Giá trị thực tế của Vinalines là bao nhiêu?

05/01/2018 17:58
Bộ GTVT vừa có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về phương án cổ phần hóa công ty mẹ - Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).

Tại tờ trình gửi Thủ tướng, Bộ GTVT khẳng định thời điểm 31-12-2016, giá trị thực tế của Vinalines là trên 18.000 tỉ đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp gần 12.000 tỉ đồng.

Vốn điều lệ của Vinalines gần 14.000 tỉ đồng, tương ứng hơn 1,3 tỉ cổ phần, mệnh giá một cổ phần là 10.000 đồng. Trong đó, Vinalines muốn bán 30% vốn điều lệ cho nhà đầu tư chiến lược.

 Vinalines từng thua lỗ nặng. Ảnh: Internet

Vinalines từng thua lỗ nặng. Ảnh: Internet

Bộ GTVT khẳng định tại thời điểm trình phương án cổ phần hóa, chưa có nhà đầu tư nào đăng ký tham gia làm nhà đầu tư chiến lược. Nên việc lựa chọn và bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật sau khi phương án cổ phần hóa đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Tuy nhiên Bộ GTVT xác định, tiêu chí nhà đầu tư chiến lược phải là nhà đầu tư trong và nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, kinh doanh khai thác cảng biển, kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa hoặc các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh dịch vụ logistics , quản lý và khai thác cảng biển ; hai năm trước liền kề thời điểm đăng ký tham gia cổ đông chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh phải có lãi và không có lỗ lũy kế tại thời điểm gần nhất.

Đối với nhà đầu tư là các doanh nghiệp ngoài ngành hoặc tổ chức tài chính phải đảm bảo có quy mô vốn chủ sở hữu trên 1.000 tỉ đồng; 2 năm trước liền kề thời điểm đăng ký tham gia cổ đông chiến lược, hoạt động sản xuất kinh doanh phải có lãi và không có lỗ lũy kế tại thời điểm gần nhất.

Bộ GTVT đề nghị chi phí cổ phần hóa là trên 11 tỉ đồng. Dự toán này có thể thay đổi phụ thuộc vào kết quả bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược, kết quả bán đấu giá cổ phần và chưa bao gồm thuế các loại.

Cổ phần phát hành lần đầu ra công chúng trong nước bán thông qua phương thức bán đấu giá, được tổ chức tại Sở Giao dịch chứng khoán TP Hà Nội.

Ngoài ra, Bộ GTVT cũng chỉ ra một số khó khăn trong việc cổ phần hóa của Vinalines. Cụ thể, khi chuyển sang công ty cổ phần, đơn vị này phải trích lập ngay khoản dự phòng đầu tư tài chính với số tiền là 2.759 tỉ đồng vào chi phí kinh doanh trong năm tài chính đầu tiên dẫn đến kết quả kinh doanh của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam sẽ lỗ lớn. Khoản lỗ này sẽ làm giảm phần vốn nhà nước tại công ty mẹ - tổng công ty.

Lý giải về khoản tiền trên, lãnh đạo Bộ GTVT khẳng định việc phải trích lập dự phòng là do khi lập báo cáo tài chính tại thời điểm 31-12-2016, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam đã thực hiện hoàn nhập các khoản dự phòng đầu tư tài chính đã trích lập đầy đủ qua các năm (số tiền là 2.710 tỉ đồng).

Trong khi đó, giá trị các khoản đầu tư tài chính đã được xác định lại theo nguyên tắc thị trường, tăng thêm 573 tỉ đồng khi xác định giá trị doanh nghiệp (do bù trừ giá trị các khoản đầu tư tài chính tăng với các khoản đầu tư tài chính giảm). Nếu thực hiện theo Nghị định số 59/2011 của Chính phủ, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam sẽ không phải trích lập dự phòng đối với các khoản đầu tư tài chính này.

