Giá trị hàng tồn của Hòa Phát, Nam Kim, Hoa Sen… tăng bằng lần từ đầu năm và chiếm gần nửa tổng tài sản: Thấy gì từ động thái tích trữ của doanh nghiệp thép?

11/11/2021 08:46
"Do xuất khẩu nhiều nên phải chuẩn bị nguyên liệu, vì xuất khẩu theo LC nên mình phải đảm bảo nguyên liệu để thực hiện hợp đồng. Nền giá bán cao mình phải chuẩn bị nguyên liệu chắc chắn, trứ trễ cũng rủi ro khi không thực hiện được hợp đồng", phía NKG cho biết thêm.

Là một trong những ngành hưởng lợi từ làn sóng bảo hộ, chiến tranh thương mại năm 2019 đến đại dịch bùng phát từ năm 2020, ngành thép toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng bật tăng mạnh mẽ.

Kết thúc quý 3/2021, lợi nhuận đa số doanh nghiệp trong ngành gồm Hoà Phát (HPG), Hoa Sen (HSG), Nam Kim (NKG), SMC… tiếp tục tăng trưởng vượt bậc so với cùng kỳ, dù đã bắt đầu giảm tốc từ đỉnh cao nửa đầu năm qua.

Nguyên nhân sớm được dự báo, khi giá nguyên vật liệu ngày một bùng nổ trong cơn sóng hàng hoá, biên lợi nhuận nhóm thép theo nhận định sẽ bị thu hẹp đáng kể. Chưa kể, chi phí phát sinh trong bối cảnh cả nước giãn cách nhiều tháng để phòng chống Covid-19 làn sóng thứ 4 cũng gây áp lực đáng kể lên lợi nhuận doanh nghiệp.

Hiện, nguyên liệu như quặng sắt, phế thép, nhiên liệu và vật liệu tiêu hao thường xuyên như than mỡ, coke, điện cực, trục cán, vật liệu chịu lửa… phục vụ cho sản xuất thép hầu hết được nhập khẩu, nên thị trường thép Việt Nam chịu sự chi phối lớn từ thị trường toàn cầu.

Trong khi đó, giá nguyên vật liệu sản xuất thép toàn cầu gần đây tăng bất thường, giá thép thô và thép thành phẩm trên thế giới đều tăng và diễn biến phức tạp, khó lường.

Đơn cử, giá phế liệu sắt mới đây đã lên mức cao nhất trong 13 năm, do các nước xuất khẩu kim loại phế liệu đã thực hiện các biện pháp hạn chế xuất khẩu, bao gồm cả việc áp thuế xuất khẩu. Với nhu cầu cực lớn, giá phế liệu thép nhập khẩu từ Nhật Bản vào Hàn Quốc hiện đạt trung bình gần 70.000 yên (615 USD)/tấn. Giá thép phế liệu tan chảy nặng A (heavy melting scrap A) – tham chiếu cho thị trường phế liệu châu Á, đã tăng lên 605.000 won (510 USD)/tấn trong tuần đầu tiên của tháng 11, tăng 94% so với năm trước… Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2008, giá thép phế liệu vượt mốc 600.000 won. Riêng trong tháng 10, giá thép tái chế đã tăng 14%.

Điều này gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất thép trong nước, dẫn đến những lo ngại cho chỉ số kinh doanh Công ty quý cuối năm cũng như sang năm 2022.

Dù vậy, sớm nắm bắt tình thế, nhiều đơn vị lớn trong ngành đã có hành động ứng phó. Minh chứng là lượng hàng tồn tăng đột biến tính đến cuối quý 3/2021. Chia sẻ với chúng tôi, đại diện một doanh nghiệp lớn cho biết, con số thực tế thậm chí cao hơn nhiều so với mức ghi nhận trên báo cáo.

Giá trị hàng tồn của Hòa Phát, Nam Kim, Hoa Sen… tăng bằng lần từ đầu năm và chiếm gần nửa tổng tài sản: Thấy gì từ động thái tích trữ của doanh nghiệp thép? - Ảnh 1.
Giá trị hàng tồn của Hòa Phát, Nam Kim, Hoa Sen… tăng bằng lần từ đầu năm và chiếm gần nửa tổng tài sản: Thấy gì từ động thái tích trữ của doanh nghiệp thép? - Ảnh 2.

