17%).

Không thuộc danh sách trên, có một số cổ phiếu ngân hàng giảm sâu đáng chú ý là SHB, OCB, MSB với tỉ lệ âm trên 40%.

Tổng quan sau 9 tháng 2022, tổng vốn hóa của 20 doanh nghiệp lớn nhất thị trường giảm xấp xỉ 20% so với đầu năm, tương ứng giảm 707.000 tỷ xuống còn 2,91 triệu tỷ đồng.

Số lượng doanh nghiệp có vốn hoá trên 100 nghìn tỷ đồng giảm từ 16 xuống còn 14 doanh nghiệp với nhân tố mới MBBank góp mặt. ACB, Bình Sơn Refine bị thanh lọc khỏi danh sách trong khi cuối tháng 6 còn xuất hiện. Hai gương mặt này đang cùng Masan Consumer, Vincom Retail bám đuổi cận kề top 20.

Tin mới

Trà sữa được đồn “đẹp nhất Hà Nội” khiến khách đợi gần 2 tiếng nhưng chất lượng liệu có xứng đáng?
2 giờ trước
Liệu Bông Biêng nổi bật với trà sữa hương hoa này có đủ đô để chinh chiến cùng các thương hiệu đồ uống theo đuổi dòng trà đậm vị?
Giá cà phê lại tăng dựng đứng
2 giờ trước
Giá cà phê Robusta trên sàn London đang lên sát mốc 5.000 USD/tấn khi Việt Nam bước vào vụ thu hoạch nhưng nguồn cung vẫn cầm chừng
"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
3 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Vì sao các chuỗi cà phê - trà sữa, thời trang đóng cửa lại khiến thị trường “dậy sóng”?
3 giờ trước
Không chỉ tưng bừng khai trương, nhiều thương hiệu gần đây rời thị trường cũng “ồn ào” không kém
Linh vật Rắn Minh Long: Mở đầu vận trình thịnh vượng
4 giờ trước
Đều đặn mỗi dịp Xuân về, giới mộ điệu lại háo hức chờ đón từng tượng linh vật sứ từ Minh Long, như một phần không thể thiếu trong không khí Tết. Thương hiệu này không chỉ thành công trong việc chế tác dáng hình linh vật độc đáo, mà còn khéo léo truyền tải các lời chúc ý nghĩa đầu năm qua từng câu chuyện ý nghĩa.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.