Bên cạnh đó, Bộ GTVT cũng lo ngại việc hạch toán không điều chỉnh lại giá trị tài sản theo kết quả xác định giá trị doanh nghiệp (đã được đánh giá lại sát với giá trị thị trường) mà giữ nguyên giá trị tài sản theo sổ sách kế toán dẫn đến chi phí khấu hao và chi phí kinh doanh tăng cao.

Khi xác định giá trị doanh nghiệp, giá trị tài sản của công ty mẹ - tổng công ty (chủ yếu là tàu biển ) giảm khoảng 862 tỉ đồng so với giá trị sổ sách. Chi phí khấu hao tăng cao dẫn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh thấp, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam khó có thể cạnh tranh được với các hãng tàu khác tại Việt Nam và quốc tế.

Hiện Văn phòng Chính phủ đã gửi văn bản đến các bộ, ngành để lấy ý kiến với những kiến nghị của Bộ GTVT.

Tin mới

Ở Việt Nam có mẫu xe to ngang CX-5 nhưng ăn xăng 1L/100km, mạnh hơn cả Land Cruiser Prado: Giá thế nào?
20 giờ trước
Với một bình nhiên liệu đầy, mẫu xe này có thể đi được trên 1.300km.
Mercedes-Benz S 450 rao bán 1,8 tỷ đồng: Người bán nói 'tội gì mua C 300', đẳng cấp S-Class 'vẫn khác lắm'
21 giờ trước
Chiếc Mercedes-Benz S 450 Luxury có mức giá chỉ ngang ngửa C-Class đời mới, nhưng lại sở hữu nhiều tiện nghi và thiết kế sang trọng vượt bậc.
Loài cây mọc dại, cực dễ sống, giờ thành “vàng trong đất”: Vừa giữ rừng, vừa kiếm hàng trăm triệu
21 giờ trước
Từng bị coi là cây dại, chỉ dùng để lấy củi, nay cát sâm được săn đón nhờ giá trị kinh tế cao và khả năng giữ đất, giữ rừng. Nhiều nơi ví loài cây này như “mỏ vàng” dưới lòng đất.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ tung ưu đãi khủng cho loạt xe máy điện: Giảm tới 5 triệu đồng, chiếc rẻ nhất chỉ còn 14,9 triệu đồng
21 giờ trước
Chính sách này chính thức áp dụng từ ngày 15/4.
Người phụ nữ ở Hà Nội mang 300 chỉ đi bán vào ngày giá vàng vượt 115 triệu, nghe số lãi mà choáng
21 giờ trước
Bà Kim Anh cho biết, nếu không phải thiếu tiền xây nhà mới, bà sẽ không bán số vàng này.

Tin cùng chuyên mục

Bất ngờ với thủ đoạn của đường dây sản xuất thuốc giả "khủng", thu lời hàng trăm tỉ đồng
22 giờ trước
Vụ án đang gây rúng động dư luận khi hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh có số lượng rất lớn
Mẫu iPhone gập của Apple sẽ có giá cao hơn Galaxy Z Fold của Samsung
1 ngày trước
iPhone "Fold" dự kiến sẽ ra mắt vào năm 2026.
Điện máy Xanh mang máy lọc nước về tận nơi để người dân dùng thử
1 ngày trước
Phối hợp với UBND xã, Điện máy Xanh đang tổ chức mang máy lọc nước từ 4 thương hiệu Việt về các thôn làng để người dân trải nghiệm, thấy được lợi ích của việc sử dụng thiết bị lọc nước.
Mitsubishi lần đầu vượt Ford, lên top 3 doanh số VAMA năm nay: Xpander vượt hẳn nhóm còn lại, Triton lập kỷ lục
1 ngày trước
Góp công lớn cho việc Mitsubishi soán ngôi doanh số của Ford tháng 3 là Xpander. Triton cũng gây chú ý với doanh số gấp khoảng 2,5 lần tháng trước.