Trong đó, hàng tồn dự trữ giúp doanh nghiệp giảm thiểu được rủi ro thiếu hàng dẫn đến đứt gãy nguồn cung trong bối cảnh đơn hàng tăng mạnh (đặc biệt đơn hàng xuất khẩu). Ngoài ra, với lượng hàng tồn chốt trước giá tốt, doanh nghiệp cũng đảm bảo được hiệu suất sinh lời song song với đà tăng trưởng của doanh số.

Tăng tích trữ hàng tồn nhiều nhất phải kể đến Thép Nam Kim (NKG), tính đến thời điểm 30/9/2021, tổng hàng tồn kho NKG vào mức 7.305 tỷ đồng, tăng cao gấp 3 lần đầu kỳ và chiếm hơn 46% tổng tài sản.

Trong đó, nguyên vật liệu tích trữ của Công ty tăng từ mức 254 tỷ đầu kỳ lên hơn 2.026 tỷ đồng, tức tăng đến 10 lần chỉ su 9 tháng. Thành phẩm cũng tăng 3 lần lên gần 4.000 tỷ đồng.

Được biết, xuất khẩu đang là mũi tàu dẫn dắt tăng trưởng của NKG khi doanh thu xuất khẩu 9 tháng đầu năm lên tới 12.749 tỷ đồng, gấp gần 4 lần cùng kỳ năm trước và gấp đôi doanh thu nội địa.

"Do xuất khẩu nhiều nên phải chuẩn bị nguyên liệu, vì xuất khẩu theo LC nên mình phải đảm bảo nguyên liệu để thực hiện hợp đồng. Nền giá bán cao mình phải chuẩn bị nguyên liệu chắc chắn, trứ trễ cũng rủi ro khi không thực hiện được hợp đồng", đại diện Công ty cho biết thêm.

Hiện, NKG đã chốt đơn hàng đến hết quý 4/2021 và cũng đã lo nguyên liệu tương ứng, đảm bảo cho công suất chạy "full".

Giá trị hàng tồn của Hòa Phát, Nam Kim, Hoa Sen… tăng bằng lần từ đầu năm và chiếm gần nửa tổng tài sản: Thấy gì từ động thái tích trữ của doanh nghiệp thép? - Ảnh 3.

Cũng thúc đẩy mảng xuất khẩu để tìm cơ hội lớn từ các nước châu Âu trong công cuộc tái thiết hậu Covid-19 cũng như tái cấu trúc ngành, giá trị hàng tồn của Hoa Sen Group (HSG) cũng ghi nhận tăng gấp đôi sau 9 tháng, từ mức 5.569 tỷ lên 12.563 tỷ đồng và chiếm hơn 47% tổng tài sản.

Trong đó, nguyên vật liệu của HSG tăng mạnh gấp 4 lần đầu kỳ lên 4.603 tỷ đồng. Song song, thành phẩm cũng tăng gấp 3 lần lên 4.069 tỷ đồng.

Riêng HSG, không chỉ phục vụ sản xuất, Công ty còn lại một trong những "tay chơi" đầu cơ táo bạo trên thị trường thép. Dù có thất bại do sự đảo chiều của thị trường toàn cầu những năm 2017-2018, Chủ tịch HSG là ông Lê Phước Vũ vẫn khẳng định đầu cơ tiếp tục là cuộc chơi tại HSG. Bởi, "cả thế giới cũng đều là đầu cơ", ông Vũ chia sẻ tại kỳ Đại hội mới đây.

Giá trị hàng tồn của Hòa Phát, Nam Kim, Hoa Sen… tăng bằng lần từ đầu năm và chiếm gần nửa tổng tài sản: Thấy gì từ động thái tích trữ của doanh nghiệp thép? - Ảnh 4.

Là "anh cả" trong ngành với lượng bán lớn, Hoà Phát (HPG) cũng có động thái tăng tích trữ hàng tồn. Tính đến cuối tháng 9 năm nay, giá trị hàng tồn của HPG vào mức 46.072 tỷ đồng, tăng 75% so với đầu kỳ và chiếm đến 26% tổng tài sản.

Trong đó, nguyên vật liệu chiếm 21.550 tỷ giá trị hàng tồn, tăng cao gấp 2 lần đầu kỳ. Giá trị thành phẩm cũng tăng gấp đôi lên hơn 11.464 tỷ đồng.

Giá trị hàng tồn của Hòa Phát, Nam Kim, Hoa Sen… tăng bằng lần từ đầu năm và chiếm gần nửa tổng tài sản: Thấy gì từ động thái tích trữ của doanh nghiệp thép? - Ảnh 5.

Hồi sinh trước con sóng ngành, Thép Tiến Lên (TLH) cũng sớm có những động thái ứng phó về giá nguyên vật liệu. Tính đến thời điểm 30/9/2021, giá trị hàng tồn của TLH tăng 36% lên 2.240 tỷ đồng, chiếm hơn 65% tổng tài sản.

Trong đó, nguyên vật liệu chiếm 450 tỷ hàng tồn, tăng gấp 2 lần con số đầu kỳ.

Giá trị hàng tồn của Hòa Phát, Nam Kim, Hoa Sen… tăng bằng lần từ đầu năm và chiếm gần nửa tổng tài sản: Thấy gì từ động thái tích trữ của doanh nghiệp thép? - Ảnh 6.

Tương tự, nhiều đơn vị khác như SMC… cũng tăng tích trữ hàng tồn. Tính đến cuối quý 3/2021, giá trị hàng tồn của SMC đạt 3.469 tỷ, tăng 48% so với đầu kỳ và chiếm hơn 39% tổng tài sản. Trong đó, nguyên vật liệu chiếm 1.890 tỷ đồng, tăng cao gấp 2 lần và thành phẩm vào mức 1.008 tỷ đồng, cùng tăng gấp 2 lần giá trị đầu năm.

Giá trị hàng tồn của Hòa Phát, Nam Kim, Hoa Sen… tăng bằng lần từ đầu năm và chiếm gần nửa tổng tài sản: Thấy gì từ động thái tích trữ của doanh nghiệp thép? - Ảnh 7.

Tin mới

Mẫu xe hatchback thiết kế cực đẹp khuấy đảo thị trường, giá quy đổi ngang Hyundai Grand i10
22 phút trước
Với mức giá khởi điểm cực rẻ, mẫu hatchback hứa hẹn sẽ khuấy đảo thị trường xe điện Thái Lan.
Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
38 phút trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.
Thực hư CX-5 giá 694 triệu cùng loạt xe Mazda khác giảm giá sốc: Đại lý nói dọn kho, hãng đưa ra thông tin khác
2 giờ trước
Bảng giá xe Mazda được các đại lý thông báo đang gây xôn xao trên mạng xã hội bởi mức giá thấp kỷ lục. Đây là những xe sản xuất 2024, được đại lý giảm giá để bán nốt.
Thuế quan Mỹ giáng xuống, Nvidia "né đòn tài tình": Vì sao chỉ riêng Apple lĩnh trọn tất cả?
2 giờ trước
Gần như tất cả các gã khổng lồ công nghệ đều chịu tác động từ thuế quan mới của ông Trump. Trong đó, Nvidia là cái tên may mắn hơn cả và Apple tiếp tục là "gã đen đủi" bất hạnh.
Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
2 giờ trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.

Tin cùng chuyên mục

Cổ phiếu ORS chịu áp lực bán mạnh, thanh khoản tăng đột biến
20/03/2025 15:44
Kết phiên hôm nay (20/3), VN-Index giảm 0,7 điểm xuống 1.323,93 điểm. Thanh khoản giảm so với phiên hôm qua, giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt khoảng 17.843,41 tỷ đồng.
Chân dung tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Top 500 người giàu nhất thế giới
12/03/2025 16:18
Theo cập nhật mới nhất của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup lọt top 500 người giàu nhất thế giới và giữ vững vị trí giàu nhất Việt Nam.
"Pháp sư Trung Quốc" lại gây sốc thế giới với sản phẩm AI mới, lần này cái tên là Manus
12/03/2025 03:40
Sau khi DeepSeek khuấy đảo cộng đồng công nghệ thế giới, Trung Quốc tiếp tục khiến dư luận quốc tế ngỡ ngàng với sự xuất hiện của Manus, một trí tuệ nhân tạo (AI) do startup Monica phát triển.
Sự sụp đổ của 1 startup xe điện Mỹ: Từng trị giá 30 tỷ USD, 'cháy' tiền mặt nên phải bán toàn bộ tài sản, founder tù tội
21/02/2025 03:06
Startup này bắt đầu rơi vào khủng hoảng sau khi người sáng lập Trevor Milton bị cáo buộc lừa dối các nhà đầu tư về hoạt động kinh doanh.